Bài 4: Kinh tế số - nhân tố vừa là nền tảng vừa là động lực phát triển bền vững và cất cánh

ema-1.jpg

Phát triển Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Bài 4: Kinh tế số - nhân tố vừa là nền tảng vừa là động lực phát triển bền vững và cất cánh

TS. Nhị Lê
Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Hiện nay, trong tổng thể phát triển kinh tế đất nước, không thể không lấy kinh tế số vừa làm một trong những nhân tố nền tảng vừa là một động lực lớn để nền kinh tế phát triển bền vững và cất cánh.


Đoạn tuyệt tư duy “chương hồi” kiểu “quả đấm thép”


Theo báo cáo từ Google và Temasek (Singapore), kinh tế số của Việt Nam đạt quy mô khoảng 3 tỷ USD vào năm 2015, đạt 9 tỷ USD vào năm 2018. Theo dự báo, vào năm 2025 tới đây, quy mô nền kinh tế số tại Việt Nam sẽ đạt con số 30 tỷ USD, nếu giữ vững nhịp độ tăng trưởng. Tổ chức Data61 (Australia) dự báo, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỷ USD trong 20 năm, nếu quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng và thành công.

Và, theo sự hoạch định của Nghị quyết số 52-NQ/TW, ngày 27.9.2019, qua từng mốc giai đoạn 5 năm, 15 năm từ 2025-2030, 2030-2045, chúng ta đặt mục tiêu đến năm 2045 sẽ nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực châu Á về sản xuất dịch vụ thông minh, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Người lao động Việt Nam được đặt mục tiêu sẽ trở thành nhóm nguồn lực có năng suất lao động cao, hiện đại, có năng lực làm chủ công nghệ trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế - xã hội tới môi trường, quốc phòng, an ninh.

Vì thế, trên phương diện này, tư duy về cấu trúc lại và tập trung phát triển các ngành công nghiệp cần phải thay đổi. Đoạn tuyệt tư duy “chương hồi”, kiểu “quả đấm thép”, nhưng với 19 ngành công nghiệp dàn trải, thiếu đột phá như vừa qua và duy tồn tới hiện nay.

ema-2.jpg

Nên chăng hướng vào việc kiến tạo và phát triển có thể trước hết với trọng tâm 5 ngành xứng đáng là mũi nhọn. Một là, công nghiệp phục vụ sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch. Hai là, công nghiệp phục vụ phát triển kinh tế biển (nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy hải sản, dịch vụ hàng hải…). Ba là, công nghiệp dầu khí và năng lượng xanh. Bốn là, công nghiệp “xanh” - “không có khói”. Năm là, công nghiệp tin học điện tử, bán dẫn và công nghệ số…

Trong tổng thể phát triển này, xin nhấn mạnh: “Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP”, như Đại hội XIII của Đảng dự liệu, phải là cương lĩnh hành động đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả.

Cần lưu ý và cảnh báo rằng, khi Chính phủ ban hành một chính sách điều tiết kinh tế nặng về can thiệp hay bảo trợ thiên lệch, nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước, thì thực chất là xâm phạm vào sự vận hành của nguyên lý thị trường trên nền tảng công bằng. Như thế, vừa cho doanh nghiệp một “phao cứu hộ”, một “sợi dây bảo hiểm thất bại”, vừa có nguy cơ làm đổ vỡ kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Vô hình trung, chính sách đã thủ tiêu tính công bằng, làm nản lòng và triệt tiêu động lực phát triển của doanh nghiệp. Do đó, cải cách doanh nghiệp phải là khâu đột phá theo nguyên tắc thị trường mà chúng ta kiên quyết thực thi.

Một cách tất yếu, cần đổi mới và nắm lấy khâu “đột phá của đột phá” chiến lược về thể chế nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, để tạo “đường băng” cho nền kinh tế phát triển với gia tốc mới, hội nhập thế giới và cất cánh thành công.

