Bản sắc dân tộc hòa quyện và vươn tầm thế giới

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn

Năm 2025 kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2025) và 100 năm trường Mỹ thuật Đông Dương (1924 - 2024). Nhìn lại hai sự kiện lịch sử này không chỉ để khẳng định sức mạnh dẫn đường của Đảng và tài hoa sáng tạo của các thế hệ nghệ sĩ Việt Nam, mà còn gợi mở con đường xây dựng văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên mới - nơi bản sắc dân tộc hòa quyện sức sống hiện đại, vươn tầm thế giới.

Văn hóa - nền tảng tinh thần và động lực phát triển

Gần một thế kỷ Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn dắt dân tộc vượt qua muôn vàn thử thách, đưa đất nước từng bước đi lên từ áp bức, nghèo đói, đến ánh sáng của độc lập, tự do và hạnh phúc. Vượt lên trên những thành tựu chính trị, kinh tế hay quân sự, dấu ấn lớn nhất của Đảng chính là vai trò dẫn dắt của văn hóa - hồn cốt của dân tộc. Ngay từ khi ra đời, Đảng đã xác định văn hóa không chỉ là mặt trận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng, mà còn là nền tảng tinh thần, là sợi dây liên kết chặt chẽ mọi tầng lớp nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quan điểm chỉ đạo của Đảng với văn hóa được thể hiện rõ ràng và nhất quán qua các thời kỳ. Từ Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943 - bản tuyên ngôn khẳng định văn hóa phải phục vụ kháng chiến, kiến quốc, gắn liền với dân tộc, khoa học và đại chúng, cho đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 - nơi khẳng định vai trò của văn hóa trong chiến lược phát triển bền vững, Đảng ta luôn nhất quán với tư duy “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển”.

Dấu ấn lớn nhất của Đảng trong 95 năm qua là khẳng định vai trò dẫn dắt của văn hóa - hồn cốt của dân tộc. Ảnh: dangcongsan.vn

Dấu ấn lớn nhất của Đảng trong 95 năm qua là khẳng định vai trò dẫn dắt của văn hóa - hồn cốt của dân tộc. Ảnh: dangcongsan.vn

Nhờ định hướng đúng đắn của Đảng, văn hóa Việt Nam đã không ngừng phát triển, vừa giữ được những giá trị truyền thống lâu đời, vừa không ngại đổi mới để thích nghi với thời đại. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận, trở thành niềm tự hào của không chỉ người Việt Nam mà còn của toàn nhân loại. Nhã nhạc cung đình Huế vang vọng quá khứ vàng son của triều đại; không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên như một bản trường ca bất tận về núi rừng; hát xoan Phú Thọ chắt lọc những tinh hoa dân gian truyền thống...

Nghệ thuật biểu diễn cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Tuồng, chèo, cải lương không chỉ được bảo tồn mà còn được sáng tạo để phù hợp hơn với hơi thở đương đại. Điện ảnh Việt Nam ngày càng tự tin hiện diện trên trường quốc tế với những bộ phim mang đậm dấu ấn văn hóa nhưng lại chứa đựng câu chuyện toàn cầu. Mỹ thuật, âm nhạc, văn học nghệ thuật hiện đại của Việt Nam đã và đang tạo nên những tên tuổi mới, những phong cách độc đáo mà vẫn đậm tinh thần Việt Nam.

Quan trọng hơn, văn hóa không chỉ dừng lại ở vai trò tinh thần mà đã trở thành động lực kinh tế quan trọng. Các ngành công nghiệp văn hóa, từ du lịch văn hóa, điện ảnh, đến nghệ thuật biểu diễn, đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho kinh tế Việt Nam. Mỗi sản phẩm văn hóa, từ một tác phẩm nghệ thuật đến một món ăn truyền thống, không chỉ mang giá trị vật chất mà còn kể câu chuyện hấp dẫn về bản sắc, lịch sử và con người Việt Nam với thế giới.

Trong kỷ nguyên mới - thời đại của hội nhập và toàn cầu hóa, văn hóa không chỉ là nền tảng giữ gìn bản sắc mà còn là sức mạnh để dân tộc Việt Nam vững bước trên hành trình chinh phục những đỉnh cao mới, khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới.

