Khóa tu mùa hè Chùa Ba Vàng - hành trình 15 năm ươm mầm đạo đức, trí tuệ cho thế hệ trẻ:

Bài 2: Thông điệp gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc và bảo vệ hòa bình thế giới

Thầy Trụ trì Chùa Ba Vàng Thích Trúc Thái Minh chia sẻ, dẫu rằng trong cả một năm, các khóa sinh chỉ có một tuần về chùa tu học Khóa tu mùa hè (KTMH) nhưng một tuần ấy cũng “hâm nóng” những điều tốt đẹp, tưới tẩm những hạt giống thiện lành trong các khóa sinh...

Khẳng định những lợi ích thiết thực

Thông thường, mỗi năm Chùa Ba Vàng tổ chức 4 KTMH. Trong đó, chỉ riêng khóa tu “Búp sen hồng” tổ chức cho các cháu học không quá 4 ngày. Còn lại 3 khóa đều diễn ra 7 ngày và trong 7 ngày ấy, các bạn trẻ được học, được tham gia rất nhiều hoạt động, chương trình hoạt động thiết thực, bổ ích, giúp rèn luyện tính tự lập, kết tình bạn muôn phương, phát triển trí tuệ, đạo đức, kỹ năng sống...

Bài 2: Thông điệp gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc và bảo vệ hòa bình thế giới -0
Bài 2: Thông điệp gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc và hòa bình thế giới -0
Sân chính điện Chùa Ba Vàng sôi động các hoạt động của khóa sinh KTMH 

Trước hết, các khóa sinh KTMH được nghe Thầy Trụ trì giảng pháp về chủ đề nhân quả, hiếu đạo. Từ đó, giúp các cháu tăng trưởng tâm hiếu, biết yêu thương, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; học hiểu nhân quả, chừa bỏ những việc xấu ác và tích cực làm những việc thiện lành để có được nhân quả tốt trong cuộc sống.

Trong chương trình tu học, các khóa sinh KTMH Chùa Ba Vàng thường được giao lưu, gặp gỡ với người nổi tiếng, những người có ảnh hưởng tích cực đến giới trẻ, để học hỏi những kiến thức xã hội thiết thực, được truyền cảm hứng, động lực cố gắng, phấn đấu học tập, rèn luyện hơn trong tương lai.

Bài 2: Thông điệp gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc và hòa bình thế giới -0
Bài 2: Thông điệp gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc và hòa bình thế giới -0
KTMH là nơi các bạn trẻ dễ dàng gắn kết với nhau qua các hoạt động

Các khóa sinh cũng được học lễ Phật, ngồi thiền để tập lắng tâm, nhìn nhận bản thân từ bên trong, giúp cho tâm trí sáng suốt, tăng khả năng tập trung, tư duy, ghi nhớ và sáng tạo trong học tập.

Đáng chú ý, các bạn trẻ còn được tham gia các cuộc thi dân vũ. Qua đó, giúp các con khám phá và phát huy thế mạnh, tài năng của bản thân; phát triển trí sáng tạo, khiếu thẩm mỹ, tự tin trước đám đông và có ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp.

Đồng thời, được khám phá nét đẹp văn hóa dân gian qua phiên chợ quê truyền thống, gắn kết tình bạn qua các trò chơi dân gian thú vị và đặc sắc thời thơ ấu. Được giao lưu, học hỏi từ những người bạn giỏi giang, trí tuệ, có thành tích học tập rất cao và vô cùng tài năng trong khóa tu mùa hè qua các thời khóa sinh hoạt nhóm. Và còn rất nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa, bổ ích khác. Đây sẽ là những hành trang quý giá của các bạn trẻ trong cuộc sống tương lai.

Gửi thông điệp về trách nhiệm đối với cội nguồn văn hóa dân tộc...

GS. TSKH, Nhà giáo Nhân dân Vũ Minh Giang cho biết: Sức mạnh của người Việt Nam đến từ truyền thống văn hóa, sức mạnh văn hóa và truyền thống đoàn kết, ý chí kiên cường bất khuất, tự tin, không khuất phục, không cam chịu.  