Ở góc độ rộng hơn, tỷ lệ công nghiệp hóa/GDP trong giai đoạn 2011-2020 được các chuyên gia ước tính vào khoảng 39%, tức thấp hơn so với 40% mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Trong khi đó, tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ/GDP trong cùng giai đoạn đạt tới 45%, tức đạt mục tiêu của các kế hoạch 10 năm qua. Điều đó càng cho thấy, trong suốt thập kỷ qua, Việt Nam mới “dịch vụ hóa” nền kinh tế chứ chưa phải để “công nghiệp hóa”. Kinh tế nông nghiệp, kinh tế biển hay kinh tế công nghiệp chế biến, chế tạo… cũng ở trong trạng thái ấy.

Do đó, xử lý mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển trên lộ trình công nghiệp hóa vẫn đang là thách thức không nhỏ đối với việc kiến tạo động lực và sự phát triển bền vững của nền kinh tế, vừa nâng cao sức cạnh tranh vừa bảo đảm sức chống chịu của nền kinh tế trên lộ trình phát triển, nhằm chuẩn bị thực lực toàn diện để chớp lấy cơ hội và cất cánh.


Kinh tế phát triển song hành với phát triển xã hội


Vấn đề phát triển của kinh tế Việt Nam hiện nay cho thấy, cần phải giải quyết ở tầm nhìn, sâu hơn là tầm chủ thuyết phát triển.

Ở đây, có hai vấn đề về phương pháp. Một là, phát triển kinh tế là “giá đỡ” vững chắc cho xã hội phát triển. Cho tới hiện giờ, khi nhiều người nhìn một cách phiến diện và cho rằng, kinh tế Việt Nam chậm phát triển là do xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và “đổ lỗi” cho doanh nghiệp nhà nước đã làm méo mó, biến dạng nền kinh tế thị trường.

Lỗi nằm ở chính phương diện thể chế thực tiễn. Và sự thật, chúng ta đã chỉ đạo chưa phù hợp, thậm chí chủ quan, có phần làm thay chức năng doanh nghiệp, trong khi thực chất cần chỉ rõ nhân tố định hướng XHCN bị lạm dụng, vô hình tạo ra thẩm quyền quá lớn cho Chính phủ trong việc can thiệp vào thị trường, doanh nghiệp nhà nước, trong khi đây chỉ là một trong số các công cụ do Chính phủ nắm giữ để dẫn dắt, khắc chế những lệch lạc của sự vận hành nền kinh tế thị trường.

Thực tiễn khẳng định, Nhân dân tham gia xây dựng chính sách, phản biện chính sách và giám sát quá trình thực hiện chắc chắn góp phần khắc phục những hạn chế của thị trường và sự quan liêu của Nhà nước nhằm xây dựng, đổi mới thể chế kinh tế, để nó không dừng lại ở mong muốn chủ quan và nền kinh tế thị trường đang xây dựng không trở nên “hoang dại” ngay ở những bước sơ khởi. Thể chế nhà nước theo đó cũng sẽ khó có nguy cơ sa vào quan liêu, tham nhũng, lạm quyền và lộng quyền như chúng ta lo ngại. Lòng Dân là thước đo đúng sai của mọi quyết sách.

Mặt khác, công việc đó càng cấp bách đòi hỏi, càng xây dựng một nền kinh tế thị trường hiện đại và hoàn bị càng cần một Nhà nước mạnh và hiệu quả, với hệ thống thể chế quản trị đủ mạnh, với rường cột là hệ thống pháp luật tiên tiến và hiện đại. Không có Nhà nước mạnh và điều tiết hiệu quả trên nền tảng pháp luật thì không có nền kinh tế thị trường nhằm bảo vệ Nhân dân; và càng không thể nói tới một hệ thống luật pháp tốt khi nó còn khập khiễng và một chính quyền bảo vệ nhân dân theo nghĩa là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân với một bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực, hiệu quả, thậm chí là tham nhũng, lợi ích nhóm, cục bộ... ngay trong phát triển doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Đến lượt mình, Nhân dân đáng lẽ phải là người trực tiếp tham gia giám sát, kiểm soát những tật bệnh nảy sinh trong quá trình vận động của nền kinh tế mà những người được ủy quyền điều hành nền kinh tế quốc gia tất dễ phạm phải... lại chưa được coi trọng ngang tầm.

