Giảm nghèo ở Thái Nguyên

Bài cuối: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Tính đến cuối năm 2024, một số mục tiêu của Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Nguyên đã đạt và vượt xa so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Với phong trào thi đua “Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ hàng chục nghìn hộ dân giảm nghèo, thoát nghèo, có cuộc sống ấm no.

Chung tay dựng nhà

Công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát thời gian qua trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã trở thành một phong trào rộng khắp, trở thành "điểm sáng" của công tác giảm nghèo bền vững. Ông Dương Văn Tiến, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên cho biết, tỉnh phấn đấu đến hết tháng 3.2025 hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho những hộ đủ điều kiện. Các địa phương đang thực hiện rà soát kỹ, thống kê cụ thể, chính xác, chi tiết danh mục nhà tạm, nhà dột nát cần được hỗ trợ trên địa bàn nhằm đảm bảo đúng, đủ, không bỏ sót; lập hồ sơ đối với từng hộ, thống nhất cách làm và hình thức thực hiện. Đối với những hộ chưa đủ điều kiện, phải phân tích, đánh giá, xác định nguyên nhân cụ thể, lập hồ sơ, đồng thời đề xuất giải pháp thực hiện trên cơ sở đảm bảo quy định của pháp luật.

Phong trào thi đua “Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” mang đến nhiều kết quả tích cực, hiệu quả cao. Ảnh: Thành Đồng
Phong trào thi đua “Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” mang đến nhiều kết quả tích cực, hiệu quả cao. Ảnh: Thành Đồng

Qua rà soát, thống kê, tính đến tháng 10.2024, toàn tỉnh còn 504 nhà tạm, nhà dột nát thuộc hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện pháp lý về đất ở được hỗ trợ. Trong đó, 338 nhà đăng ký thực hiện trong năm 2024, 146 nhà đăng ký thực hiện trong năm 2025.

Hiện nay, Ủy ban MTTQ tỉnh đã bố trí đủ kinh phí hơn 22 tỷ đồng để xóa toàn bộ số nhà tạm, nhà dột nát nêu trên với mức hỗ trợ xây mới nhà ở là 50 triệu đồng/nhà và 25 triệu đồng/nhà sửa chữa. Tính đến tháng 11.2024, Ủy ban MTTQ tỉnh đã phân bổ 7,45 tỷ đồng cho các huyện, thành phố hỗ trợ 110 hộ xây mới và 78 hộ sửa nhà.

Để triển khai tốt chương trình, huyện Võ Nhai đã thành lập Ban Chỉ đạo vận động, xây dựng kế hoạch hoạt động, phân công nhiệm vụ các thành viên, thành lập tổ giúp việc… Với phương châm "Nhà nước hỗ trợ, Nhân dân chủ động, cộng đồng giúp đỡ", toàn huyện đã tập trung huy động các nguồn lực để hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nhận 50 triệu đồng từ quỹ hỗ trợ xây nhà đại đoàn kết, ông Lương Văn Thành, xóm Trung Thành, xã Thượng Nung rưng rưng bày tỏ, ngôi nhà sàn bằng gỗ tạp của gia đình đã dột nát từ lâu, nhiều năm qua gia đình đã cố gắng chuẩn bị cho việc sửa nhà nhưng sức khỏe yếu, không có thu nhập, cuộc sống khó khăn nên dù cho họ hàng và bà con hàng xóm tận tình giúp sức vẫn chưa biết khi nào mới đủ lực để làm. Năm nay nhờ số tiền được hỗ trợ, gia đình mới dám mạnh dạn vay mượn thêm, bà con trong xóm xúm tay vào đã dựng được ngôi nhà gỗ chắc chắn đúng như mong ước cả đời.

Phong trào thi đua “Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” mang đến nhiều kết quả tích cực, hiệu quả cao

Phong trào thi đua “Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” mang đến nhiều kết quả tích cực, hiệu quả cao

Ông Dương Văn Toản, Phó Chủ tịch UBND huyện Võ Nhai cho biết, xóa nhà ở tạm, nhà dột nát là chương trình vô cùng ý nghĩa đối với địa phương. Quy trình hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn được tiến hành bài bản, chặt chẽ với sự tham gia trực tiếp của chính quyền, người dân địa phương. Bên cạnh đó, các xã cũng chỉ đạo các tổ chức đoàn thể hỗ trợ tối đa về nguyên vật liệu, ngày công; tư vấn phương án xây dựng phù hợp với điều kiện từng gia đình để tránh lãng phí; phát huy tối đa giá trị, ý nghĩa của ngôi nhà đại đoàn kết. Người nghèo được hỗ trợ xây nhà kiên cố không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đời sống, mà còn đảm bảo thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng Võ Nhai đạt chuẩn nông thôn mới. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục huy động các nguồn lực để thực hiện công tác này.

