Balalaika, đàn Nga trên đất Nga

Nước Nga nhắc nhớ tới sắc trắng của những hàng bạch dương, màu vàng của mùa thu trên đồng lúa trĩu hạt và tiếng thánh thót của đàn balalaika. Những giai điệu nồng nhiệt dội vào hồn người, khi kết hợp với những điệu nhảy Digan (Gypsy), gõ gót khiến người xem như muốn nhảy múa theo. Điều đặc biệt nữa là đàn balalaika có mặt trong hầu hết các dàn nhạc của Nga, nhạc sĩ có thể độc tấu hoặc hòa tấu.

 Balalaika, một nét văn hóa dân gian
Balalaika, một nét văn hóa dân gian

Mặc dù đàn balalaika trông rất mộc mạc, thùng đàn hình tam giác, nhưng nó lại khiến cho người ta liên tưởng tới nhiều thứ. Có người nói vui, nó có hình quả bí ngô chẻ tư, cũng có người nói giống mặt trước của mũi thuyền và có người lại nói trông như một kim tự tháp mặt trời nhìn từ xa. Phím đàn dài thon dần, chia thành 17 nấc. Từ thủ đàn chạy xuống đáy là hai hoặc ba sợi dây mỏng mảnh, xưa kia làm từ ruột mèo, song nay đã thay dần bằng sợi nylon. Đàn balalaika có tới sáu loại tùy theo kích cỡ: piccolo, prima, secunda, alto, bass và contrabass, trong đó prima nhỏ vừa được chơi độc diễn, contrabass lớn nhất, không thể cầm trên tay mà phải đặt xuống đất.

Đàn balalaika xuất hiện rất sớm. Có khá nhiều tài liệu và những chứng cứ về sự xuất hiện của cây đàn. Nhiều người cho rằng đàn balalaika được phát minh ở nước Nga cổ. Những người khác lại cho rằng nó xuất phát từ một nhạc cụ của người Kirgiz - kaisak - dombra. Còn có một giả thuyết khác: có khả năng đàn balalaika được nghĩ ra trong thời gian quân Tatar chiếm đóng, hoặc ở một mức độ nhất định, đó là sự giao thoa với nền văn hóa của người Tatar. Do vậy khó có thể xác định chính xác năm cây đàn xuất hiện. Những nhà sử học và những nhà nghiên cứu âm nhạc vẫn đang tranh luận về vấn đề này. Phần lớn nghiêng về năm 1715, nhưng còn có một con số sớm hơn được nhắc tới – năm 1688.

 Cây đại cầm contrabass Balalaika
Cây đại cầm contrabass Balalaika
Theo các chuyên gia âm nhạc, đàn balalaika có lẽ được những người nông dân nghĩ ra để làm phong phú cho cuộc sống bị áp bức của mình. Dần dần, đàn được phổ biến trong đám nông dân và những anh hề biểu diễn tại các hội chợ để mua vui kiếm sống. Song việc mua vui không kéo dài được lâu, Sa hoàng Nga Alexei Mikhailovich đã ra lệnh tịch thu và đem đốt tất cả các loại nhạc cụ, trong đó có đàn balalaika. Thời gian trôi qua, Sa hoàng qua đời và lệnh cấm dần bị dỡ bỏ. Giữa thế kỷ XVIII, đàn balalaika đã phổ biển rộng rãi trên cả nước. Không một buổi tiệc nào, một lễ hội nào thiếu nó, thậm chí nhiều nhạc sĩ trong cung đình như nhà soạn nhạc violin Ivan Khandoshkin, ca sĩ giọng nam trầm Pavlosky của nhà hát Opera St. Petersburg còn muốn đưa đàn balalaika vào danh sách các nhạc cụ biểu diễn chính thức của Hoàng gia. 

