Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tiếp xúc, đối thoại với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

Bài 2: Nghỉ việc nhiều, tuyển dụng khó khăn

Lực lượng bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc; việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động gặp nhiều khó khăn. Địa hình rừng núi Gia Lai phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp quản lý lớn trong khi lực lượng bảo vệ còn mỏng, thiếu so với quy định dẫn đến rất khó khăn trong bảo vệ rừng. Trong khi đó, điều kiện làm việc của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng còn hạn chế, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm tặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; chế độ, chính sách cũng còn không ít bất cập.

Những khó khăn, bất cập trên đã được ngành chức năng báo cáo tại Hội nghị tiếp xúc, đối thoại của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng trên địa bàn vừa qua.

Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lai, nơi làm việc của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng chủ yếu ở các lán, trại trong rừng, điều kiện ăn ở, sinh hoạt, cơ sở vật chất sơ sài, nhiều nơi ở vùng sâu, vùng xa, đi lại gặp nhiều khó khăn nhất là trong mùa mưa bão.

Quyền hạn của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng về xử lý các vụ việc liên quan đến công tác bảo vệ rừng bị hạn chế, trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ rừng còn thiếu thốn chưa đủ để trấn áp lâm tặc, trong khi đó các đối tượng vi phạm pháp luật rất liều lĩnh và manh động. Lực lượng Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, truy quét lâm tặc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, đã có nhiều vụ việc những lực lượng này đã bị các đối tượng vi phạm manh động tấn công, chống người thi hành công vụ dẫn đến những tình huống đáng tiếc xảy ra.

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng không được xếp vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và không được hưởng các phụ cấp khác; không được hưởng chế độ, chính sách như thương binh, hy sinh không được công nhận liệt sĩ theo quy định của pháp luật…

1.jpg
Phát dọn cây cỏ thảm thực bì rừng trồng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ. Ảnh: H. Sơn

Cũng theo báo cáo của ngành chức năng, hiện nay, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của các đơn vị vẫn còn thiếu so với quy định: Các Ban quản lý rừng phòng hộ, Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn 498/450 người (còn thiếu 48 biên chế được giao); Chi cục Kiểm lâm hiện có 322 người/361 biên chế được giao (còn thiếu 39 người so với chỉ tiêu được giao)… Với số lượng biên chế được giao so với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn tới, trách nhiệm bảo vệ và phát triển rừng hiện nay hết sức nặng nề đối với Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Đáng chú ý, lực lượng bảo vệ rừng liên tục nghỉ việc (bỏ việc, chuyển việc khác…); việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động của các đơn vị gặp nhiều khó khăn... Địa hình rừng núi phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp quản lý lớn trong khi đó lực lượng bảo vệ rừng mỏng, còn thiếu so với quy định (hiện nay mỗi cán bộ của Kiểm lâm quản lý gần 2000ha/công chức; lực lượng bảo vệ rừng tại các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng quản lý bình quân trên 1.000ha/cán bộ, viên chức), rất khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng.

Bất cập từ chính sách dẫn đến tình trạng đùn đẩy

Tuy đã có nhiều chính sách được ban hành nhưng vẫn còn những khó khăn, bất cập. Đơn cử, đối với diện tích đã giao khoán bảo vệ rừng, hộ nhận khoán được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng nhưng những lực lượng bảo vệ rừng khác cũng trực tiếp tham gia bảo vệ rừng lại không được trực tiếp thụ hưởng khoản tiền DVMTR này. Tương tự đối với Thông tư số 21/2023/TT-BNNPTNT quy định một số định mức kinh tế - kỹ thuật về Lâm nghiệp có Chương III quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật tuần tra bảo vệ rừng, nhưng không thể áp dụng vào thực tiễn công tác.

Nghị định số 58/2024/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp có quy định về cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng/phòng hộ cho các Ban quản lý rừng. Tuy nhiên, trên thực tiễn lực lượng bảo vệ rừng được hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì trong các hoạt động thực hiện nhiệm vụ đã nêu tại Nghị định số 58 vẫn không được trực tiếp thụ hưởng thêm những chính sách này nếu không có quy định cụ thể, chi tiết. Hầu hết các kinh phí trên hiện nay đều đưa vào chi hoạt động bảo vệ rừng, người bảo vệ rừng trực tiếp làm việc không trực tiếp được thụ hưởng.

