Bàn giải pháp nâng tầm du lịch giúp đồng bào Xơ Đăng thoát nghèo ở Kon Tum

Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Đức Tuy cùng đoàn công tác vừa trực tiếp khảo sát các điểm du lịch trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông và làm việc với địa phương về các giải pháp nâng tầm du lịch, giúp người dân thoát nghèo.

Xây dựng các tour du lịch xuyên rừng ngắm hoa, dược liệu

Đoàn công tác đã trực tiếp đi bộ xuyên rừng dài khoảng 4km nối từ thác Tea Prông (thôn Tân Ba, xã Tê Xăng) đến khu vườn dâu của Hợp tác xã dược liệu và du lịch Forest stay (thôn Đăk Chum 1, xã Tu Mơ Rông). Đây là sản phẩm du lịch khám phá tuyến đi bộ xuyên rừng, xuyên thác mà UBND huyện Tu Mơ Rông đang khảo sát để đưa vào phục vụ khách trong thời gian tới.

br1.jpg
Đoàn khảo sát đi thực tế tại huyện Tu Mơ Rông

Trực tiếp thuyết minh dự án với đoàn công tác, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông Võ Trung Mạnh cho biết, tham gia hoạt động du lịch này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thác nước tuyệt đẹp, những cánh rừng cổ thụ ngút ngàn; những vườn dâu đỏ rực, vườn sâm Ngọc Linh rộng lớn và được nghỉ ngơi trên những căn nhà rẫy xinh xắn. Hoạt động này cũng sẽ mang lại cho du khách cảm giác thư giãn, có những giây phút trải nghiệm đáng nhớ bên người thân khi cùng nhau khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành của núi rừng và tự tay chọn lựa những loại dược liệu, hoa quả quý để chăm sóc sức khỏe.

Đoàn công tác cũng đã thăm, lắng nghe câu chuyện người dân làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng) tất bật đón khách du lịch sau 1 tháng được tỉnh công nhận là làng du lịch cộng đồng.

"Tôi rất vui khi thấy đồng bào Xơ Đăng nơi đây có cuộc sống ổn định hơn trước. Huyện Tu Mơ Rông cần có nhiều hoạt động đầu tư vào làng để giúp người dân có thêm điều kiện đón khách, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo", Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Đức Tuy nhấn mạnh.

br3-ct.jpg
Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Đức Tuy (bên phải) khảo sát điểm du lịch xuyên rừng, xuyên thác tại thôn Đăk Chum 1, xã Tu Mơ Rông

Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông Võ Trung Mạnh thông tin thêm, hiện nay, để giúp ngôi làng có thêm nhiều sản phẩm thu hút khách, ngoài việc trồng hoa hồng Bulgaria, huyện đang tổ chức trồng hơn 1.500 cây hoa anh đào tại làng, kỳ vọng biến nơi đây thành làng du lịch có nhiều hoa anh đào và hoa hồng Bulgaria lớn nhất Tây Nguyên. Cứ đến mùa hoa, Tu Thó sẽ bao phủ trong những gam màu hồng và mùi thơm ngào ngạt của hoa hồng, hoa anh đào. Còn người dân sẽ có thêm nguồn thu bán hoa hồng để làm nước hoa, mỹ phẩm và phục vụ du lịch.

Dịp này, đoàn công tác của Tỉnh ủy Kon Tum đã trực tiếp trồng những cây hoa anh đào cổ thụ trong dự án trồng 1.500 cây hoa anh đào tại làng, nhằm “tiếp sức” cho làng du lịch cộng đồng Tu Thó xây dựng cảnh quan phát triển du lịch.

Liên kết vùng để phát triển du lịch

Huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) xác định du lịch là một trong các hướng phát triển để giúp đồng bào Xơ Đăng thoát nghèo. Những năm qua, địa phương đã triển khai nhiều hoạt động để phát triển du lịch như đầu tư hạ tầng du lịch; đào tạo nhân lực chất lượng cao; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với thế mạnh của địa phương; hợp tác với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam để quảng bá tiềm năng du lịch.

br5-s.jpg
Huyện Tu Mơ Rông có nhiều tiềm năng về du lịch

Cụ thể, đã hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ, được du khách yêu mến như du lịch dã ngoại, du lịch tham quan thác, ngắm vườn sâm Ngọc Linh lớn nhất thế giới. Trên địa bàn huyện, đã hình thành các điểm du lịch, tham quan hút khách nằm ở các xã Đăk Na, Tê Xăng, Măng Ry, Tu Mơ Rông. Thông qua du lịch, văn hoá đồng bào Xơ Đăng được bảo tồn, bà con có thêm nguồn thu, nhiều hộ thoát nghèo.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Kon Tum Bạch Thị Mân cho biết, thời gian qua, thương hiệu du lịch của huyện được nhiều du khách biết đến, chọn làm nơi nghỉ dưỡng, tham quan, trải nghiệm. Dịp Tết Nguyên Đán, ngoài Măng Đen, các địa phương khác cũng thu hút đông khách, trong đó có Tu Mơ Rông. Đây là sự nỗ lực của địa phương trong việc thúc đẩy phát triển du lịch gắn bảo tồn văn hoá, nâng cao thu nhập cho đồng bào Xơ Đăng.

br4-q.jpg
Đoàn công tác tặng quà cho bà con tại thôn Đăk Chum 1

“Năm nay, tỉnh đặt mục tiêu đón 3 triệu lượt khách. Du lịch tỉnh cũng đang xây dựng hình ảnh là điểm đến an toàn, thân thiện, mến khách. Do đó, trong thời gian tới, để đạt mục tiêu trên và giúp đồng bào thoát nghèo nhờ du lịch, huyện Tu Mơ Rông cần nỗ lực xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách. Riêng Sở sẽ tập trung hỗ trợ huyện trong việc quảng bá tiềm năng du lịch; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhân lực phục vụ du lịch; kết nối các đơn vị lữ hành đến địa bàn khai thác tour du lịch”, bà Mân cho biết thêm.

