Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn vừa ký Quyết định số 1392/QĐ-KTNN ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước (KTNN).

Theo đó, về nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng, Quy chế quy định, việc tiếp nhận thông tin phải được thực hiện qua số điện thoại đường dây nóng của KTNN. Nội dung cuộc gọi, tin nhắn qua số điện thoại đường dây nóng phải được ghi âm, lưu trữ (thời gian lưu trữ nội dung ghi âm là 12 tháng kể từ ngày phát sinh nội dung phản ánh) và quản lý theo chế độ, quy định về lưu trữ thông tin của pháp luật và của KTNN.

Ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước -0
KTNN sẽ tiếp nhận các thông tin phản ánh thông qua đường dây nóng. Ảnh minh họa

Việc tiếp nhận và xử lý thông tin phải bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, chính xác, đúng trình tự, thủ tục, thời gian, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Quy chế này; được thực hiện theo chế độ “Khẩn” và ưu tiên; đối với trường hợp có chứa bí mật nhà nước, việc tiếp nhận và xử lý thông tin thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Đồng thời, bảo đảm giữ bí mật về danh tính, số điện thoại, địa chỉ, nội dung phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin qua đường dây nóng; nếu người cung cấp thông tin có yêu cầu được biết kết quả xử lý thông tin do mình cung cấp thì tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý, giải quyết phải thông báo cho người đó biết.

Đối với vấn đề tiếp nhận thông tin, Quy chế quy định, Thanh tra KTNN có trách nhiệm phân công công chức tiếp nhận thông tin vào giờ hành chính của các ngày làm việc trong tuần, mở sổ theo dõi; xử lý thông tin theo chế độ “Khẩn” và ưu tiên.

Đối với những cuộc gọi, tin nhắn phát sinh ngoài giờ hành chính hoặc vào ngày nghỉ, lễ, Tết thì điện thoại đường dây nóng sẽ ghi âm tự động cuộc gọi, công chức tiếp nhận thông tin liên hệ với người báo tin vào giờ hành chính của ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ, lễ, Tết để tiếp nhận thông tin phản ánh.

Đối với thông tin không thuộc thẩm quyền giải quyết của KTNN, công chức tiếp nhận thông tin tư vấn, hướng dẫn người cung cấp thông tin liên hệ với cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Về xử lý thông tin, Quy chế quy định, công chức tiếp nhận thông tin có trách nhiệm báo cáo cho Chánh Thanh tra KTNN ngay sau khi tiếp nhận được thông tin để xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Trong thời hạn 1 giờ kể từ khi nhận được thông tin báo cáo của công chức tiếp nhận thông tin, Chánh Thanh tra KTNN trực tiếp báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước và đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý thông qua “Phiếu đề xuất xử lý thông tin qua đường dây nóng”.

Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chánh Thanh tra KTNN chuyển thông tin cho đơn vị, tổ chức, cá nhân được Tổng Kiểm toán Nhà nước giao xử lý thông tin.

Hồ sơ gồm: Phiếu đề xuất xử lý thông tin qua đường dây nóng có ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước, file ghi âm thông tin, nội dung tin nhắn do tổ chức, cá nhân cung cấp qua đường dây nóng của KTNN. Hình thức chuyển tin: theo quy định của Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của KTNN.

Thủ trưởng đơn vị trực thuộc KTNN có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của công chức, viên chức, người lao động đơn vị thuộc phạm vi quản lý do Tổng Kiểm toán Nhà nước yêu cầu.

Thời hạn xem xét, giải quyết thông tin không quá 8 giờ làm việc trong ngày, đối với nội dung vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều đơn vị trong ngành, thời hạn xem xét, giải quyết không quá 24 giờ làm việc trong 3 ngày liên tục kể từ khi nhận được yêu cầu, ý kiến chỉ đạo của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Tổ chức, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ xử lý thông tin có trách nhiệm báo cáo kết quả cho Tổng Kiểm toán Nhà nước (qua Thanh tra KTNN) ngay sau khi thông tin được xử lý, giải quyết.

Xã hội

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3
Đời sống

Agribank chi nhánh tỉnh Tiền Giang ủng hộ hơn 520 triệu đồng khắc phục thiệt hại bão số 3

Bão Yagi (bão số 3) đã gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân và nhà nước. Với tinh thần “tương thân, tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, tập thể cán bộ, đoàn viên Đoàn Thanh niên và người lao động Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh tỉnh Tiền Giang đã tích cực ủng hộ, hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão, lũ.

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024
Đời sống

Phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Ngày 18.9, tại thành phố Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Daikin Việt Nam đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.