www
CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI - NỬA NHIỆM KỲ NHÌN LẠI:
Bài 2:
Phát huy “sức mạnh mềm” của ngoại giao nghị viện, thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất giữa Việt Nam và các nước

Trong thành tựu đối ngoại chung nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng có sự đóng góp quan trọng của đối ngoại Quốc hội. Phát huy tối đa “sức mạnh mềm” của kênh đối ngoại đặc thù “vừa mang tính nhà nước, vừa mang tính nhân dân”, ngoại giao nghị viện đã và đang góp phần xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy quan hệ hợp tác sâu rộng, toàn diện và thực chất giữa Việt Nam với các nước, các đối tác trong bối cảnh mới. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vị thế, uy tín của Quốc hội Việt Nam – một Quốc hội luôn đổi mới, năng động và quyết liệt hành động không chỉ vì lợi ích của người dân Việt Nam mà còn vì tương lai chung thịnh vượng, bền vững cho mọi người dân trong khu vực và trên thế giới.

Đẩy mạnh đối ngoại song phương, nâng tầm đối ngoại đa phương

Năm 2021, dịch Covid - 19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên quy mô toàn cầu, tác động mạnh đến các hoạt động bình thường trong quan hệ quốc tế, các hoạt động đối ngoại của Quốc hội cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng vượt lên những thách thức chưa từng có do đại dịch gây ra, các hoạt động đối ngoại của Quốc hội ta vẫn diễn ra sôi động, hiệu quả, thực chất với những hình thức hết sức linh hoạt.

Sau Đại hội XIII của Đảng, cùng với việc tập trung chuẩn bị cho Kỳ họp cuối nhiệm kỳ Khoá XIV, chuẩn bị công tác bầu cử đại biểu Quốc hội Khoá XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, nhưng Đảng Đoàn Quốc hội đã chủ động xây dựng, ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, đề ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp và 107 nội dung, đề án cụ thể trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đối ngoại của Quốc hội.

Nhờ đó, ngay trong năm đầu nhiệm kỳ, các hoạt động đối ngoại song phương và đa phương của Quốc hội ta đã diễn ra sôi động theo cả hình thức trực tuyến và trực tiếp, tập trung vào việc tăng cường hợp tác giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu về đói nghèo, biến đổi khí hậu, phòng, chống dịch Covid - 19, phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch theo hướng kinh tế số, kinh tế xanh, tranh thủ kêu gọi tăng cường hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và các quốc gia...

Có thể kể đến những hoạt động để lại dấu ấn đậm nét trong năm đầu nhiệm kỳ này như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam: tham dự, đóng góp nhiều sáng kiến nổi bật tại Đại hội đồng Liên nghị viện các nước Đông Nam Á lần thứ 42 (AIPA - 42); tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP5) tại Cộng hòa Áo – hội nghị nghị viện đa phương lớn nhất thế giới được tổ chức trở lại theo hình thức trực tiếp sau thời gian bị gián đoạn bởi đại dịch Covid – 19; thăm, làm việc với Nghị viện châu Âu; thăm chính thức Bỉ, Phần Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ... Cùng với đó là rất nhiều hoạt động song phương và đa phương của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội, các Nhóm Nghị sĩ hữu nghị.

www -0

“Quốc hội đã triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại đề ra tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng, phát huy tối đa lợi thế của ngoại giao nghị viện, đưa Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế, tăng cường sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, cùng chia sẻ, thúc đẩy hợp tác và cùng nhau hướng về tương lai trên nền tảng vững chắc là lợi ích của người dân, sự phát triển ổn định, bền vững của mỗi nước và đóng góp cho hoà bình, ổn định, phát triển của cộng đồng quốc tế”. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Những thử thách của đại dịch toàn cầu không những không ngăn trở được hoạt động đối ngoại của Quốc hội mà ngược lại, còn thúc đẩy sự đổi mới và những đóng góp quan trọng, thực chất của Quốc hội trong lĩnh vực hết sức quan trọng này. Qua các hoạt động đối ngoại của Quốc hội đã tiếp tục thể hiện vai trò tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam, triển khai hiệu quả chiến lược ngoại giao vaccine, ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế, nhất là tăng cường vai trò của nghị viện các nước và tăng cường hợp tác nghị viện đa phương nhằm thúc đẩy các nước, các nhà sản xuất vaccine Covid – 19 ưu tiên cho các giải pháp mang tính toàn cầu như chia sẻ, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho những nước có khả năng sản xuất được, từ đó gia tăng nguồn cung vaccine trên toàn cầu, đẩy nhanh tiến trình ứng phó, kiểm soát và đẩy lùi đại dịch.

Hoạt động ngoại giao nghị viện trong năm đầu nhiệm kỳ đã góp phần khẳng định vị thế, vai trò của Quốc hội Việt Nam, là minh chứng sinh động của sự kết hợp hài hòa, nhịp nhàng giữa ngoại giao Nghị viện và ngoại giao Nhà nước, góp phần thực thi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và rộng mở theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng”.

