Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng hiện nay

Bài 3: Đổi mới phương thức lãnh đạo - nhân tố quyết định thành công công việc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Một nội dung quan trọng nữa trong đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền đó là đổi mới và thực thi nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc căn bản quán xuyến toàn bộ việc hoạch định và xác quyết đường lối chính trị lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Đường lối chính trị, đường lối tổ chức và đường lối cán bộ là 3 trong số những quyết định khó khăn nhất nhưng quyết định nhất của nội dung cầm quyền mà phương thức lãnh đạo, cầm quyền phải thực thi bảo đảm công cuộc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng thành công.

Lựa chọn phương pháp hữu hiệu nhất để thực hiện thành công các quyết sách

Ở đây, đổi mới phương thức lãnh đạo, suy cho cùng, là lựa chọn con đường ngắn nhất, phương pháp hữu hiệu nhất để thực hiện thành công nội dung các quyết sách, tức nội dung lãnh đạo của Đảng ở tất cả các cấp bộ đảng, trên tất cả các lĩnh vực và địa bàn trong cả nước; là một trong những nhân tố quyết định thành công công việc lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

Đảng ta thực thi chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đó là thiết chế hoạt động, là nguồn gốc và bảo đảm sức mạnh lãnh đạo của Đảng. Thiết chế đó bảo đảm sự lãnh đạo tập trung của tập thể cấp ủy, trên cơ sở dân chủ thảo luận, tranh luận và ra quyết nghị, nhưng đồng thời hoàn toàn cho phép và bảo đảm dân chủ rộng rãi tối đa trong việc tìm tòi biện pháp thực thi nghị quyết một cách chủ động và độc lập. Vì, chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói. Đó là con đường tối ưu tiếp cận sự thật, hành động theo chân lý.

Vì thế, tính chủ động, độc lập và chịu trách nhiệm cao nhất và trước hết của người đứng đầu cấp ủy cũng như mọi thành viên, đảng viên thực thi quyền của mình, theo sự phân công, trước cơ quan lãnh đạo và tổ chức đảng đương nhiên rộng mở, là một bảo đảm, điều kiện và môi trường cổ vũ tìm tòi sáng tạo mọi con đường cho việc lựa chọn phương thức lãnh đạo phù hợp, hiệu quả nhất. Ở phương diện này, khi mọi người đã phát biểu ý kiến, tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùng chân lý, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói. Ở phương diện này, óc độc lập sáng tạo và óc phản biện, tinh thần quyết đoán, chịu trách nhiệm, không độc quyền, đặc quyền của người đứng đầu trước tập thể cấp ủy có ý nghĩa rất quan trọng và cần được bảo vệ.

4cd8683ad8297e772738162-3606-7894-3482.jpg
Toàn cảnh Phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

Chỉ có như vậy, mới có khả năng làm gương và cổ vũ sự thảo luận, tranh luận trong cấp ủy, tổ chức đảng, chịu trách nhiệm trước hết về các quyết sách tập thể được xây dựng một cách dân chủ, chín muồi và tập trung chắc chắn trước đảng viên và đối với cấp trên. Người chủ trì công việc của cấp ủy khuyến khích và bảo vệ quyền dân chủ thảo luận, tự do tranh luận, biết chờ đợi, trân trọng và lắng nghe, nhất là các ý kiến khác nhau của đảng viên trong thảo luận, xây dựng các quyết sách của cấp ủy.

Đó là con đường ngắn nhất dẫn dắt tập thể cấp ủy đi tới chân lý và tổ chức hiệu quả thực tiễn nghị quyết; là sự khẳng định và đo lường về trách nhiệm trước hết theo quyền trong thực thi nhiệm vụ của cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy. Nghị quyết của cấp ủy là pháp lệnh tối cao đối với mọi đảng viên.

