Ban hành quy định về Khung năng lực số cho người học

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 02/2025/TT-BGDĐT quy định Khung năng lực số cho người học, có hiệu lực thi hành từ ngày 11.3.

Thông tư áp dụng đối với các cơ sở giáo dục, các chương trình giáo dục, đào tạo và người học trong hệ thống giáo dục quốc dân; các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Khung năng lực số được sử dụng làm cơ sở để xây dựng chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng và phát triển chương trình giáo dục; xây dựng tài liệu học tập, tài liệu hướng dẫn để phát triển năng lực số cho người học. Đồng thời, làm cơ sở để đánh giá yêu cầu, kết quả đạt được về năng lực số của người học trong các chương trình giáo dục; xây dựng tiêu chí trong kiểm tra, đánh giá, công nhận năng lực số của người học; bảo đảm tính thống nhất về yêu cầu năng lực số của người học; làm cơ sở để đối sánh hoặc tham chiếu giữa các chương trình giáo dục, khung năng lực số.

Theo Thông tư, Khung năng lực số cho người học bao gồm 6 miền năng lực với 24 năng lực thành phần, được chia thành 4 trình độ từ cơ bản đến chuyên sâu theo 8 bậc.

Cụ thể, miền năng lực Khai thác dữ liệu và thông tin tập trung vào khả năng tìm kiếm, lọc, đánh giá và quản lý dữ liệu, cũng như nội dung số; bao gồm các kỹ năng xác định nguồn thông tin đáng tin cậy, tổ chức dữ liệu một cách hiệu quả và sử dụng chúng để hỗ trợ ra quyết định hoặc giải quyết vấn đề trong môi trường số.

Miền năng lực Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số nhấn mạnh khả năng sử dụng công nghệ số để tương tác, chia sẻ thông tin, làm việc nhóm và tham gia các cộng đồng trực tuyến; bao gồm các kỹ năng như giao tiếp hiệu quả qua các kênh số, tôn trọng đa dạng văn hóa, quản lý danh tính số và thúc đẩy hợp tác trong môi trường kỹ thuật số.

Miền năng lực Sáng tạo nội dung số tập trung vào khả năng tạo, chỉnh sửa và chia sẻ nội dung số; bao gồm các kỹ năng như phát triển nội dung mới, áp dụng bản quyền và giấy phép, lập trình cơ bản và tích hợp kiến thức từ nhiều nguồn để tạo ra sản phẩm số phù hợp và sáng tạo.

Miền năng lực An toàn tập trung vào việc bảo vệ dữ liệu, thiết bị, sức khỏe và môi trường số; bao gồm các kỹ năng như bảo mật thông tin cá nhân, quản lý rủi ro mạng, sử dụng công nghệ số an toàn, bảo đảm sức khỏe tâm lý và thể chất khi tương tác trong môi trường số, thúc đẩy trách nhiệm bảo vệ môi trường kỹ thuật số.

Miền năng lực Giải quyết vấn đề tập trung vào khả năng tư duy phản biện và sáng tạo để xác định, phân tích, giải quyết các vấn đề trong môi trường số; bao gồm các kỹ năng như khắc phục sự cố kỹ thuật, học hỏi công nghệ mới, điều chỉnh nhu cầu số để đạt mục tiêu và sử dụng công nghệ để đổi mới hoặc giải quyết các thách thức thực tiễn.

Miền năng lực Ứng dụng trí tuệ nhân tạo tập trung vào việc hiểu, sử dụng và đánh giá các công cụ, hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) một cách có đạo đức và trách nhiệm; gồm các kỹ năng như nhận biết cách AI hoạt động, áp dụng AI vào các nhiệm vụ thực tiễn, đánh giá tác động đạo đức và xã hội của AI và bảo đảm việc sử dụng AI một cách minh bạch, công bằng, có trách nhiệm.

Giáo dục

Năm 2025, nhiều trường đại học sư phạm lớn bỏ xét tuyển học bạ
Giáo dục

Năm 2025, nhiều trường đại học sư phạm lớn bỏ xét tuyển học bạ

Trước đó, năm 2024, điểm chuẩn các ngành khối sư phạm theo phương thức xét điểm học bạ THPT khá cao. Tại Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, điểm chuẩn các ngành khối sư phạm theo phương thức này cao nhất lên đến 29.81 điểm; còn tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cao nhất lên tới 29.71 điểm.

Hà Nội: Vẫn còn nhiều phụ huynh, học sinh chưa chấp hành quy định khi tham gia giao thông
Giáo dục

Hà Nội: Vẫn còn nhiều phụ huynh, học sinh chưa chấp hành quy định khi tham gia giao thông

Cho tới nay Nghị định 168 Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã đi vào đời sống được hơn 1 tháng và hình thành được thói quen, nề nếp tham gia giao thông văn minh, an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hình ảnh phụ huynh bất chấp nguy hiểm của con cái, đèo kẹp ba, không đội mũ bảo hiểm; học sinh đầu trần đèo nhau trên xe máy trên 50cc.

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm
Giáo dục

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7.2.2025 gửi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.

Thực hiện Nghị quyết 57: Cơ hội lớn cho ngành giáo dục phát triển đột phá
Giáo dục

Thực hiện Nghị quyết 57: Cơ hội lớn cho ngành giáo dục phát triển đột phá

Quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, dù có nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành giáo dục đang đứng trước cơ hội lớn để phát triển đột phá, chuyển biến mạnh mẽ trong toàn ngành.

Giáo viên trường công có được mở, quản lý trung tâm dạy thêm hay không?
Giáo dục

Giáo viên trường công có được mở, quản lý trung tâm dạy thêm hay không?

Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 14.2, tuy nhiên vẫn còn nhiều giáo viên đang hiểu lầm rằng sau nhiệm vụ giảng dạy tại trường học, họ có thể mở trung tâm để dạy thêm. Tuy nhiên theo Thông tư 29, điều này là vi phạm quy định.