THANH HÓA HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ “AN CƯ LẠC NGHIỆP” CỦA NGƯỜI DÂN

Bài cuối: Quyết liệt gỡ khó

Từ giữa tháng 3.2025 đến nay, tỉnh Thanh Hóa tổ chức khởi công xây dựng đồng loạt nhà ở cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn theo Chỉ thị số 22-CT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 22). Lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp khảo sát từng địa phương, thôn, bản, hộ gia đình, nắm bắt tình hình thực tiễn, kịp thời ghi nhận khó khăn để có chỉ đạo kịp thời, giúp các địa phương thực hiện thành công Cuộc vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh.

Khó bố trí quỹ đất

Mường Lát là một trong những huyện nghèo nhất cả nước, cũng là huyện có số hộ cần hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở nhiều. Qua rà soát nhu cầu theo Chỉ thị 22, toàn huyện có trên 1.100 hộ, trong đó, số hộ phải làm nhà mới trong 2 năm 2024 - 2025 trên địa bàn huyện là 777 hộ, hiện đã hoàn thành 393 hộ, đang làm 29 hộ. Theo Bí thư Huyện ủy Mường Lát Hà Văn Ca, quá trình thực hiện Chỉ thị 22, nhiều hộ gia đình đang gặp khó khăn về giá vật liệu cao do cước phí vận chuyển; một số hộ không có nguồn đối ứng nên thời gian xây dựng kéo dài; đặc biệt, nhiều địa phương chưa bố trí được quỹ đất xây dựng nhà cho các hộ dân.

Thực tế, Mường Lát là huyện có địa hình chủ yếu là đồi núi cao, thường xuyên xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất nên có nhiều hộ dân thường xuyên phải di chuyển chỗ ở. Bên cạnh đó, quỹ đất thiếu nên đa số người dân xây dựng nhà ở tạm trên đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp. Mặc dù chính quyền địa phương đã nỗ lực quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho người dân, nhưng vẫn chưa thể đáp ứng hết nhu cầu. Đơn cử như gia đình anh Thao Văn Sung (bản Cơm, xã Pù Nhi), dù căn nhà hiện tại đã xập xệ nhưng chưa thể nhận hỗ trợ xây nhà mới theo Chỉ thị 22 do thửa đất anh đang ở thuộc đất lâm nghiệp. Anh Sung chia sẻ: “Gia đình tôi rất mong chính quyền sớm có phương án giúp gia đình tôi đổi đất ở trên một vị trí khác để được thụ hưởng chính sách”.

t3.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Lại Thế Nguyên khảo sát thực tế việc thực hiện Chỉ thị 22 tại huyện Thường Xuân. Ảnh: Minh Hiếu

Còn tại huyện Thường Xuân, qua rà soát cho thấy, trên địa bàn có trên 1.400 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở đủ điều kiện được đề nghị hỗ trợ nhà ở trong 2 năm 2024 - 2025. Năm 2024, huyện đã làm nhà cho 373 hộ; năm 2025 số hộ đề nghị xây mới và sửa chữa là 1.028 hộ. Tuy nhiên, các hộ thuộc Đề án 4845 (sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất) không bố trí được đất ở cho các hộ thuộc dự án xen ghép, nhiều hộ có đơn rút ra khỏi Đề án. Đối với các hộ thuộc các chương trình khác thì có 24 hộ chưa được cấp đất ở.

Những khó khăn trên cũng là khó khăn chung của nhiều địa phương, đặc biệt là các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa trong quá trình triển khai Chỉ thị 22. Tại Hội nghị giao ban đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên địa bàn tỉnh vừa qua, đại diện một số địa phương cũng khẳng định, khó khăn lớn nhất hiện nay là việc bố trí quỹ đất sạch để chuyển chỗ ở cho người dân. Nhất là công tác đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện đối với UBND các cấp chưa thường xuyên, kịp thời, nhất là việc xác nhận “đất ở không tranh chấp” để bảo đảm điều kiện triển khai hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ gia đình.

Chủ động, linh hoạt để hoàn thành trong tháng 10.2025

Ghi nhận khó khăn từ thực tiễn kiểm tra tại các địa phương, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Lại Thế Nguyên khẳng định, quan điểm chỉ đạo của tỉnh là phải hoàn thành xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 42 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 22 của BTV Tỉnh ủy trong tháng 10.2025. Do đó, các địa phương cần tập trung chỉ đạo thực hiện với quyết tâm và trách nhiệm cao nhất trước Nhân dân, bảo đảm hoàn thành số nhà ở theo kế hoạch đã được phê duyệt. “Tỉnh sẽ cấp đủ kinh phí hỗ trợ, việc của huyện là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất, đồng thời chỉ đạo các tổ chức đoàn thể và huy động các lực lượng, quân đội, công an tham gia hỗ trợ vật chất, ngày công để chia sẻ, giúp các hộ xây dựng được nhà ở kiên cố” - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Thực tế, khó khăn về bố trí quỹ đất sạch xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo, hộ khó khăn là bài toán nan giải của nhiều địa phương. Nhiều địa phương đã mạnh dạn, chủ động, linh hoạt xử lý với quan điểm “miễn sao các hộ được ở nơi an toàn, không bị ảnh hưởng bởi nguy cơ lũ ống, lũ quét. Đất không có tranh chấp thì vẫn cho làm nhà, để ổn định cuộc sống, còn các thủ tục liên quan sẽ tìm cách tháo gỡ sau”. Với mục tiêu sớm ổn định cuộc sống cho người dân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa Lại Thế Nguyên yêu cầu Bí thư, Chủ tịch các huyện, thị, thành phố nhanh chóng tìm giải pháp tạo điều kiện cho người dân làm nhà ở; đẩy mạnh việc xen ghép, nhất là vận động xen ghép đối với đất của anh em, dòng họ; đồng thời, tiếp tục thẩm tra chính xác danh sách các hộ thuộc đối tượng thực hiện Chỉ thị 22 để không trùng lắp, chồng chéo.