Theo đó, đổi mới cơ chế về mối quan hệ giữa người đứng đầu cấp ủy với tập thể cấp ủy và tổ chức đảng theo hướng tập trung quyền của người đứng đầu gắn với trách nhiệm cá nhân từng thành viên một cách cụ thể, dân chủ và triệt để trên cơ sở Điều lệ Đảng. Đó là chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách một cách cụ thể nhằm cấp bách khai thông các điểm “nghẽn” về quyền gắn với trách nhiệm của cá nhân và của tập thể, giữa cá nhân với tập thể, giữa cấp trên với cấp dưới. Ngăn chặn những thói, thậm chí là bệnh hoạn trong việc sử dụng quyền và thực thi trách nhiệm ở các tổ chức đảng hiện nay nói chung, người đứng đầu cấp ủy nói riêng: lạm quyền, lộng quyền, độc đoán, tự do phi dân chủ, nói và làm trái nghị quyết của tập thể, của tổ chức đảng, thậm chí thói vô chính phủ, tệ lộng quyền, lạm quyền trong việc thực thi quyền và trách nhiệm, tự biến mình thành những “ông vua con” với những “bầu trời riêng” trong các cấp ủy.

Đồng thời, dỡ bỏ những “gia đình, họ mạc trị”, nạn bè cánh, tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” giữa cá nhân với tổ chức, giữa người đứng đầu với các thành viên cấp ủy, trong xây dựng và thực thi nghị quyết. Ngăn chặn và đẩy lùi tệ cát cứ, cục bộ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo giữa các thành viên tập thể cấp ủy với nhau; tệ né tránh, đùn đẩy, thậm chí trốn tránh trách nhiệm, tệ phi dân chủ, thậm chí đối lập quyền và trách nhiệm của mọi đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy; tệ dân chủ vô chính phủ trong thực thi nghị quyết của Đảng; tệ xa dân, tự mình cách bức với đồng chí và xa lánh, trốn tránh trách nhiệm với tổ chức đảng và cơ sở. Tất cả điều đó làm tổn hại tới năng lực lãnh đạo, thanh danh và uy tín của Đảng trên phương diện này, nhất định phải được ngăn chặn và bị tẩy trừ.

Nói gọn lại, thật sự dân chủ bảo đảm tập trung trong việc định ra quyết sách, tự do tìm kiếm phương pháp thực thi quyết sách một cách độc lập, dân chủ và tôn trọng mọi sự sáng tạo là bản chất của việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tập trung thể hiện ở người đứng đầu cấp ủy, là tất yếu. Ở đây, người đứng đầu cấp ủy phải trở thành tấm gương về thực thi công việc đó. Như thế, nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng mới “tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”, mới “là đạo đức, là văn minh”.

Bảo đảm quyền gắn chặt với trách nhiệm

Bốn là, đổi mới phải bảo đảm quyền gắn chặt với trách nhiệm nhằm hành động đồng bộ, thống nhất, dân chủ theo Điều lệ Đảng và pháp luật.

Theo đó, quyền phải gắn với trách nhiệm. Đặt ra quyền phải đặt ra đồng thời trách nhiệm theo quyền một cách tương hợp và hữu cơ; và ngược lại, nói tới trách nhiệm là nói tới quyền một cách trực tiếp và chính đáng. Và, thực thi trách nhiệm theo quyền được trao chính là bảo vệ vô điều kiện việc dân chủ thực thi quyền do cấp ủy và tổ chức đảng, cấp trên trao hoặc ủy quyền, bảo đảm cân bằng quyền lực một cách tập trung dân chủ. Chống mọi hình thức độc quyền, đặc quyền song hành với chống trốn tránh trách nhiệm, rũ bỏ trách nhiệm cầm quyền. Nó là nguồn gốc sức mạnh, uy tín lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Tách rời chúng hay hạ thấp mặt nào đều là vô hình hạ thấp mặt kia và thủ tiêu cả hai.

Vì vậy, tiếp tục hoàn thiện và cụ thể hóa các quyền, trách nhiệm bằng thể chế việc nắm lấy pháp luật để lãnh đạo, cầm quyền theo Điều lệ Đảng và hệ thống luật pháp bằng thể chế hóa thành các quy chế, quy định, bảo đảm phù hợp với các loại hình tổ chức đảng ở tất cả các cấp, toàn diện các lĩnh vực… một cách đồng bộ, thống nhất. Đây là mối quan hệ giữa nhiệm vụ - quyền lực - trách nhiệm. Quyền là điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ, nếu thấp thì không đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ, nếu cao sẽ sinh ra lạm quyền hoặc lộng quyền. Do đó, quyền trách nhiệm phải tương xứng với nhau và phù hợp với nhiệm vụ. Đó là riềng mối của việc đổi mới thể chế gắn quyền với trách nhiệm, nhiệm vụ của các tổ chức đảng, của mọi đảng viên.