Tiếp nối những thành tựu của năm 2021, bước sang năm 2022, 2023, trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 được kiểm soát hiệu quả trên phạm vi toàn cầu, việc triển khai các hoạt động đối ngoại của Quốc hội ta càng thêm thuận lợi. Sau khi nước ta và nhiều nước trên thế giới dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh, ngoại giao nghị viện song phương và đa phương diễn ra chủ yếu bằng hình thức trực tiếp, sôi nổi với các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.

Trọng tâm và nổi bật trong đối ngoại song phương là các hoạt động của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức 10 nước, gồm các nước láng giềng, các đối tác quan trọng trong khu vực và trên thế giới, tham dự Đại hội đồng AIPA - 43. Từ năm 2022 đến giữa tháng 6 năm nay, Quốc hội đã đón 7 đoàn cấp Chủ tịch Quốc hội/Nghị viện các nước thăm chính thức và theo lịch trình ngay trong những ngày cuối tháng 6 này, Quốc hội cũng sẽ đón 2 Chủ tịch Quốc hội/ Nghị viện nữa. Đây là lãnh đạo Nghị viện các nước láng giềng, các đối tác quan trọng của Việt Nam ở khắp các châu lục, trên toàn thế giới.

Trong bối cảnh sau đại dịch, các hoạt động ngoại giao nghị viện đã kịp thời chuyển trọng tâm sang thúc đẩy tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, chia sẻ các sáng kiến của Việt Nam trong phát huy vai trò chủ động, tích cực của nghị viện vào giải quyết hiệu quả các vấn đề của khu vực và quốc tế.

Đặc biệt, lần đầu tiên, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã cùng Chủ tịch Quốc hội Campuchia, Chủ tịch Quốc hội Lào ký Tuyên bố chung thiết lập cơ chế Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia – Lào - Việt Nam (CLV) và thông qua Quy trình thủ tục của Hội nghị, trao đổi về các biện pháp thúc đẩy hợp tác và phối hợp cùng nhau giám sát việc thực hiện các chương trình hợp tác của Chính phủ 3 nước đi vào chiều sâu, ngày càng hiệu quả, thiết thực và bền vững.

Quốc hội Việt Nam cũng đã ký Thoả thuận hợp tác với Nghị viện nhiều nước, trong đó ký Thoả thuận hợp tác với Thượng viện và với Hạ viện Philippines; lần đầu tiên ký Thoả thuận hợp tác liên nghị viện đồng thời với cả Thượng viện và Hạ viện Australia... Có những nước đã lần đầu tiên thành lập Nhóm Nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam để tăng cường hợp tác nghị viện, qua đó thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khác như Đông Uruguay...

www -1
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres. Lâm Hiển
www -0
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Uruguay. Ảnh: TTXVN
Bài 2: Phát huy “sức mạnh mềm” của ngoại giao nghị viện, thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất giữa Việt Nam và các nước
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Đại tướng Raúl Castro Ruz và Bí thư thứ nhất, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel. Ảnh: TTXVN

Bảo vệ, thúc đẩy hiệu quả các lợi ích chiến lược của đất nước

Nhìn lại những dấu ấn nổi bật, những sự kiện sôi động và có sức lan toả mạnh mẽ của ngoại giao nghị viện trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng (với Quốc hội là “vắt” qua hai nhiệm kỳ Khoá XIV, XV) có thể cảm nhận sâu sắc những đóng góp của Quốc hội vào thành tựu chung của đất nước trên “mặt trận” ngoại giao.

Với đặc thù riêng có “vừa mang tính nhà nước, vừa mang tính nhân dân”, hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong nửa đầu nhiệm kỳ 2021 – 2025 đã được triển khai chủ động, tích cực, toàn diện, trên cả bình diện song phương và đa phương; thúc đẩy quan hệ với nghị viện các nước đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; đẩy mạnh ngoại giao nghị viện đa phương trên tinh thần của Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8.8.2018 của Ban Bí thư về “đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030”, phát huy vai trò của Quốc hội Việt Nam tại các cơ chế hợp tác đa phương, các tổ chức khu vực và quốc tế, từng bước nâng cao vai trò nòng cốt, dẫn dắt, phù hợp với khả năng và điều kiện của đất nước và Chỉ thị 15-CT/TW của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế, phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030, thông qua các hoạt động đối ngoại của Quốc hội để thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế, qua đó củng cố vững chắc quan hệ với các đối tác, nâng cao tiềm lực, vị thế, uy tín đất nước, xây dựng ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm.

Với chức năng lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà nêu rõ, Quốc hội đã khẳng định vai trò tích cực, tiên phong trong việc thể chế hóa, nội luật hóa các cam kết quốc tế của Việt Nam trong hệ thống pháp luật của đất nước; xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý thuận lợi nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với các đối tác quan trọng; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngành ngoại giao, phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của đất nước trong giai đoạn mới; tiếp tục thể chế hóa các cam kết quốc tế của Việt Nam trong hệ thống pháp luật của đất nước.