Và với tư cách là cơ quan lập pháp, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân, trước yêu cầu phát triển mới, Quốc hội không thể không từng bước chuyển từ kiêm nhiệm sang chuyên nghiệp hóa, chuyển từ báo cáo sang giải trình minh bạch, chuyển từ diễn giải độc thoại sang chất vấn, đối thoại, tranh luận, phản biện, chuyển từ trách nhiệm tập thể chung chung khó định lượng sang cá thể hóa trách nhiệm… theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm để Nhân dân hành động một cách dân chủ và hiệu quả, trên phương diện này.

Bởi vậy, trên lộ trình đổi mới thể chế kinh tế, cần quan tâm xử lý một số phương châm. Thứ nhất, trên lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế, cần lượng hóa mức độ và tỷ lệ phù hợp của doanh nghiệp nhà nước trong cơ cấu kinh tế nhà nước để cân đối mức độ đầu tư một cách tương xứng, quyết không ảo tưởng và tràn lan như suốt hai thập kỷ qua, để lại những hậu quả và tổn thất nặng nề. Ở đây, quan điểm “thà ít mà tốt” đặc biệt có giá trị phương pháp luận.

Hai là, trong cơ cấu nền kinh tế, từ tầm nhìn tổng thể, cần lựa chọn những lĩnh vực then chốt, có tính “yết hầu”, có khả năng chế ngự, dẫn dắt nền kinh tế quốc gia. Theo đó, xác lập số lượng, vị thế và phát triển thực lực các doanh nghiệp nhà nước một cách căn cơ, phù hợp, quyết không dàn trải, hình thức với quan điểm phải đủ khả năng đi tiên phong và làm trụ cột trong việc giải quyết những xung đột lợi ích trên tầm vĩ mô, xử lý những “điểm nghẽn” trong phát triển kinh tế đất nước, khi các thành phần kinh tế khác bất lực hoặc không thể đảm đương.

Ba là, thách thức về cạnh tranh quốc tế. Nếu tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trên GDP năm 1985 đạt 18,2%, thì năm 2000 là 96,5% và năm 2013 là 153,9%. Điều này có nghĩa là độ mở của nền kinh tế rất lớn; là cạnh tranh đang gõ cửa từng nhà, từng thiết chế cấu thành vận hành nền kinh tế quốc gia.

Từ thực tiễn gần 40 năm đổi mới, kiến tạo thể chế, tối thiểu cần nghiền ngẫm mấy phương diện chủ yếu:

Không đột phá đổi mới hệ thể chế nhằm giải phóng mọi tiềm năng, thực lực phát triển, tạo thời cơ phát triển mới thì rất khó có sự bứt tốc thành công như mong muốn. Đây chính là giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới quan hệ sản xuất và phát triển lực lượng sản xuất. Trong sự phát triển toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, cần nắm lấy ba khâu yết hầu, có tính quyết định khắc chế những khuyết tật, khai thông những “cục nghẽn mạch”, làm chuyển động tình hình và dẫn dắt thị trường tổng thể là: thể chế thị trường tài chính - tiền tệ, thể chế thị trường đất đai và thể chế thị trường công nghệ, để kỳ vọng phát triển rút ngắn trên lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, tăng tốc phát triển nền kinh tế.

Không đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng rất khó phát triển rút ngắn, càng khó “cất cánh” nền kinh tế như kỳ vọng. Phải chăng “đột phá của đột phá” ở đây là: Tập trung chỉnh đốn, phát triển hệ thống “huyết mạch cứng”: Đường bộ cao tốc Bắc Nam, liên vùng, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tam giác, tứ giác phát triển, đường ven biển (kinh tế và quốc phòng) song hành với phương thức đi thẳng vào hiện đại hóa hệ thống hạ tầng “huyết mạch mềm” phát triển internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo và công nghệ số?

