Ranh giới không thể bước qua

Bài cuối: Hồi chuông cảnh báo, cốt để sửa mình

Nỗ lực trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần được ghi nhận. Những cáo buộc phi lý cần được vạch trần. Tuy nhiên, cũng cần nhìn thẳng, nói thật, “gióng lên hồi chuông cảnh báo” về một số “yếu điểm” của trận chiến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để kịp thời chấn chỉnh.

Đối với cán bộ, đảng viên

Nói đến chống tham nhũng, không ít người nghĩ đến việc bắt bớ, kỷ luật, xử lý vi phạm. Tuy nhiên, trọng tâm của công cuộc này chính là “phòng ngừa”, giáo dục nâng cao ý thức, tăng cường xây dựng và giám sát để bảo đảm cán bộ, đảng viên “không thể, không dám, không muốn” tham nhũng. Đây được ví như quá trình “thanh lọc cơ thể” của Đảng, cùng với việc nhổ “cây mục” còn chú trọng chữa “cây ốm”, bảo vệ “rừng” như huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Với loài sâu mọt đục khoét Nhân dân cũng vậy. Nếu phải giết đi một con mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa là nhân đạo”[1].

Đối với hệ thống kiểm tra, giám sát

Phải thẳng thắn nhìn nhận, số lượng lớn vụ việc, vụ án tham nhũng bị phanh phui, xử lý thời gian qua đã “kích hoạt” hệ thống báo động về tình trạng bất cập, yếu kém của công tác kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống giám sát một cách toàn diện, phát huy vai trò giám sát trong và ngoài Đảng là hết sức cần thiết.

hop-bao-3824g-5373.jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các đại biểu dự họp báo sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XIII - Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Xét đến cùng, bản chất của tham nhũng xuất phát từ sự lệch lạc, tha hóa trong sử dụng quyền lực. Nếu không “nhốt” được quyền lực trong lồng dân chủ, pháp quyền và giám sát, thì khó có thể kiểm soát tham nhũng một cách triệt để. Cần tăng cường “mạng lưới lọc” trong vận hành, kiểm soát quyền lực, giảm thiểu tình trạng trục lợi trong sử dụng quyền lực nhà nước theo nguyên tắc “có quyền thì có trách nhiệm, dùng quyền phải chịu trách nhiệm, lạm quyền phải chịu trách nhiệm”. Đặc biệt, đối với cán bộ được giao quản lý các lĩnh vực nhạy cảm, như phân bổ vốn, phê duyệt dự án, hoạt động cấp phép, đấu thầu... phải nghiêm túc thực hiện chế độ giải trình, báo cáo, đặt mình dưới “tai mắt” của quần chúng nhân dân, thực hiện giám sát lẫn nhau cốt để cẩn trọng hơn trong sử dụng quyền lực mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã giao phó.

Để kiểm tra, giám sát có hiệu quả, cần tôn trọng, bảo vệ, khuyến khích hơn nữa quyền phê bình, kiến ​​nghị, khiếu nại, tố cáo của của Nhân dân. Bên cạnh đó, cần mở rộng các kênh giám sát và phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, của báo chí đối với các chủ trương, chính sách liên quan thiết thân đến quần chúng; xây dựng và hoàn thiện cơ chế tiếp nhận, xử lý các phản ánh về các hành vi vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước của cán bộ, đảng viên. Các cấp ủy đảng, chính quyền phải thực sự coi trọng, lắng nghe ý kiến phản hồi từ quần chúng ​​để thường xuyên nâng cấp mình, sửa đổi mình để đáp ứng mong mỏi của Nhân dân.

Đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng

Càng nhiều cán bộ đánh mất mình càng chứng tỏ công tác giáo dục chính trị, tư tưởng còn yếu. Do đó, phải chú trọng hơn nữa đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng để kịp thời chấn chỉnh, “uốn nắn” những suy nghĩ, nhận thức lệch lạc của cán bộ, đảng viên, mới có thể phòng, chống “từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc” tình trạng tham nhũng.