Một điều hết sức đặc biệt, là sự đa dạng trong văn hóa của Việt Nam, một nước không lớn nhưng có 54 dân tộc, đa dạng văn hóa Bắc – Trung - Nam. Người Việt Nam lấy sự mềm dẻo, khéo léo như một sức mạnh, như một đặc trưng. Khả năng giỏi linh hoạt, thích ứng, giỏi tiếp biến, là phẩm chất của dân tộc Việt Nam và là một sức mạnh của văn hóa Việt Nam.

Bài 2: Thông điệp gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc và hòa bình thế giới -0
Bài 2: Thông điệp gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc và hòa bình thế giới -0
Cuộc thi Bảo vệ môi trường - Thời trang tái chế hướng về cội nguồn đã thành công viên mãn với những bộ trang phục dự thi ấn tượng của 25 nhóm  

Theo GS.TSKH, Nhà giáo Nhân dân Vũ Minh Giang, như ước nguyện của Bác Hồ: “Non sông Việt Nam có tươi đẹp hay không, có bước lên đài vinh quang hay không, có sánh vai được với các cường quốc năm châu hay không, một phần lớn nhờ vào công học tập của các cháu”. Nhưng việc học tập phải hiểu theo nghĩa toàn diện. Đó là chúng ta phải khơi dậy một khát vọng của dân tộc, trở thành một đất nước phồn vinh, phát triển.

Để điều này trở thành hiện thực, bên cạnh học khắp thế giới, chúng ta phải tìm được cái mạnh của chính đất nước dân tộc mình. Sự phát triển phải đi trên đôi chân của chính mình và sức mạnh nội lực ấy, nằm trong truyền thống lịch sử cội nguồn văn hóa... Thông điệp này được khóa sinh KTMH Chùa Ba Vàng lần 2 với chủ đề “Kết bạn bốn phương” gửi đi khi tham gia chương trình: “Bảo vệ môi trường - Thời trang tái chế hướng về cội nguồn lịch sử văn hóa dân tộc”.

Bài 2: Thông điệp gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc và hòa bình thế giới -0
Những bộ trang phục tái chế chủ đề về Lạc Long Quân, Âu Cơ gợi nhắc cho mỗi người con Việt về cội nguồn tổ tiên, sự tự hào và lòng tự tôn dân tộc
Bài 2: Thông điệp gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc và hòa bình thế giới -0
Các bạn khóa sinh trong bộ trang phục chủ đề áo bà ba chụp ảnh lưu niệm cùng Thầy Trụ trì, chư Tăng và Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng

Chương trình đã giúp các khóa sinh tham gia KTMH lần 2 phát huy trí tuệ, tài năng, sáng tạo, khiến người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, trước những bộ trang phục của 54 dân tộc Việt Nam được thiết kế từ “rác” (bao bì dứa,  vải giấy, vỏ lon...). Từ trang phục các dân tộc ít người, đến áo dài Việt Nam, trang phục thời Trần và trang phục Lạc Long Quân - Âu Cơ... đều tuyệt đẹp, lộng lẫy.

Khi thực hiện những bộ trang phục này, các khóa sinh KTMH đã say mê tìm hiểu về lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, để học được những bài học giá trị, hướng về cội nguồn đất Việt, cũng như khắc sâu ý thức bảo vệ môi trường - vấn đề cấp bách hiện nay.

Đây còn là cơ hội giúp các chủ nhân thế hệ tương lai có cơ hội tìm hiểu về cội nguồn, về những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc. Chương trình tu học mới mẻ này, không chỉ khơi dậy trí tuệ, sáng tạo của khóa sinh KTMH biết tận dụng những đồ vật thải bỏ và gửi đi thông điệp bảo vệ môi trường: “Biến rác thành vàng, bảo vệ thiên nhiên, làm đẹp văn hóa”.

... bảo vệ Phật pháp, bảo vệ hòa bình thế giới

 Đây là thông điệp của KTMH Chùa Ba Vàng lần 3 - “Thắp sáng trí tuệ” chuyển tải đi muôn phương từ chương trình bảo vệ môi trường thời trang tái chế - hướng về hòa bình thế giới.