Hoạt động giám sát trong lĩnh vực đối ngoại được tăng cường với việc Ủy ban Đối ngoại đã chủ trì thực hiện các chuyên đề giám sát về thực hiện một số điều ước quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam là thành viên. Giám sát thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ trên đất liền giữa Việt Nam với Trung Quốc chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam, qua đó nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách, thể chế, tạo điều kiện để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, sinh sống ổn định và hòa nhập sở tại, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, tham gia ngày càng tích cực, sâu rộng trong công cuộc phát triển đất nước. Khảo sát tác động của các Hiệp định thương mại tự do tới doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất cụ thể về chính sách, pháp luật nhằm tăng tốc tận dụng hiệu quả các hiệp định, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh “bình thường mới” hậu Covid-19...

Hoạt động ngoại giao nghị viện song phương, nhất là trao đổi Đoàn cấp cao Lãnh đạo Quốc hội và các hoạt động trực tiếp của các đại biểu Quốc hội, các Nhóm Nghị sĩ hữu nghị không chỉ dừng lại ở việc thiết lập quan hệ hay củng cố quan hệ hữu nghị giữa Quốc hội nước ta với Quốc hội/Nghị viện các nước mà chú trọng vào thực chất, nội dung nghiên cứu phục vụ công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội.

Đặc biệt, theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà, trong các chuyến thăm chính thức song phương của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các diễn đàn hợp tác kinh tế, diễn đàn hợp tác giáo dục đã được tổ chức với nhiều thỏa thuận hợp tác được ký kết, mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy quan hệ thương mại – đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được đề ra tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng cũng như phục hồi sau đại dịch.

Sự tham dự và các phát biểu về chính sách của Chủ tịch Quốc hội tại các diễn đàn kinh tế, giáo dục đã truyền tải mạnh mẽ thông điệp của Đảng và Nhà nước Việt Nam, cam kết của cơ quan lập pháp, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư và hợp tác giáo dục - đào tạo với các nước, các đối tác. Qua đó, đã khẳng định với bạn bè quốc tế hình ảnh một Quốc hội đổi mới, năng động và hành động.

Ở bình diện đa phương, hoạt động đối ngoại của Quốc hội ta được triển khai trên tinh thần chủ động, tích cực, bám sát đường lối đối ngoại của Đảng tại Đại hội lần thứ XIII, Chỉ thị của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030; chú trọng các hoạt động đối ngoại đa phương chủ chốt của Lãnh đạo Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, triển khai hiệu quả, thể hiện một Quốc hội Việt Nam có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế và khu vực thông qua sự tham gia chủ động, tích cực vào các diễn đàn liên nghị viện mà Quốc hội Việt Nam là thành viên. Hiện nay, Quốc hội đang tích cực triển khai các công tác chuẩn bị cho Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 9 tới...

Có thể nói rằng, với các hoạt động đối ngoại được triển khai phong phú, đa dạng, với tinh thần đẩy mạnh đối ngoại song phương và nâng tầm đối ngoại đa phương, Quốc hội đã nỗ lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với nghị viện các nước đi vào chiều sâu, hiệu quả thực chất; tham gia tích cực các diễn đàn nghị viện đa phương khu vực và thế giới, chủ động đóng góp xây dựng, định hình “luật chơi chung”, bảo vệ và thúc đẩy hiệu quả các lợi ích chiến lược về an ninh, phát triển của Việt Nam, đồng thời khẳng định Việt Nam luôn là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Những thành tựu đối ngoại trong nửa đầu nhiệm kỳ đã tạo dấu ấn đậm nét và tạo bước đà quan trọng để Quốc hội tiếp tục triển khai có hiệu quả các chủ trương lớn của Đảng về phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Như đánh giá tổng thể của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn “Quốc hội đã thể chế hóa các chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, quyết định các vấn đề quan trọng trong lĩnh vực đối ngoại và giám sát việc thực thi các chính sách, pháp luật về đối ngoại và các cam kết quốc tế của Việt Nam; triển khai các hoạt động ngoại giao nghị viện song phương và đa phương. Quốc hội Việt Nam tiếp tục đổi mới, năng động và hành động, phát huy vai trò, “sức mạnh mềm” của ngoại giao nghị viện, đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, đa dạng hóa, đa phương hóa, nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế của Đảng và Nhà nước ta”.

Nguyễn Bình

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, tuy nhiên, thảo luận tại tổ về dự án Luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn nhân lực, hạ tầng cho phát triển công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo cần được quản lý chặt chẽ và tinh thần là "mức độ rủi ro đến đâu sẽ có mức độ quản lý cao đến đó".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất nguy hiểm

Hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong phát triển các ngành sản xuất. Với mức độ phổ biến rộng khắp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất, nhất là hóa chất nguy hiểm.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.