Vì vậy, hiện nay, cần thiết tiếp tục cải cách, cấu trúc lại hệ thống bộ máy của Đảng và tổ chức đảng trong các thành viên của hệ thống chính trị thật sự gọn, nhẹ, tinh thông, phù hợp, chuyên nghiệp, đúng chức năng, bảo đảm không trùng lắp, không chồng chéo, không trung gian và không khép kín. Tiếp tục mở rộng quyền gắn chặt với trách nhiệm theo nhiệm vụ một cách minh bạch, trong phạm vi cho phép, của người đứng đầu thống nhất song hành với tăng quyền quyết định, kiểm soát quyền, ủy quyền và quyền phúc quyết của cấp ủy; đồng thời, phân cấp, phân quyền cho các cấp ủy thực thi kiểm soát, giám sát quyền trong hệ thống bộ máy của Đảng, trực tiếp đối với người đứng đầu và cấp ủy nhằm ngăn chặn sự tha hóa, thoái hóa và những biến thái khác của quyền lực. Người đứng đầu giữ quyền tổng thể trước cấp ủy, trước cấp trên và cấp ủy cấp dưới (và đảng viên) một cách tập trung trên cơ sở phân công một cách dân chủ các thành viên cấp ủy theo chế độ ủy quyền hoặc thay mặt… gắn với trách nhiệm cụ thể trong thực thi nhiệm vụ theo quyết nghị của cấp ủy một cách tự do, minh bạch nhưng thống nhất và tập trung.

Người đứng đầu cấp ủy cần ý thức chủ động sẵn sàng rời khỏi chức vụ (từ chức, huyền chức, xin miễn chức vụ…), khi không hoàn thành nhiệm vụ hay vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và Điều lệ của các đoàn thể. Ai không có khả năng chịu trách nhiệm thì nên thôi, không thể xứng đáng cầm quyền và càng không thể được làm người lãnh đạo nữa. Đó là biểu hiện về sự tự giác và nghiêm minh trong việc thực thi quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy theo nhiệm vụ. Đó chính là sự tự giác về trách nhiệm công vụ; cũng là liêm sỉ, lòng tự trọng của cá nhân đảng viên, trước hết đảng viên giữ chức vụ trong Đảng.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại Hội thảo
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận - nền tảng cho mọi quyết sách

Nhấn mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận là nền tảng cho mọi quyết sách, tại Hội thảo khoa học quốc gia công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đại biểu đề nghị, cần đẩy mạnh gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, các cơ quan nghiên cứu cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để triển khai các dự án thí điểm, từ đó rút ra bài học thực tiễn. Xây dựng mạng lưới học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu nhằm phát triển các giải pháp lý luận sáng tạo.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu tham dự phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Xây dựng Đảng về văn hóa bắt đầu từ chính mỗi đảng viên

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Trong rất nhiều công việc, cấp bách 6 trọng sự. Trước tiên là bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lenin - “lực lượng tư tưởng hùng mạnh chỉ đạo Đảng chúng tôi, làm cho Đảng chúng tôi có thể trở thành hình thức tổ chức cao nhất của quần chúng lao động, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc chúng tôi”(24) - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định - một cách độc lập, sáng tạo nhằm cung cấp tri thức lý luận chính trị hết sức căn bản; đồng thời, đào tạo đảng viên một cách toàn diện về tri thức văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, tri thức lãnh đạo, quản lý, các kỹ năng “mềm”, năng lực công nghệ hiện đại… làm nền tảng xây dựng và phát triển văn hóa Đảng và văn hóa của đảng viên.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 2: Dự báo những nhân tố phi văn hóa, phản văn hóa trong xây dựng, thực hành văn hóa của đảng viên

“Đảng ta không phải từ trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra”(22). Hơn nữa, “Đảng ta là một Đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng”(23).