"Vì một Thái Nguyên không còn đói nghèo”

Tính đến hết năm 2023, một số mục tiêu của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại Thái Nguyên đã đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (hoàn thành vào năm 2025) như: xây dựng 113 mô hình, dự án giảm nghèo, đạt 205% chỉ tiêu kế hoạch; mỗi hộ nghèo, hộ cận nghèo có một thành viên trong độ tuổi có việc làm bền vững, đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch; hỗ trợ hơn 2.500 hộ nghèo về nhà ở, đạt 128% kế hoạch; số hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 104% chỉ tiêu kế hoạch... Năm 2024 tiếp tục xây dựng, nhân rộng ít nhất 20 mô hình, dự án giảm nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản và nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện cho 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo.

Phong trào thi đua “Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” mang đến nhiều kết quả tích cực, hiệu quả cao

Phong trào thi đua “Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” mang đến nhiều kết quả tích cực, hiệu quả cao

Nhằm huy động nguồn lực toàn xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và cộng đồng, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên phấn đấu "Vì một Thái Nguyên không còn đói nghèo”, phong trào thi đua “Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” được triển khai sâu rộng trên toàn tỉnh với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả. Trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã huy động được hơn 600 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện; Chương trình “Tuần cao điểm Tết vì người nghèo” đã vận động ủng hộ được trên 207 tỷ đồng; Quỹ “Vì người nghèo” đã kêu gọi được hơn 137 tỷ đồng. Hằng năm, 100% các hộ nghèo, cận nghèo trong tỉnh được Ủy ban MTTQ các cấp phối hợp hỗ trợ, giúp đỡ, thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ sửa chữa, xây mới gần 4.000 ngôi nhà của hộ nghèo, hàng nghìn hộ khác được hỗ trợ vốn sản xuất, tập huấn kỹ thuật, từng bước vơi bớt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Qua khảo sát thực tế, trên địa bàn tỉnh không có hộ tái nghèo.

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Giám đốc Sở LĐ, TB - XH khẳng định các chính sách hỗ trợ giảm nghèo được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống của người dân. Số hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm, đời sống ngày được nâng cao đã thực sự mang lại động lực để đồng bào thoát nghèo bền vững. Điều đó khẳng định các chính sách hỗ trợ giảm nghèo được tỉnh triển khai bài bản, đúng quy định, hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, khẳng định rõ vai trò, chức năng của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong công tác giảm nghèo bền vững. Trong những tháng tới đây, Thái Nguyên sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững theo hướng đa chiều, bảo đảm mức sống tối thiểu và các dịch vụ xã hội cơ bản.

Cùng với những chính sách sáng suốt, kịp thời, nhân văn của cấp ủy, chính quyền, người dân Thái Nguyên luôn có ý thức phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái để tạo điểm tựa vững chắc cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo bền vững. Đây cũng chính là sức mạnh để Thái Nguyên không chỉ thành công trong giảm nghèo mà còn đạt và vượt nhiều chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, hoàn thành mục tiêu “xây dựng Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực trung du miền núi phía bắc và Thủ đô Hà Nội vào năm 2030”.

Trên đường phát triển

Cánh đồng hoa Tam giác mạch rộng 2ha dưới chân núi Đôi Cô Tiên
Địa phương

Hương sắc hoa Tam giác mạch ở cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn

Nhắc đến Hà Giang, hẳn du khách đều có ấn tượng về một Hà Giang đẹp, thơ mộng với những danh lam, thắng cảnh, về văn hóa, con người mang bản sắc rất riêng, độc đáo. Ở Quản Bạ, huyện cửa ngõ Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, mỗi mùa lại có một nét đẹp đặc trưng về thiên nhiên, cảnh sắc cũng như lễ hội.