Bởi theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Tư tưởng không đúng đắn thì công tác ắt sai lầm”[2]. Rõ ràng, giáo dục chính trị, tư tưởng không phải là liều thuốc đặc trị chữa dứt điểm bệnh “bất liêm”, nhưng nếu không coi trọng công tác này thì không thể vun bồi lý tưởng và niềm tin vững chắc cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Và khi cán bộ, đảng viên mất đi lý tưởng, niềm tin sẽ dẫn đến mất phương hướng, không những vượt “lằn ranh đỏ” với tư cách đảng viên mà thậm chí còn vượt cả giới hạn đạo đức của một con người. Do đó, phải làm sao giáo dục cán bộ, đảng viên luôn kiên định vững vàng, son sắt một lòng, “nêu cao lòng tự trọng, danh dự, không cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực”, “ít lòng ham muốn vật chất”, giữ gìn phẩm giá được nêu trong Quy định 144-QĐ/TW ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị thì mới thành công trong dựng “bức tường lửa” chống tham nhũng, thoái hóa.

Vì thế, trong giai đoạn hiện nay cần lồng ghép nội dung phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với đạo đức nghề nghiệp, tăng cường giáo dục văn hóa liêm chính, giáo dục tinh thần Đảng, kỷ luật Đảng để hình thành quan điểm, nhận thức đúng đắn về tiền bạc, danh dự, giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên giữ vững bản chất tiên tiến, tránh xa cám dỗ của “vòng xoáy kim tiền”. Cần tuyên truyền rộng rãi hơn nữa việc xử lý nghiêm minh những vụ việc điển hình đã bị truy tố, xét xử để cảnh báo những công bộc của dân phải luôn luôn ghi nhớ bổn phận, trách nhiệm của mình; khắc sâu lời thề trước Đảng, biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự; từ đó xây dựng tuyến phòng thủ tư tưởng và đạo đức vững chắc, giữ mình không rơi vào “hố sâu suy thoái”, sa lầy vào “vũng bùn tham nhũng”.

Đối với công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ

Việc tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ là một nội dung gắn liền với tương lai, vận mệnh của Đảng, của đất nước. Đặc biệt, đứng trước yêu cầu chuẩn bị nhân sự cho Đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIV của Đảng, cần nhất quán “lấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ các mặt, uy tín và hiệu quả công tác làm căn cứ và tiêu chí cơ bản để đánh giá, lựa chọn, bố trí cán bộ phù hợp với công việc”[3]. Phải làm sao đẩy lùi, ngăn chặn, dẹp bỏ được tình trạng “chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu”..., bảo đảm cán bộ được bầu, được cử, bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo, quản lý phải “vừa hồng, vừa chuyên”, có bản lĩnh, có uy tín, có “mắt sáng”, “lòng trong”, “tay sạch” để “trăm họ được nhờ” mới hóa giải được mối nguy trong “công việc gốc” của Đảng.

Bên cạnh đó, cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về tuyển chọn, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý; tập trung giám sát có hiệu quả đối với từng khâu, từng bước trong quy trình giới thiệu, đề cử, kiểm tra, đánh giá, thảo luận, ra quyết định. Cá nhân giới thiệu người ứng cử vào vị trí lãnh đạo, quản lý phải chịu trách nhiệm đối với việc đề cử, giới thiệu của mình. Người đứng đầu phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, theo dõi sát sao cấp dưới, trong trường hợp cần thiết thực hiện việc tạm đình chỉ công tác theo Quy định 148-QĐ/TW ngày 23.5.2024 của Bộ Chính trị, người có sai sót trong việc lựa chọn, sử dụng nhân sự phải bị điều tra theo quy định của pháp luật. Đây chính là cuộc cách mạng tẩy trừ ô uế trong công tác “then chốt của then chốt”.

Xét cho cùng, vận mệnh và tương lai của một chính đảng phụ thuộc vào sự tín nhiệm của Nhân dân. Là cán bộ, đảng viên, là người dân chân chính, mỗi chúng ta cần tiếp tục đặt trọn niềm tin, nêu cao quyết tâm chính trị, kề vai sát cánh cùng Đảng, biến mình thành “chất keo kết dính” trong xây dựng khối đồng thuận, thống nhất một lòng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng ta đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa. Với niềm tin đó, quyết tâm đó, nhất định tham nhũng, tiêu cực sẽ được ngăn chặn, đẩy lùi.