Hơn bao giờ hết, sinh tồn trong một “thế giới phẳng và không phẳng, việc phát triển ngang tầm, cấp bách “động mạch chủ” và các “động mạch” phân hệ hợp thành hệ “huyết mạch” chi phối các trung tâm giao thông hàng hải, đường bộ, hàng không, hệ thống thông tin mạng… nuôi dưỡng, phát triển nền kinh tế mang tầm chiến lược trên cơ sở tiếp tục đột phá về kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại có ý nghĩa thành bại.

ema-4.jpg

Trên cơ sở tính toán tổng thể, phù hợp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông về đường bộ, hàng không, đường biển, đường sắt, với số lượng cầu cảng, sân bay bảo đảm sự tập trung, liên thông thống nhất các vùng kinh tế dọc ba miền Bắc - Trung - Nam, cần kíp đầu tư tổng lực để xây dựng đường bộ cao tốc xuyên Việt song hành với đường sắt cao tốc xuyên Việt gắn liền với hệ thống cảng biển, cảng hàng không liên kết vùng và quốc gia, liên thông quốc tế. Phải khai thông điểm quyết định mang tầm chiến lược này,càng sớm càng hiệu quả, trước mắt trong những năm 2025-2030, nếu muốn phát triển mạnh mẽ và bền vững.

Mặt khác, chưa bao giờ như hiện nay, sự phát triển của công nghệ mạng trở thành phân hệ huyết mạch rất quan trọng hoạt động trên tất cả các mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Cùng với phân hệ huyết mạch “cứng” trên, phânhệ huyết mạch không gian mạng phải được phát triển song hành. Phát triển kinh tế thông qua hệ thống điện tử hiện nay đã vượt trên cả tự động hóa, thậm chí là điều khiển từ xa, chiếm quyền điều khiển từ nước ngoài. Tín dụng điện tử, tiền ảo, tiền công nghệ, trốn thuế… đều có thể diễn ra trên không gian mạng, đã vượt lên trên sự quản lý của một thể thức ngân hàng; nguồn gốc xuất xứ hàng thật, hàng giả, buôn lậu vượt qua khỏi lãnh thổ quốc gia.

Chúng ta đã và đang phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để giữ gìn an ninh mạng và phục vụ cho phát triển kinh tế của đất nước. Việc chủ động kết nối, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý ở địa phương và người dân; đồng thời, phải bảo vệ bí mật quốc gia, bởi đây là tài nguyên quốc gia, liên quan đến chính trị, xã hội, thậm chí cả chủ quyền quốc gia… phải được coi là những công việc rất quan trọng trong phát triển kinh tế, không kém bất cứ một không gian phát triển kinh tế hay chính trị nào khác.

Phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Mở rộng mọi con đường đầu tư phát triển trung tâm đổi mới sáng tạo để thu hút nhân tài, trước hết là các chính trị gia, kỹ trị gia và doanh nhân; đồng thời, kết nối với các trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu trên thế giới bằng Internet, cung cấp, để cùng chia sẻ và thu hút đa chiều để họ, trực tiếp là các doanh nhân trên thế giới đến Việt Nam đầu tư và làm việc, và ngược lại; cần bắt đầu từ việc tạo ra những thiết chế và điều kiện để kết nối đất nước với các trung tâm công nghệ khác trên thế giới như Silicon Valley đã và đang hợp tác với Việt Nam…

ema-5.jpg

Có thể bắt tay ngay trong việc thiết kế sản xuất thiết bị để kết nối với nhà, đường sá, xe hơi... tất cả mọi thứ với nhau trong 15 năm tới, từ đó tạo nền tảng cho nông thôn thông minh, đô thị thông minh, nhất cần dẫn đầu trong các cảm biến về Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, phân bổ nguồn lực, số hóa; quan tâm xứng đáng lĩnh vực giáo dục, các cuộc thử nghiệm, trao quyền đầu tư, với tinh thần khởi nghiệp, nỗ lực lấy con người làm trung tâm cho phép mở rộng cộng đồng nông thôn và thành thị…