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 1: Văn hóa Đảng - dòng chủ lưu và phát triển trong dòng chảy văn hóa dân tộc

Lời Tòa soạn: Trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc xây dựng và phát triển văn hóa đảng viên không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là nền tảng cho sự bền vững của Đảng và dân tộc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh – Phát triển văn hóa của đảng viên trong kỷ nguyên mới”.

toàn cảnh Hội thảo
Chính trị

Lý luận phải đồng hành, vươn lên dẫn đường cho thực tiễn trong kỷ nguyên mới

Tại Hội thảo quốc gia về Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đại biểu nhấn mạnh, cần tiếp tục quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn gắn với đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu một cách thiết thực, khoa học, hiệu quả, bảo đảm lý luận phải đồng hành với thực tiễn và vươn lên dẫn đường cho thực tiễn trong kỷ nguyên mới.

Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII thảo luận nhiều vấn đề quan trọng chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Hết sức bền bỉ, công phu, tăng "sức đề kháng" để bảo vệ Đảng

Xây dựng văn hóa trong Đảng phải hết sức bền bỉ, công phu, thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Phải làm cho toàn Đảng, từng tổ chức đảng, từng cán bộ, đảng viên có nhận thức đúng về văn hóa Đảng, làm văn hóa Đảng trở thành những giá trị đặc trưng cho một đảng cách mạng chân chính và hiện đại, thành nhu cầu trong Đảng và của đảng viên. Phải làm cho Đảng tăng sức đề kháng để bảo vệ mình vì suy đến cùng sức mạnh của Đảng là sức mạnh về văn hóa.

Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Quốc hội và Cử tri

Bài 3: Xây dựng những cán bộ tốt, đảng viên tốt

Trong bối cảnh hiện nay, nước ta phải hướng đến xây dựng những cán bộ tốt hay cụ thể hơn, đó là những đảng viên tốt. Đảng chú trọng công tác cán bộ vừa là quyền hạn nhưng cũng là trách nhiệm trước sự tồn vong của Đảng, sự hưng thịnh của đất nước, của chế độ. Để đi tới được kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thì Đảng phải quản trị cho được đội ngũ cán bộ thật sự toàn diện, nghiêm minh. Có được cán bộ, đảng viên tốt, văn hóa trong Đảng cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận.

Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa.
Chính trị

Bài 2: Mỗi đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng

Để tiếp tục phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên trong xây dựng văn hóa Đảng, Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới đã được ban hành. Có thể thấy, nếu mỗi cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hiểu rõ và tự giác thực hiện đầy đủ Quy định 144 - QĐ/TW, thì đây chính là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, sự xói mòn về phẩm chất đạo đức, tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, xa rời quần chúng. Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương thì hàng triệu đảng viên sẽ là những tấm gương sáng, toàn Đảng sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với Nhân dân.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới ngày 15.1.2025
Chính trị

Bài 1: Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - hồn cốt của văn hóa trong Đảng

Lời Tòa soạn: Văn hóa trong Đảng là những giá trị văn hóa tốt đẹp mà Đảng ta đã lựa chọn, vun đắp, xây dựng, đổi mới và phát triển trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đó là những giá trị văn hóa được kết tinh từ truyền thống văn hóa dân tộc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước; được tiếp thu, bổ sung những giá trị tinh hoa của văn hóa nhân loại trong thời đại mới, với nền tảng, hạt nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin; được khơi nguồn, soi sáng và dẫn dắt bởi tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; được kiểm nghiệm, khẳng định trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài về "Xây dựng văn hóa trong Đảng" với mong muốn cung cấp thêm thông tin về chủ đề đặc biệt quan trọng này.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang phát biểu khai mạc Hội nghị quán triệt, triển khai Luật Công đoàn 2024. Ảnh: Hải Nguyễn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Minh chứng hùng hồn nhất bác bỏ những luận điệu xuyên tạc

Trước mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch và việc Việt Nam buộc phải cụ thể hóa quy định thành lập “Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp” theo cam kết quốc tế, tổ chức Công đoàn Việt Nam cần nâng cao vai trò, sứ mệnh của mình, để người lao động tin tưởng, gắn bó với “mái nhà chung” – nơi đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ. Đây là câu trả lời xác đáng, minh chứng hùng hồn nhất bác bỏ những luận điệu xuyên tạc.

Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang bàn giao nhà Mái ấm Công đoàn tặng đoàn viên công đoàn. Ảnh: Mỹ Linh
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 4: Vững tin trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc

Ngoài đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích đoàn viên, người lao động, Công đoàn Việt Nam luôn đi đầu phát động, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước; là chỗ dựa tinh thần vững chắc để công nhân, lao động tin vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, tin vào sứ mệnh của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Qua đó, tăng sức đề kháng cho công nhân lao động trước những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch trên không gian mạng.

Người biểu tình đốt phá nhà ở thủ đô Dhaka, Bangladesh vào tháng 7.2024
Chính trị

Bài 3: Mưu đồ chiến lược “không đánh mà thắng”

Việc các thế lực phản động trong nước, quốc tế câu kết với nhau, dùng con bài dân chủ, nhân quyền mà trực tiếp là con bài “Công đoàn độc lập” để ép Việt Nam phải đi theo quỹ đạo của chúng vạch ra thực chất là để thực hiện mưu đồ chiến lược “không đánh mà thắng”.

Biểu tình của Công đoàn Đoàn kết tại thành phố Kraków, Ba Lan, tháng 5.1989. Ảnh: Tư liệu
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 2: Làm xáo trộn niềm tin, gây mất đoàn kết

Thực chất con bài “Công đoàn độc lập” chỉ là cái vỏ. Mục đích của các thế lực thù địch trong, ngoài nước là làm cho niềm tin của công nhân, người lao động trong nước bị xáo trộn, gây mất đoàn kết để tiến tới mục tiêu xa hơn là tạo ra lực lượng đối lập, sử dụng phương thức đấu tranh bất bạo động, gây bất ổn chính trị tiến tới sử dụng “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố” để lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Những bài viết kêu gọi thành lập công đoàn độc lập đăng tải trên không gian mạng
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: “Công đoàn độc lập” – “mũi tiến công số một”

Những năm gần đây, cụm từ “Công đoàn độc lập” được nhắc rất nhiều trên truyền thông đại chúng. Đặc biệt, từ cuối tháng 4, đầu tháng 5.2024, khi biết kế hoạch tổ chức Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và Hội nghị thượng đỉnh Geneva về nhân quyền và dân chủ tổ chức, hàng loạt câu hỏi đặt ra là: tại sao lại có hiện tượng này; tổ chức nào và ai là những kẻ đứng sau; thực hiện nhằm mục đích gì trong khi tại Việt Nam có đầy đủ hệ thống công đoàn được pháp luật quy định?

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp với Thường trực các Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng và Ban Chỉ đạo tổng kết 40 năm Đổi mới cho ý kiến về những chủ trương lớn vào Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Phát triển nguyên tắc đổi mới và phát triển kỷ nguyên mới

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Đổi mới là một yêu cầu khách quan, một đòi hỏi của chính thực tiễn công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta, nhằm nhận thức đúng hơn về CNXH, khắc phục những mặt trì trệ, đẩy nhanh quá trình xây dựng xã hội XHCN một cách hợp quy luật, đạt hiệu quả cao, củng cố và tăng cường CNXH.

Bài 1: Mệnh lệnh phát triển đất nước và phát triển nguyên tắc kiến tạo kỷ nguyên mới
Chính trị

Bài 1: Mệnh lệnh phát triển đất nước và phát triển nguyên tắc kiến tạo kỷ nguyên mới

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Lời Tòa soạn: Để góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn 40 năm đổi mới, chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Mệnh lệnh đổi mới và phát triển nguyên tắc kỷ nguyên mới”.

Một số tiết mục tại Chương trình nghệ thuật đặc biệt mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới với chủ đề "95 năm - Ánh sáng soi đường" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND TP. Hà Nội và các đơn vị liên quan tổ chức. Ảnh: Lâm Hiển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 2: Đảng là đạo lý và trí tuệ Việt Nam

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Năng lực và trách nhiệm cầm quyền của Đảng hiện nay, tối thiểu về phương diện đổi mới tư duy và tổ chức thực tiễn, nổi bật 10 loại vấn đề mang tính quy luật và quy luật chính trị mang ý nghĩa phương pháp luận cơ bản và cấp bách cần giải quyết.