Tiếp thu tinh hoa thế giới, tạo dựng bản sắc dân tộc mới

Được thành lập năm 1925 dưới sự bảo trợ của chính quyền thuộc địa, Trường Mỹ thuật Đông Dương (nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) ban đầu là một biểu tượng của nghệ thuật phương Tây du nhập vào Việt Nam. Dưới sự giảng dạy của các ông thầy Pháp như Victor Tardieu, Joseph Inguimberty, ngôi trường đã mang đến tư duy mới về kỹ thuật, bố cục và chất liệu; đồng thời tạo ra một nền tảng học thuật chuyên nghiệp đầu tiên cho mỹ thuật Việt Nam. Tuy nhiên, điều đáng trân trọng là dưới sự hướng dẫn của những người thầy ngoại quốc, các thế hệ học trò Việt Nam không chỉ tiếp thu mà còn sáng tạo, chuyển hóa để làm nên một nền nghệ thuật mang tinh thần riêng biệt, kết tinh vẻ đẹp của truyền thống dân tộc với hơi thở hiện đại.

Tác phẩm "Gia đình trong vườn" của Lê Phổ. Ảnh: Sotheby's

Tác phẩm "Gia đình trong vườn" của Lê Phổ. Ảnh: Sotheby's

Những tên tuổi lớn như Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái… đã chứng minh rằng, nghệ thuật Việt không chỉ là một sự sao chép từ phương Tây mà là một tiếng nói độc lập, mạnh mẽ, và sâu sắc. Nguyễn Phan Chánh là người đặt nền móng cho tranh lụa hiện đại của Việt Nam, với những tác phẩm kết hợp nhuần nhuyễn giữa lối tượng hình phương Tây và lối tư duy phương Đông. Lê Phổ với tranh sơn dầu và màu sắc phương Đông đã trở thành cầu nối giữa mỹ thuật Việt và thế giới, khi tác phẩm của ông được đánh giá cao tại các sàn đấu giá quốc tế. Nguyễn Gia Trí lại khai thác những đề tài về con người, phong cảnh Việt Nam qua sơn mài - một chất liệu mang đậm tính bản địa, để tạo nên phong cách vừa hiện đại, vừa truyền thống.

Tác phẩm "Thiếu nữ bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân. Ảnh: Arttimes

Tác phẩm "Thiếu nữ bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân. Ảnh: Arttimes

Trường Mỹ thuật Đông Dương không chỉ đào tạo nên những thế hệ họa sĩ tài năng, mà còn đặt nền móng cho sự phát triển mỹ thuật Việt Nam theo hướng vừa giữ gìn bản sắc, vừa không ngừng sáng tạo. Những tác phẩm từ thế hệ này không chỉ là nghệ thuật, mà còn là câu chuyện về lịch sử, văn hóa, và con người Việt Nam qua những giai đoạn chuyển mình đầy biến động.

Tác phẩm "Phụ nữ đội nón bên sông" của Mai Trung Thứ. Ảnh: Sotheby's

Tác phẩm "Phụ nữ đội nón bên sông" của Mai Trung Thứ. Ảnh: Sotheby's

Quan trọng là từ câu chuyện của Trường Mỹ thuật Đông Dương cho thấy, trong quá trình hội nhập quốc tế, bản sắc văn hóa dân tộc chính là yếu tố tạo nên sự khác biệt. Một nền nghệ thuật chỉ thực sự có giá trị khi nó không hòa tan trong dòng chảy toàn cầu mà biết cách khẳng định cái tôi độc đáo. Mỹ thuật Việt Nam, với sự hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại, đã minh chứng rõ ràng điều này. Đó là bài học quý giá không chỉ với mỹ thuật, mà cho mọi lĩnh vực văn hóa nghệ thuật Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

***

Kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mở ra những cơ hội chưa từng có, đồng thời đặt ra không ít thách thức cho sự phát triển văn hóa. Hội nhập quốc tế đòi hỏi chúng ta phải giữ vững bản sắc, trong khi sự chuyển mình của xã hội hiện đại yêu cầu đổi mới để thích nghi. Nhưng từ những bài học lịch sử và thành tựu hiện tại, chúng ta có thể vững tin rằng, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, cùng ý chí đoàn kết của toàn dân tộc, văn hóa sẽ tiếp tục là ngọn hải đăng soi sáng con đường phát triển bền vững, tạo nên một bản sắc độc đáo trong kỷ nguyên toàn cầu.