[1]. Nguyễn Chí Thắng, Nguyễn Ngọc Đào, Lê Kim Dung (2004), “Bác là Hồ Chí Minh”. Nxb Thanh niên, tr.72.

[2]. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.114.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhấn mạnh: “Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không vì đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế, xã hội”. Ảnh: Trí Dũng
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Thông điệp mạnh mẽ của Đảng

Lời Tòa soạn: Thời gian qua, bên cạnh sự ủng hộ, nhất trí, đồng lòng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân, trong dư luận đã nảy sinh một số ý kiến “lạc dòng” nhằm ngăn trở công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng và Nhà nước ta. Vậy nên, việc lan tỏa thông điệp mạnh mẽ của Đảng; nhận diện và phản bác các luận điệu thù địch; nhìn thẳng vào những vấn đề cần kíp đang đặt ra, bật chuông cảnh báo toàn hệ thống để phòng, chống “từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc” là rất cần thiết.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Đảng ta ngày càng xứng đáng là người lãnh đạo, đảm đương trọng trách dẫn dắt đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững, nhân văn trên con đường XHCN

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Một nội dung quan trọng trong đổi mới phương thức, lãnh đạo cầm quyền của Đảng ta hiện nay, đó là kiểm tra, kiểm soát, giám sát và thanh tra một cách dân chủ, chặt chẽ, cụ thể, phù hợp đối với quyền theo trách nhiệm. Kiểm soát quyền lực luôn là công việc trung tâm tuy rất khó khăn, luôn là nguy cơ sinh tử của mọi thể chế dân chủ. Quyền lực luôn thu hút những kẻ không có đạo đức. Sự nghiêng ngả, sụp đổ của một số thể chế chính trị trên thế giới, một trong những nguyên nhân là, do đánh mất vai trò kiểm soát, phá vỡ và đánh mất sự cân bằng quyền lực chính trị của đảng cầm quyền.

Toàn cảnh Phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 3: Đổi mới phương thức lãnh đạo - nhân tố quyết định thành công công việc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Một nội dung quan trọng nữa trong đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền đó là đổi mới và thực thi nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc căn bản quán xuyến toàn bộ việc hoạch định và xác quyết đường lối chính trị lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Đường lối chính trị, đường lối tổ chức và đường lối cán bộ là 3 trong số những quyết định khó khăn nhất nhưng quyết định nhất của nội dung cầm quyền mà phương thức lãnh đạo, cầm quyền phải thực thi bảo đảm công cuộc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng thành công.

Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương Nguyễn Văn Thể và Tổng Giám đốc VOV trao cho các tác phẩm đạt giải nhì
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 Khối các cơ quan Trung ương

Sáng 1.10, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và 5 cơ quan báo chí của Trung ương gồm: Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp tổ chức “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương”.

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Thách thức mới, yêu cầu phát triển mới

Lời Tòa soạn:Sau 40 năm Đổi mới đã mở ra một kỷ nguyên phát triển và hội nhập đầy cơ hội nhưng đồng thời cũng không ít thách thức cho đất nước ta. Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ trong tầm nhìn tới năm 2045, trước mắt tới năm 2030, cấp bách đòi hỏi Đảng ta cần kíp lựa chọn đột phá đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền đáp ứng ngang tầm nhiệm vụ lịch sử mà Dân tộc giao phó và Nhân dân ủy thác. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề “Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng hiện nay”.

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển

Lời Tòa soạn: Bài học lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua khẳng định, sau khi có đường lối đúng đắn, động lực căn bản quyết định thành công của mọi sự phát triển chính là con người và thể chế. Nói cách khác, để phát triển, trước hết và trung tâm chính là kiến tạo thể chế tương dung và phù hợp. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Thể chế và phát triển”.

Người dân xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình tập trung tại trụ sở UBND xã để phản đối Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Tăng sức đề kháng trước âm mưu chống phá trước Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp

Trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, bầu cử ĐBQH Khóa XVI, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, các thế lực thù địch đang ra sức khai thác những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội, tâm lý bức xúc của người dân khi quyền lợi chưa được giải quyết, kích động gia tăng phức tạp, lôi kéo đông người tham gia, gây mất ổn định xã hội, chuyển thành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước...