Tuy nhiên, đến giữa thế kỷ XIX, đàn balalaika lại bị lãng quên vì người ta chuộng nhạc cụ ngoại nhập như đàn arcodion và guitar. Cũng may nhờ vị quý tộc Visili Andreyev (1861 - 1918), đàn balalaika đã sống lại. Một lần từ St. Petersburg trở về tư dinh gần Tver, ông bất chợt nghe được tiếng đàn balalaika của một nông nô. Là người sành nhạc cụ dân tộc, song ông vô cùng ngạc nhiên vì chưa hề nghe một thứ nhạc cụ nào hay đến thế. Sau khi xem và học cách chơi, ông đã cho sưu tập những cây đàn còn sót trong dân gian, và năm 1886 cho biểu diễn đàn balalaika lần đầu tiên trước đông đảo giới quý tộc St. Petersburg. Buổi diễn đã gây chấn động nước Nga và sôi sục phong trào khôi phục đàn cổ. Visili Andreyev đã quy tụ được nhiều loại đàn balalaika và lập nên đoàn ca múa mang tên “Những nghệ sĩ balalaika nghiệp dư”. Sau đó, ông mở lớp dạy đàn balalaika để họ mang tiếng đàn về quê truyền thụ cho con cháu. Những điều này đã thúc đẩy sự phổ biến rộng rãi đàn balalaika tại Nga và thậm chí là ở nước ngoài. Cho tới thế kỷ XX, chỉ tính ở St. Petersburg đã có hơn 20.000 nhạc công chơi đàn balalaika, không chỉ nổi tiếng ở Nga mà còn ở Pháp, Đức, Anh và Mỹ… 

 Balalaika và lũ trẻ trên đồng Tranh của Nikolay Bogdanov - Belsky
Balalaika và lũ trẻ trên đồng                                            Tranh của Nikolay Bogdanov - Belsky
Trong văn hóa dân gian Nga, balalaika xuất phát từ chữ balabolka, nghĩa là một người ba hoa, vì tiếng đàn có nhiều cung bậc và chơi trong nhiều lĩnh vực. Thực tế, cây đàn này từ thuở cha ông đã là bạn của nhà nông, những người bị nô dịch. Khi được biểu diễn trong giới quý tộc, nó trở thành biểu tượng của sự lịch thiệp và vẻ đẹp Nga. Trên khắp đất nước có khá nhiều xưởng làm đàn balalaika. Chẳng hạn, ở làng Shikhovom quận Odintsovo (gần Moscow) có nhiều nghệ nhân lành nghề như Alexander Sharov đã làm được hơn 1.000 chiếc đàn nổi tiếng ở Siberia, Sakhalin, Murmansk, St. Pete, Orenburg, Yakutia, Ukraine và Belarus.

Trong các nhạc cụ của Nga, balalaika có lẽ là nhạc cụ duy nhất được vẽ nhiều cảnh dân gian, tự nhiên và rực rỡ nhất. Những nét vẽ đơn sơ, song chứa đựng nhiều câu chuyện và tình cảm. Anh lính buồn sẽ vẽ trên thân đàn hình ảnh người thương, nông dân vẽ trên đó cảnh lao động, thương nhân vẽ cảnh buôn bán… Rồi phong cảnh đất nước, chuyện cổ tích, thần thoại. Nói chung, không nhạc cụ nào được nhiều người dùng làm vật trang trí và quà tặng như đàn balalaika. Mỗi gia đình Nga đều có một cây đàn để bên cửa sổ, những khi vui buồn đều đem ra gẩy. Nhiều người còn thu thập các bản nhạc cho đàn balalaika. Không một lễ hội nào thiếu vắng tiếng đàn balalaika. Không một mùa nào không có tiếng đàn balalaika. Trên phim ảnh đều có hình ảnh đàn balalaika, như trong bài hát Tum balalaika của ca sĩ Nana Mouskouri có hình ảnh chàng trai yêu một cô gái nồng cháy và khi hai người không thành duyên, anh đã gửi nỗi nhớ thương của mình theo tiếng đàn balalaika. Hoặc trong bộ phim Bác sĩ Zhivago, có hình ảnh cô gái kiều diễm Lara ôm cây đàn gẩy những khúc nhạc tình bên người yêu đang say đắm. Và trong bài hát Cơn gió đổi thay của ban nhạc Scorpions có hình ảnh những em bé chạy nhảy dọc công viên Gorky giữa lòng thủ đô nước Nga một chiều hè tháng tám. Cạnh đó là những người lính diễu hành trên đường phố. Và bỗng dưng tiếng đàn balalaika ngân vang thánh thót như tiếng chuông hòa bình chào đón mỗi bước chân…