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Tùng
Địa phương

Đẩy nhanh hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối Sân bay Long Thành

Để phục vụ khai thác Sân bay Long Thành giai đoạn 1 vào năm 2026 – sân bay lớn nhất cả nước, một trong 2 lợi thế lớn, tỉnh Đồng Nai đã chủ động lựa chọn một số khu vực được quy hoạch chức năng thương mại dịch vụ để đầu tư trước; tập trung hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với sân bay bằng việc kiến nghị Chính phủ xem xét hỗ trợ nguồn vốn thực hiện một số dự án như: Dự án Tiêu thoát nước khu vực ngoài Sân bay Long Thành (giai đoạn 1)...; kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đầu tư tuyến quốc lộ 20B (đường ĐT 769E), nút giao với đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây để tạo thêm hướng kết nối khu vực phía Bắc Sân bay Long Thành…

Kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại các chợ
Địa phương

Hà Nội triển khai đồng bộ các giải pháp

Để nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) tại các chợ trên địa bàn TP. Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội sẽ cùng các sở, ngành tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhà nước về ATTP.

Thái Nguyên: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất chè an toàn
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất chè an toàn

Chè là một trong những cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương trên cả nước. Các sản phẩm chè Việt Nam không chỉ phục vụ tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đã giúp nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm chè phục vụ xuất khẩu. Góp phần tiêu thụ nguyên liệu chè cho người dân từ đó mở rộng, phát triển diện tích trồng chè tại các địa phương.

Cập Nhật kiến thức cho bà con dân tộc thiểu số. Ảnh: P.Tiến
Trên đường phát triển

Nỗ lực để người dân sớm “an cư”

Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719) là một dự án quan trọng, góp phần giải quyết nhu cầu cấp thiết cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn sớm ổn định và yên tâm phát triển sản xuất. Thực hiện Dự án 1, huyện Nghĩa Đàn đã giải ngân 100% nguồn vốn, giải quyết kịp thời khó khăn để người dân “an cư lạc nghiệp”.

Hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp
Trên đường phát triển

Hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp

Theo UBND tỉnh Bắc Giang, tỉnh phấn đấu từ nay đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông lâm thủy sản bình quân đạt 2 - 3%/năm; đến năm 2030, tỷ lệ giá trị sản xuất ứng dụng công nghệ cao đối với nông nghiệp đạt 50%, thủy sản đạt 55% và lâm nghiệp đạt 30%; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 - 1,5%/năm.

Thái Nguyên: Huyện Đại Từ tiến tới xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Huyện Đại Từ tiến tới xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

Từ nền tảng được công nhận danh hiệu “Huyện Đại Từ đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023”, huyện đang tập trung mọi nguồn lực và phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, quyết tâm nâng chất các tiêu chí NTM, tiến tới mục tiêu hoàn thành xây dựng huyện đạt chuẩn huyện NTM nâng cao.

Cây chè giữ vai trò chủ lực trong giảm nghèo
Trên đường phát triển

Cây chè giữ vai trò chủ lực trong giảm nghèo

Từ nhiều năm nay, với vai trò cây trồng chủ lực, cây chè đã góp phần tích cực trong giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt tại các xóm, xã miền núi, vùng cao của tỉnh Thái Nguyên. Từ sản xuất, kinh doanh chè, các địa phương đã phát huy nội lực, tạo sức bật cho tăng trưởng, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng NTM. 

Xưởng xe tơ của gia đình thôn Cổ Chất 1
Địa phương

Xây dựng thương hiệu, bảo tồn tinh hoa làng nghề

Nam Định là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống đã đăng ký nhãn hiệu tập thể, trong đó phải kể đến nghề ươm tơ dệt lụa; tuy nhiên, nghề ươm tơ dệt lụa hiện đang có nguy cơ mai một và tỉnh Nam Định đang khẩn trương triển khai Dự án Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề Cổ Chất, với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tinh hoa của nghề truyền thống này. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong Kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2021 - 2030 của UBND tỉnh Nam Định.

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế
Trên đường phát triển

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế

Đến hết năm 2024, toàn tỉnh Thái Nguyên có 100% xã thuộc 3 thành phố và 5 huyện đạt chuẩn NTM. Tại huyện vùng cao Võ Nhai, còn 5 xã đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, sớm hoàn thành các tiêu chí NTM trong những năm tới. Trong năm, huyện đã dành hơn 9 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông

Thị trường tiêu thụ và giá bán chè dịp cuối năm luôn ở mức cao, vì vậy hầu hết các hộ sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để những vườn chè tiếp tục trổ búp bất chấp thời tiết lạnh giá.

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỉ đồng cho công nghiệp hỗ trợ. ẢNh: ITN
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỷ đồng cho công nghiệp hỗ trợ

Nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, điển hình là Quyết định số 3663/QĐ-UBND về ban hành chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, với tổng số tiền hỗ trợ trên 94,7 tỷ đồng.