Theo Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Đức Tuy, qua khảo sát thực tiễn, có thể khẳng định, Tu Mơ Rông sở hữu tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Ngành du lịch huyện đã xây dựng được nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, nhất là mô hình du lịch vườn sâm Ngọc Linh, du lịch trải nghiệm, du lịch dã ngoại, tham quan di tích. Các hoạt động du lịch đã giúp đồng bào Xơ Đăng có nguồn thu từ việc bán dược liệu quý, nền văn hóa đặc sắc của đồng bào Xơ Đăng được bảo tồn rộng khắp.

br-tc.jpg
Đoàn công tác của Tỉnh ủy Kon Tum trồng cây hoa anh đào cổ thụ làng du lịch cộng đồng Tu Thó, xã Tê Xăng

Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum cho rằng, dù có những bước chuyển mình nhưng du lịch Tu Mơ Rông vẫn chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng mà vùng đất đang sở hữu. Đó là các điểm du lịch còn ít, hạ tầng giao thông, du lịch đã xuống cấp, gây khó khăn trong thu hút đầu tư du lịch; thiếu cơ sở lưu trú, chưa hình thành mối liên kết du lịch chặt chẽ với Măng Đen và các khu vực lân cận để tạo thành chuỗi du lịch xuyên vùng. Đây là “nút thắt” huyện cần tập trung tháo gỡ để giúp nền du lịch bứt phá.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum cũng định hướng các giải pháp để địa phương triển khai nhằm nâng tầm ngành du lịch Tu Mơ Rông trong thời gian tới. Đó là tăng cường truyền thông tiềm năng du lịch, qua đó kêu gọi nhà đầu tư chiến lực, có tiềm lực, tâm huyết để vào địa bàn đầu tư du lịch. Địa phương cần tiếp tục xây dựng thêm các loại hình du lịch độc đáo khác bên cạnh những loại hình đã và đang khai thác, nhằm tạo sự đa dạng, giúp du khách có nhiều sự lựa chọn.

Địa phương

Hải Phòng: Công ty cổ phần thương mại vận tải Dũng Thắng thường xuyên “trúng thầu sát giá” tại huyện Thủy Nguyên
An ninh cơ sở

Hải Phòng: Công ty cổ phần thương mại vận tải Dũng Thắng thường xuyên “trúng thầu sát giá” tại huyện Thủy Nguyên

Từ năm 2018 đến nay, Công ty cổ phần thương mại vận tải Dũng Thắng là nhà thầu trúng hàng loạt gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thủy Nguyên làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Phú Thọ: Công ty An Huy trúng nhiều gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm thấp
An ninh cơ sở

Phú Thọ: Công ty An Huy trúng nhiều gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm thấp

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng An Huy là một doanh nghiệp "quen mặt", thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Theo thống kê dữ liệu về đấu thầu, trong những năm qua, doanh nghiệp này đã trúng hơn 100 gói thầu với tổng giá trị vượt hơn 800 tỷ đồng, bao gồm cả vai trò độc lập và liên danh.

Nghệ An xây dựng kịch bản tăng trưởng hai con số
Hoạt động chính quyền

Nghệ An xây dựng kịch bản tăng trưởng hai con số

Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt từ 9,5% - 10,5% trở lên, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh yêu cầu các sở, ngành, địa phương phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt với khí thế mới; đồng thời, cần xây dựng phương án cụ thể góp phần đưa tăng trưởng đạt từ hai con số, thu ngân sách từ 26.000 tỷ đồng trở lên…

Hà Tĩnh yêu cầu tăng cường công tác quản lý, đẩy nhanh xử lý tài sản công dôi dư
Hoạt động chính quyền

Hà Tĩnh yêu cầu tăng cường công tác quản lý, đẩy nhanh xử lý tài sản công dôi dư

Tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương lập phương án xử lý đối với tài sản công, trụ sở làm việc; trong đó tập trung vào các trường hợp không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định, không để lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước.

Ninh Thuận sẵn sàng cho dự án điện hạt nhân
Trên đường phát triển

Ninh Thuận sẵn sàng cho dự án điện hạt nhân

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận TRẦN QUỐC NAM khẳng định, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân là rất cần thiết trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Ninh Thuận sẵn sàng phối hợp, đồng hành để dự án điện hạt nhân triển khai đúng tiến độ đề ra.

Bà Rịa - Vũng Tàu và Lai Châu chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo, phát triển kinh tế
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu và Lai Châu chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo, phát triển kinh tế

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có buổi làm việc với Đoàn công tác UBND tỉnh Lai Châu, chia sẻ kinh nghiệm giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội. Đây là dịp để hai địa phương đánh giá kết quả đạt được, đồng thời đề xuất giải pháp đột phá nhằm thúc đẩy giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Ra mắt phòng xét nghiệm tự động hóa đầu tiên tại Tây Nguyên
Địa phương

Ra mắt phòng xét nghiệm tự động hóa đầu tiên tại Tây Nguyên

Ngày 15.2, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2025) và 3 năm Ngày thành lập bệnh viện (16.2.2022 - 16.2.2025), Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột đã tổ chức hội nghị khoa học thường niên lần thứ III năm 2025 với sự tham dự của hơn 300 đại biểu từ các cơ sở y tế trên cả nước.