Nói khái quát, không có “động mạch chủ” và “hệ huyết mạch” đa dạng, hoàn bị, thông suốt này trong “cơ thể sống” của đất nước không thể nói tới việc xây dựng, phát triển tầm nhìn, tư duy, càng khó có thể tạo nên sức mạnh có ý nghĩa nền móng của nền kinh tế song hành với phát triển xã hội và hội nhập thế giới, vận hành với một thể chế tương dung, trên nền tảng hệ kết cấu hạ tầng thích dụng, tương xứng song hành với phát triển nguồn nhân lực đủ sức dẫn dắt, thực thi tổng thể sự phát triển quốc gia.

Việt Nam với kỷ nguyên mới

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển
Sự kiện nổi bật

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Đứng trước khởi điểm lịch sử mới của đất nước, khởi đầu hành trình mới của ASEAN, chuẩn bị cho dấu mốc 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, thời điểm này chính là lúc tất cả chúng ta cùng nhìn lại và đánh giá những gì ASEAN đã, đang và sẽ làm, để xác định hướng tham gia và đóng góp của chúng ta cho tương lai của ASEAN, cũng chính là đóng góp cho tương lai của mỗi quốc gia thành viên và cho chúng ta.

Thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm như lời hiệu triệu, thúc giục tinh thần hành động, đổi mới sáng tạo
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm như lời hiệu triệu, thúc giục tinh thần hành động, đổi mới sáng tạo

Sáng nay, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Đây là hội thảo đầu tiên bàn về “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, đặt cơ sở để các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục đi sâu nghiên cứu, luận giải, làm sáng rõ và đầy đủ hơn nội hàm, định hướng, trụ cột phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương Lại Xuân Môn phát biểu đề dẫn Hội thảo
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, mọi người dân Việt Nam đều được phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, văn minh

Sáng nay, 15.11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn". Trong phát biểu kết luận Hội thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, TS. Lại Xuân Môn cho biết, qua 51 bài tham luận, đặc biệt là qua 12 ý kiến phát biểu, trao đổi tại Hội thảo, chúng ta đã thống nhất và làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn rất cơ bản về “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Chúng ta khẳng định những định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm là những định hướng chiến lược được hình thành trên những cơ sở khoa học vững chắc, có sức thuyết phục, dẫn dắt cao.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Phường Quán Thánh, Hà Nội
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Chống lãng phí nhìn từ chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”

Tối 12.11, dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, các địa phương, trong đó có Hà Nội, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí; mỗi người dân tăng cường thực hành và giám sát việc tiết kiệm, chống lãng phí. Thông điệp của Tổng Bí thư cho thấy, chống lãng phí không chỉ là trách nhiệm của chính quyền, mà còn là một phần không thể thiếu trong ý thức và hành động của mỗi công dân.

Nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

* Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị

* Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự

Ngày 6.11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị các nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng đã được hoàn thiện, chỉnh sửa một bước sau Hội nghị Trung ương lần thứ 10 khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị.

Phát triển kinh tế xanh và thị trường tín chỉ carbon
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Phát triển kinh tế xanh và thị trường tín chỉ carbon

Sự phát triển vừa tuần tự, vừa nhảy vọt của sức sản xuất trên thế giới đương đại đang xuất hiện nhiều nét mới nổi bật. Đó là kinh tế công nghiệp truyền thống đang chuyển thành kinh tế hậu công nghiệp, kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là nền kinh tế được điều hành, quản lý, chi phối bởi trí tuệ. Các sản phẩm của kinh tế này đều hàm chứa chất xám nên ngày càng “tinh khôn”, phục vụ đắc lực cho nhu cầu ngày càng cao và đa dạng, phong phú của con người.