Bài 2: Thông điệp gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc và hòa bình thế giới -0
Bài 2: Thông điệp gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc và hòa bình thế giới -0
Ánh sáng Phật Pháp và hòa bình nhân loại là bộ trang phục của lớp Cầu Vồng

Thông qua các bộ trang phục, thể hiện ánh sáng Phật Pháp và hòa bình nhân loại lấy cảm hứng từ nạn phân biệt chủng tộc trên thế giới của lớp Cầu Vồng (KTMH Chùa Ba Vàng) mong muốn toàn thế giới sớm chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc, kiến thiết một thế giới tươi đẹp hơn. Đạo Phật chỉ sử dụng một thanh kiếm - thanh kiếm trí tuệ và chỉ nhận rõ một kẻ thù duy nhất, đó là vô minh. Lớp Cầu Vồng khát khao, mỗi người sẽ là một xứ giả của hòa bình, đem ánh sáng Phật Pháp lan tỏa khắp muôn nơi, để mang lại hòa bình cho toàn cầu.

Khóa sinh lớp Trăng Thanh mang đến bộ trang phục Phật giáo gắn kết hòa bình thế giới, bộ trang phục nam mang tên Bảy Pháp tự thắng, lấy ý nghĩa từ bài kinh: “Đức Phật dậy bảy pháp khiến đất nước không bị diệt vong”. Bộ trang phục nữ mang tên 5 châu một nhà, chuyển tải thông điệp Việt Nam nhất quán ủng hộ hòa bình và coi hòa bình là đức hạnh của toàn nhân loại. Mỗi người chúng ta phải nỗ lực, để giữ lấy nền hòa bình thật sự ấy.

Bài 2: Thông điệp gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc và hòa bình thế giới -0
Bài 2: Thông điệp gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc và hòa bình thế giới -0
Bài 2: Thông điệp gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc và hòa bình thế giới -1

Lớp Hải Đăng với bộ trang phục mang tên phía sau hòa bình lấy màu xanh dương làm chủ đạo, với đôi cánh rộng mở và phóng khoáng, thể hiện mong muốn “tự do và độc lập”, phía sau của hòa bình là sự khốc liệt của chiến tranh. Đó là khoảng thời gian mà dân tộc Việt Nam đã phải đánh đổi, để có được hòa bình cho ngày hôm nay, cho ta một góc nhìn về hòa bình thế giới.

Lớp Sao Mai với trang phục ý nghĩa Đạo Phật đi đến đâu, thì đem hòa bình đến đó. Các trang phục lấy cảm hứng từ Ấn Độ, thời Trần và áo dài Việt Nam. Với những biểu tượng Phật giáo và hòa bình, KTMH lớp Sao Mai muốn khẳng định rằng: Phật giáo chính là tôn giáo gắn kết hòa bình thế giới, muôn loài chúng sinh yêu quý hòa bình, muôn loài chúng sinh mong muốn kết nối yêu thương, Phật giáo khắp năm châu, Phật giáo khắp toàn cầu thắp sáng nguồn trí tuệ, vô ngã, vị tha.

Bài 2: Thông điệp gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc và hòa bình thế giới -0
"Liên hoa: Trí và thiện" là trang phục của lớp Đồng Xanh

Lớp Đồng Xanh với bộ trang phục "Liên hoa: Trí và thiện" hướng tới chủ đề Hòa bình thế giới, tuổi trẻ phát huy trí tuệ thiện lành, lan tỏa Phật pháp, chung tay bảo vệ hòa bình thế giới, Nhà bác học anbe anhxtanh đã từng nói: “Hòa bình là đức hạnh của nhân loại, chiến tranh là tội ác” qua những biểu tượng Phật giáo, lớp Đồng Xanh muốn chuyển tải thông điệp chỉ có chính pháp của Phật mới có thể cứu độ chúng sinh, dẫn nhân loại và muôn loài chúng sinh tới hạnh phúc và bình an.