Tất nhiên, ngày nay, có nhiều nơi trên thế giới chơi đàn balalaika, song hay nhất vẫn là người Nga trên những miền đất Nga.

Văn nghệ

Tự hào một dải non sông
Văn hóa - Thể thao

Tự hào một dải non sông

Những ấn phẩm ngợi ca vẻ đẹp quê hương đất nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng là điểm nhấn trong loạt ấn phẩm của nhà xuất bản Kim Đồng chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Tư, 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tạo không gian mở phát triển văn học
Văn hóa - Thể thao

Tạo không gian mở phát triển văn học

Văn học chưa có khung pháp lý thống nhất và chi tiết để định hướng, cụ thể hóa chính sách cho tác giả, tác phẩm, hoạt động trong lĩnh vực này. Việc xây dựng, ban hành nghị định về khuyến khích phát triển văn học vừa đáp ứng nhu cầu cấp thiết, vừa mang ý nghĩa quan trọng.

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng
Văn nghệ

"Giai điệu tri ân" – lời cảm ơn sâu sắc Agribank gửi đến khách hàng

Tối mai, 12.12, tại Nhà hát Hồ Gươm sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật “Giai điệu tri ân” do Agribank tổ chức. Sự kiện là lời cảm ơn sâu sắc từ Agribank gửi đến những khách hàng, đối tác và cộng đồng - những người đã đồng hành, sẻ chia và cùng kiến tạo những giá trị bền vững trong suốt hành trình phát triển.

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G
Văn hóa - Thể thao

Hé lộ sân khấu choáng ngợp của siêu nhạc hội 8WONDER Winter trước giờ G

Toàn bộ phần sân khấu “đóng băng” 8WONDER Winter đã hoàn thiện những khâu setup cuối cùng để sẵn sàng chào đón ban nhạc hàng đầu thế giới Imagine Dragons và dàn Vpop Việt đình đám trước hàng chục ngàn khán giả Sài Thành. Ban nhạc hàng đầu thế giới dự kiến sẽ đến TP. Hồ Chí Minh chiều hôm nay để sẵn sàng cho siêu nhạc hội tại đại đô thị Vinhomes Grand Park.

Để điện ảnh Việt cất cánh
Văn hóa - Thể thao

Để điện ảnh Việt cất cánh

Để điện ảnh Việt Nam thực sự cất cánh và hội nhập thế giới, cần có một chiến lược toàn diện và đồng bộ; giải pháp không chỉ giúp nâng cao chất lượng phim mà còn phải thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp này.

Giải pháp cho vấn đề bản quyền âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Giải pháp cho vấn đề bản quyền âm nhạc

Dù đã có cải thiện, nhưng vi phạm bản quyền âm nhạc tại Việt Nam vẫn là vấn đề nan giải. Theo Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), NSƯT, nhạc sĩ ĐINH TRUNG CẨN, để giải quyết vấn nạn này, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng
Văn nghệ

Đưa giá trị của văn hóa lan tỏa đến cộng đồng

Ngày 3.10, tại không gian nghệ thuật 34 Châu Long, Hà Nội đã diễn ra mạn đàm văn chương có chủ đề về văn hóa, tinh hoa trong văn thơ xưa và nay, với sự tham gia của các văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học; được chủ trì bởi nhà sưu tập Thúy Anh - người khởi xướng nhiều chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật đậm đà tính nhân văn và hướng tới cộng đồng.