Tổng Bí thư Tô Lâm
Việt Nam với kỷ nguyên mới

"TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ"

Lời Tòa soạn: Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, tăng cường hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trước yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết quan trọng về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ." Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn Bài viết:

Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước sáng 4.11.2024
Chính sách và cuộc sống

Chọn nhầm người là lãng phí lớn nhất

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội hôm qua, 4.11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ hoàn toàn nhất trí với quan điểm và thông điệp đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về công cuộc chống lãng phí bởi thực tế cho thấy, lãng phí đang thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định)
Thời sự Quốc hội

Nếu chống lãng phí thành công như chống tham nhũng, đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, chế tài xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao, còn có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý.

Cấp bách hoàn thiện, triển khai hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí
Quốc hội và Cử tri

Cấp bách hoàn thiện, triển khai hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí

TS. Bùi Ngọc Thanh - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Tại khoản 2, Điều 3 Quy định 144/TW ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về “Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới” đã khẳng định “... không xa hoa, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức và các nguồn lực vật chất khác của tập thể và cá nhân”. Trong bài viết “Chống lãng phí”, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa nhấn mạnh “... công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách”. Trong đó, Tổng Bí thư đặc biệt nhấn mạnh, chống lãng phí trong việc sử dụng nhân lực, rút ngắn thời gian thực hiện các công trình, tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị lao động Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ngày 30.10.2024
Diễn đàn Quốc hội

Chống lãng phí và việc xây dựng, hoàn thiện thể chế

Lê Việt Trường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn là vấn đề mang tính thời sự, được Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội quan tâm đặc biệt. Mới đây nhất, trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết quan trọng với tiêu đề "Chống lãng phí".

KỶ NGUYÊN MỚI RẠNG RỠ VIỆT NAM
Theo dòng sự kiện

KỶ NGUYÊN MỚI RẠNG RỠ VIỆT NAM

Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: "Với thế và lực đã tích luỹ được sau 40 năm đổi mới, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với những thời cơ, thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta hội tụ đủ những điều kiện cần thiết... để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

TS. Việt
Quốc hội và Cử tri

Muốn pháp luật có giá trị lâu dài, phải đánh giá tác động toàn diện

“Một trong những yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra cho Quốc hội là bảo đảm “các quy định của pháp luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài”. Muốn vậy, cần có đánh giá tác động toàn diện, với các số liệu cụ thể, thuyết phục”, TS. NGUYỄN QUỐC VIỆT, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) chia sẻ.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Diễn đàn Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Trong bối cảnh đất nước không ngừng phát triển, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến với vận tốc thiết kế lên đến 350 km/h. Đây không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông mà còn là biểu tượng của khát vọng vươn mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Ảnh QUANG KHÁNH
Quốc hội và Cử tri

Mong chờ những quyết sách thể hiện ý nguyện của Nhân dân

Trong những ngày cuối thu, cả nước đang hướng về Hội trường Diên Hồng, theo dõi Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Đây là một trong những sự kiện chính trị lớn của đất nước diễn ra trong thời điểm quan trọng, là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 (Khóa XIII), đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, giải quyết nhiều vấn đề quan trọng khác của đất nước, tạo tiền đề đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam như lời mở đầu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Kỳ họp.

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Đức trị và pháp trị trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chính trị

Đức trị và pháp trị trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết quan trọng với tựa đề “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đã khẳng định, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị. Cán bộ, đảng viên cần phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, từ đó tạo ra một bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, phục vụ lợi ích của người dân và doanh nghiệp.

Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chính trị

Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lời Tòa soạn: Cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã và đang từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết quan trọng với chủ đề "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa".

Bài cuối: Đột phá kiến tạo và thực thi Chiến lược phát triển nhân lực quốc gia
Quốc hội và Cử tri

Bài cuối: Đột phá kiến tạo và thực thi Chiến lược phát triển nhân lực quốc gia

TS. Nhị Lê- Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Không một cuộc vận động chính trị nào có thể thành công, nếu không xây dựng thành công môi trường xã hội - chính trị tương dung và lôi cuốn toàn xã hội tham gia. Công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ trong kỷ nguyên mới càng đòi hỏi như vậy.