Bài cuối: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tài sản vô giá, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, dân tộc ta
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tài sản vô giá, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, dân tộc ta

THS. PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, kết tinh tư tưởng, văn hóa, trí tuệ, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một bậc vĩ nhân, Người "đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.

Bài 1: Không thể xuyên tạc giá trị bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Không thể xuyên tạc giá trị bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

THS. PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người là tấm gương sáng ngời, mẫu mực của người chiến sĩ cộng sản kiên trung, dành trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Trước khi “đi xa” về cõi vĩnh hằng, Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bản Di chúc thiêng liêng, vô giá.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài và Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi trao chứng nhận giải Nhất cho PGS.TS Đinh Văn Châu
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

PGS.TS Đinh Văn Châu đạt giải Nhất Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương năm 2024

Vượt qua 560 tác phẩm dự thi, tác phẩm “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, tự hào dân tộc gắn với xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội cho thanh niên, sinh viên Việt Nam hiện nay” của PGS.TS Đinh Văn Châu đã được Ban Tổ chức trao giải Nhất cuộc thi viết Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ngành công thương.

28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương

Ngày 14.8, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương năm 2024 và Phát động Cuộc thi tìm hiểu truyền thống ngành công thương.

Bài cuối: Cán bộ, đảng viên làm gương mẫu mực trước nhất về hành động Liêm, Chính
Quốc hội và Cử tri

Bài cuối: Cán bộ, đảng viên làm gương mẫu mực trước nhất về hành động Liêm, Chính

 TS. Nhị LêNguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Không ai có thể làm thay chính mình về Liêm, về Chính! Đến lượt mỗi đảng viên, cán bộ, phải tự mình giác ngộ. Lấy nhân mà sửa mình, trước nhất là những người mang trọng trách phải làm gương. Cùng với pháp luật thượng tôn, đạo đức hành động Liêm, Chính tự nó ngày càng tỏa sáng.

Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực, PGS.TS Đinh Văn Châu tặng hoa cảm ơn diễn giả, GS.TS Hoàng Chí Bảo
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Phát huy vai trò xung kích của đoàn viên, thanh niên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Ngày 8.7, tại Trường Đại học Điện lực tổ chức Hội nghị "Phát huy vai trò xung kích của đoàn viên, thanh niên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng''. Hội nghị thực hiện Nghị quyết và chỉ đạo của Ban cán sự Đảng, Ban chỉ đạo 35 của Bộ Công Thương về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế ngành.

Dám nghĩ, dám làm, dám đột phá xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô hoàn thiện hơn, tốt hơn, đẹp hơn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Dám nghĩ, dám làm, dám đột phá xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô hoàn thiện hơn, tốt hơn, đẹp hơn

Ngày 3.3.2022, Đảng ủy Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/ĐUCA: “Xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Công an thành phố Hà Nội đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”. Hơn 1 năm sau, ngày 6.4.2023, Đảng ủy CATP Hà Nội tiếp tục ban hành Nghị quyết số 18-NQ/ĐUCA: “Tăng cường quản lý, phòng ngừa cán bộ, chiến sĩ sai phạm trong Công an thành phố Hà Nội”. Hai Nghị quyết quan trọng nêu trên đều chứa đựng tinh thần quyết tâm của Đảng ủy CATP đó là xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô thực sự trong sạch, vững mạnh, nhân văn, vì Nhân dân phục vụ.

Bài cuối: Giữ vững vị thế, vai trò lãnh đạo của Đảng - nhiệm vụ then chốt, quyết định thành bại với công cuộc đổi mới
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Giữ vững vị thế, vai trò lãnh đạo của Đảng - nhiệm vụ then chốt, quyết định thành bại với công cuộc đổi mới

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Thế giới hiện đại là thế giới của những mối quan hệ đan xen và phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi quốc gia là một bộ phận của thế giới đầy biến động, là một khâu trong quá trình phân công và hợp tác quốc tế. Hợp tác trong phát triển là nhu cầu sinh tồn và phát triển của toàn bộ thế giới. Chủ nghĩa xã hội không phải là một khu vực biệt lập, một thế giới khép kín, một quốc gia XHCN, càng không phải là một "ốc đảo" trong thế giới ấy.