Lớp Sương Mai với 2 bộ trang phục mang tên ánh sáng hòa bình, khẳng định các vị chư thiên luôn bảo hộ cho Phật Pháp và giữ gìn hòa bình cho thế giới, vì lòng tham mà nhiều nơi xảy ra chiến tranh, nhân loại chịu nhiều đau khổ. Nếu Phật giáo được lan tỏa đến tất cả mọi nơi trên toàn cầu thì thế giới không bao giờ phải chịu cảnh chiến tranh, khổ đau. Và đây cũng chính là thông điệp của lớp Sương Mai nhắn gửi Phật giáo gắn kết yêu thương, kiến tạo hòa bình thế giới.

Bài 2: Thông điệp gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc và hòa bình thế giới -0
 Bộ trang phục "Trái tim bất diệt ý" với ý nghĩa: bảo vệ Phật Pháp là bảo vệ hòa bình thế gới!

Đáng chú ý, khóa sinh lớp Bình Minh đưa đến 3 bộ trang phục, kể về sự hy sinh vĩ đại của vị Bồ Tát với trái tim bất diệt - Bồ Tát Thích Quảng Đức. Thông qua 3 bộ trang phục trái tim bất diệt, lớp Bình Minh khẳng định rằng, đạo Phật tôn trọng hòa bình, vì hòa bình và hướng đến hòa bình, bảo vệ Phật Pháp chính là bảo vệ hòa bình!

Văn hóa

Lưu trữ, bảo tồn và phát huy kiến trúc Việt
Văn hóa - Thể thao

Lưu trữ, bảo tồn và phát huy kiến trúc Việt

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi dẫn tới sự thay đổi lớn trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc. Không chỉ hỗ trợ kiến trúc sư trong các giai đoạn thiết kế, AI còn góp phần lưu trữ, bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc Việt. 

Nỗi sợ mơ hồ khi làm phim lịch sử
Văn hóa - Thể thao

Nỗi sợ mơ hồ khi làm phim lịch sử

Việc làm phim điện ảnh về đề tài lịch sử luôn là thách thức đối với các nhà làm phim Việt. Lo ngại và áp lực không chỉ đến từ việc tái hiện chính xác các sự kiện trong quá khứ mà còn từ sự đón nhận của khán giả và phán xét của giới chuyên môn.

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số
Văn hóa

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa đang được quan tâm, nhằm tạo kho tàng lưu giữ thông tin chi tiết về các giá trị vật thể và phi vật thể. Điều này không chỉ hữu ích trong công tác bảo tồn mà còn tạo nền tảng khai thác tối đa tiềm năng của di sản trong công nghiệp văn hóa.

Liên hoan phim hoạt hình "Dòng khát vọng" lần thứ nhất
Văn hóa

Liên hoan phim hoạt hình "Dòng khát vọng" lần thứ nhất

Tối 7.11, tại Hà Nội, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), Học viện Đào tạo hoạt hình quốc tế Sconnect (SAMA) và Liên minh Sáng tạo nội dung số Việt Nam (DCCA), phối hợp cùng Đại sứ quán Pháp tổ chức buổi thông tin sự kiện Liên hoan phim hoạt hình Dòng khát vọng lần thứ I.

"Mạch dẫn" không gian sáng tạo đương đại
Văn hóa - Thể thao

"Mạch dẫn" không gian sáng tạo đương đại

Để Thành phố Sáng tạo Hà Nội phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, cần đẩy mạnh không gian sáng tạo với các hoạt động kết nối truyền thống và hiện đại, với những sản phẩm dịch vụ khác biệt, hấp dẫn công chúng, đặc biệt là người trẻ.

Tác phẩm dự thi thể hiện cảm xúc, cảm nhận về những giá trị cốt lõi của đất và người Hà Nội. Nguồn: laodongthudo.vn
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội: Chuyện làng - chuyện phố

Sau thành công của cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi” lần thứ nhất, sáng 7.11, Tạp chí Người Hà Nội thông tin về cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi” lần thứ II với chủ đề “Hà Nội: Chuyện làng - chuyện phố”.