Văn hóa không chỉ là di sản của quá khứ mà là nguồn lực sống động cho tương lai, là sức mạnh để dân tộc Việt Nam vươn ra thế giới, khẳng định giá trị riêng, và tiếp tục viết nên những chương mới rạng rỡ trong lịch sử.

Quốc hội và Cử tri

Một trụ sở công bỏ hoang nhiều năm tại Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Chính sách và cuộc sống

Không để lãng phí các trụ sở dôi dư

Chúng ta đang thực hiện một cuộc cách mạng về bộ máy “lớn chưa từng có” với tinh thần “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng” để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Điều này được Nhân dân, cử tri rất đồng tình, ủng hộ. Bên cạnh đó, cử tri và Nhân dân cũng mong muốn, ngoài giải quyết thấu tình, đạt lý cơ chế chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, cần có giải pháp để không để lãng phí các trụ sở dôi dư.

Cần có mức giảm trừ hợp lý
Chính sách và cuộc sống

Cần có mức giảm trừ hợp lý

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2020 - 2024 tổng thu từ thuế thu nhập cá nhân tăng 72%, từ 115.000 tỷ đồng lên 19.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người trong cùng kỳ tăng 30,2%, từ 3.548 USD/năm lên 4.622 USD/năm. Lạm phát trung bình hàng năm dao động từ 0,81 - 4,16%, trong đó mức cao nhất vào năm 2023 là 4,16% và thấp nhất vào năm 2021 ở mức 0,81%.

 Để người có năng lực tiếp tục cống hiến
Quốc hội và Cử tri

Để người có năng lực tiếp tục cống hiến

Ngày 18.4, tiếp tục chương trình hoạt động chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại Phường 4, TP. Đà Lạt.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Tháo gỡ vướng mắc, tạo sự thông thoáng, năng động cho doanh nghiệp

Cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại Phiên họp thứ 44, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các quy định sẽ giải quyết, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc hiện nay; bao quát những vấn đề mới, bảo đảm yêu cầu phát triển kinh tế tư nhân trong mối quan hệ với đầu tư vốn của nhà nước và các yêu cầu trong tình hình mới.

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

ĐBQH thành phố Hà Nội giải đáp nhiều vấn đề cử tri quan tâm

Sáng 11.4, các ĐBQH thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 9 đã tiếp xúc cử tri các huyện Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Mỹ Đức Tiếp trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở HĐND - UBND huyện Phú Xuyên, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu tại huyện Thường Tín, Ứng Hòa và Mỹ Đức.

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Nội: Cử tri ủng hộ chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương

Tại hội nghị tiếp xúc của ĐBQH thành phố Hà Nội diễn ra mới đây, cử tri thị xã Sơn Tây và các huyện Phúc Thọ, Ba Vì, Đan Phượng bày tỏ đồng tình, ủng hộ rất cao chủ trương sáp nhập, tinh gọn bộ máy của Trung ương. Đồng thời, mong muốn được tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp để quá trình sáp nhập diễn ra được thuận lợi, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn từng vùng, địa phương.  

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

Chiều 17.4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai trước Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ đầu cầu chính tại trụ sở HĐND - UBND quận Hoàng Mai kết nối với huyện Gia Lâm.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Tăng trưởng trên 8% và đường dây 500kV mạch 3

Tại Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3.2025 và Hội nghị trực tuyến với các địa phương, Chính phủ kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên trong năm nay dù nhận định tình hình thế giới có thể tiếp tục biến động lớn, chiến tranh thương mại lan rộng; ở trong nước thì khó khăn và thách thức nhiều hơn thuận lợi. Điều này gợi liên tưởng tới dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính sách và cuộc sống

Đích đến là phục vụ Nhân dân tốt hơn

Cần lưu ý khắc phục cả 2 khuynh hướng: một là, sáp nhập các xã, phường quá rộng như một "cấp huyện thu nhỏ" dẫn đến không quán xuyến được địa bàn, không chủ động phục vụ được Nhân dân, dẫn đến biến chủ trương không tổ chức cấp huyện thành không tổ chức cấp xã. Hai là, sáp nhập các xã, phường quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về không gian, dư địa phát triển, đầu mối nhiều hơn dẫn đến cồng kềnh, kém hiệu quả.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Doanh nghiệp phải tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số

Các doanh nghiệp nhà nước phải phát triển, tăng trưởng, ngày càng lớn mạnh, trưởng thành, trên cơ sở thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng năng suất lao động; vừa phát triển cho chính mình, vừa góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.