Với tinh thần trong năm 2025 tỉnh Thanh Hóa sẽ xóa hết nhà tạm, nhà dột nát, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Doãn Anh yêu cầu cấp ủy, chính quyền, địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm, quyết liệt trong lãnh đạo để bảo đảm người dân có nhà ở ổn định. UBND tỉnh tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các sở, ngành chức năng, UBND các huyện, thị, thành phố tiếp tục rà soát, tập trung tháo gỡ khó khăn về nguồn gốc đất; Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các huyện giải quyết khó khăn, vướng mắc về đất đai để xây dựng nhà cho các đối tượng. Cùng với đó, Ban Chỉ đạo tỉnh và các huyện, thị, thành phố tiếp tục kêu gọi, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm chung tay, góp sức, đồng hành cùng cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện thành công mục tiêu xóa nhà tạm, ổn định cuộc sống cho người dân trên toàn tỉnh.

Trên đường phát triển

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật
Địa phương

Sáng kiến bắc “nhịp cầu” nối gần người dân với pháp luật

Trong bối cảnh sắp xếp bộ máy, đi cùng với đó là công cuộc cải cách hành chính và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngày càng được đẩy mạnh, việc nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Một trong những mô hình sáng tạo, hiệu quả đang được thị xã Hồng Lĩnh - đô thị trẻ phía bắc tỉnh Hà Tĩnh triển khai và ghi nhận kết quả tích cực chính là Diễn đàn hỏi đáp pháp luật - nơi người dân được tiếp cận, đối thoại và giải đáp trực tiếp những thắc mắc liên quan đến quy định pháp luật trong đời sống hằng ngày.

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
Địa phương

Khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

Sáng 19.4, Lễ khởi công, khánh thành các công trình chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025) đã diễn ra đồng loạt trên cả nước. Tại điểm cầu huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Vingroup đã khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự.

Trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh sẽ được đặt tại thành phố Vĩnh Long
Trên đường phát triển

Vĩnh Long chuẩn bị điều kiện làm việc và sinh hoạt cho cán bộ sau sáp nhập

Thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, liên quan đến việc hợp nhất các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh và Bến Tre, UBND tỉnh Vĩnh Long đang tích cực triển khai các phương án nhằm bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt ổn định cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ Trà Vinh và Bến Tre đến công tác tại địa phương.

Hội nghị BCH Đảng bộ tỉnh lần thứ 50, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã thống nhất cao đối với dự thảo Phương án sắp xếp ĐVHC tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Hướng tới một chính quyền sát dân và vì dân

Việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính là mệnh lệnh chính trị với mục tiêu cuối cùng là để phục vụ Nhân dân, vì sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã phải đạt được mục tiêu: Chính quyền sát dân, vì dân, hoạt động hiệu lực, hiệu quả để người dân được hưởng nhiều tiện ích và lợi ích. Đây là kim chỉ nam cho công tác tổ chức sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mà tỉnh Thái Nguyên đang khẩn trương triển khai thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương.

Hình ảnh mô phỏng Dự án bến du thuyền Vũ Yên do Vingroup đầu tư tại Hải Phòng. Ảnh:itn
Địa phương

Sẽ tổ chức Hội thảo Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng

Nhằm đánh giá đúng thực trạng, xác lập cơ sở khoa học, tính cấp thiết, những định hướng, giải pháp chủ yếu làm căn cứ nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức Hội thảo “Phát triển du lịch đường thủy tại Hải Phòng: Cơ sở khoa học, định hướng và giải pháp”.

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa
Trên đường phát triển

Du lịch Quảng Ninh định vị thương hiệu độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa

Để tăng tốc, bứt phá, đóng góp quan trọng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế 14% của tỉnh trong năm 2025, ngành du lịch Quảng Ninh sẽ tập trung phát triển: "Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện và đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch và đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh thân thiện".

Quang cảnh buổi phát động
Trên đường phát triển

Vĩnh Long phát động Chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật

Ngày 16.4, tại Hội trường Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long, chương trình chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người khuyết tật chính thức được phát động. Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nhằm hiện thực hóa tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, đặc biệt đối với nhóm yếu thế trong xã hội.