Hiện nay, đã có quy định “chủ rừng được tự thực hiện” một số công việc, tuy nhiên áp dụng vào thực tiễn dẫn tới việc “thời gian làm việc không đổi, khối lượng, cường độ công việc cần làm tăng thêm” nhưng “thu nhập không tăng”, do đối tượng thực hiện là lực lượng bảo vệ rừng đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước, không chi trả tiền công được kể cả chi kiêm nhiệm cũng không được. Điều này gây ra tâm lý không muốn làm, đùn đẩy cho các đơn vị bên ngoài hợp đồng làm để tránh trách nhiệm (việc không quen rừng, không thông thuộc địa bàn sẽ dẫn đến hiệu quả khi thuê mướn hợp đồng chất lượng không cao; đồng thời, không phát huy được chính sách lâm nghiệp dành cho lực lượng bảo vệ rừng)…

Diễn đàn

Đầu tư công - phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu
Hội đồng nhân dân

Đầu tư công - phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu

Tại Kỳ họp thứ 25, Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh về kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Nghệ An (từ năm 2021 - 2023) đề nghị: UBND tỉnh rà soát, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ và giải ngân bảo đảm đạt kết quả cao nhất; phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu để sớm hoàn thành kế hoạch…

Muốn phát triển phải giữ vững ổn định
Hội đồng nhân dân

Muốn phát triển phải giữ vững ổn định

Để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2025, các đại biểu nhấn mạnh: muốn phát triển phải giữ vững ổn định, đầu tiên là ổn định lòng dân; do đó, các cấp, ngành, địa phương cố gắng không để xảy ra điểm nóng, bức xúc ở cơ sở hay khiếu kiện vượt cấp, đông người; đồng thời, UBND tỉnh cần có giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn hoặc thu hồi nguồn vốn tồn đọng để tránh lãng phí…

Tăng tốc, bứt phá
Hội đồng nhân dân

Tăng tốc, bứt phá

Trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức, những kết quả đạt được trong năm 2024 là minh chứng sinh động nhất cho quá trình chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh; sự quyết liệt của các địa phương... Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh Nghệ An “tăng tốc, bứt phá” duy trì đà tăng trưởng, vững vàng bước vào giai đoạn phát triển mới.

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp
Diễn đàn

Nhận định sát thực tế, nỗ lực tối đa để tận dụng mọi cơ hội phát triển

Chuẩn bị tốt cho năm 2025, cùng cả nước chuẩn bị nắm bắt cơ hội bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Phú Yên Khóa VIII, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phạm Đại Dương đề nghị các cấp, ngành, địa phương khẩn trương rà soát kết quả thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của cả nhiệm kỳ, nhất là các chỉ tiêu còn đạt thấp để có giải pháp cụ thể phục hồi phát triển, trên cơ sở nhận định sát tình hình thực tế, nỗ lực tối đa không để bỏ lỡ bất kỳ cơ hội phát triển.

Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV
Diễn đàn

Bứt phá phát triển, tạo đà cho nhiệm kỳ mới

Sau thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, sáng qua, 5.12, Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) của HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV đã chính thức bước vào chương trình nghị sự. Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh tập trung thảo luận, phân tích sâu sắc bối cảnh, tình hình; nhận định rõ kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân. Qua đó, xem xét, quyết định các mục tiêu tổng quát, mục tiêu cơ bản và những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để hoàn thành kế hoạch phát triển cho năm 2025 và cả giai đoạn; tạo nền tảng vững chắc để Quảng Ninh cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. Ảnh: ANH NGỌC
Hội đồng nhân dân

Nhận định sát thực tế, tận dụng mọi cơ hội phát triển

Chuẩn bị tốt cho năm 2025, cùng cả nước chuẩn bị nắm bắt cơ hội bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Phú Yên Khóa VIII, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phạm Đại Dương đề nghị các cấp, ngành, địa phương khẩn trương rà soát kết quả thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của cả nhiệm kỳ, nhất là các chỉ tiêu còn đạt thấp để có giải pháp cụ thể phục hồi phát triển, trên cơ sở nhận định sát tình hình thực tế, nỗ lực tối đa không để bỏ lỡ bất kỳ cơ hội phát triển.

Các đại biểu HĐND thành phố tham dự kỳ họp thường lệ cuối năm
Hội đồng nhân dân

Dấu ấn quan trọng của cơ quan dân cử vào thành tựu phát triển chung

Đến thời điểm này, TP. Hải Phòng đã đi qua hơn 3/4 chặng đường thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển của năm 2024 với rất nhiều điểm sáng tích cực giữa bối cảnh còn không ít khó khăn, thách thức và những vấn đề phát sinh ngoài dự báo. Trong kết quả phát triển chung ấy, như khẳng định của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu trong nội dung chỉ đạo tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 21, HĐND thành phố Khóa XVI sáng 4.12, có dấu ấn rất quan trọng của HĐND thành phố. Sự đổi mới, thực chất và hiệu quả hơn trong hoạt động của cơ quan dân cử đã góp phần quan trọng tháo gỡ các nút thắt, các rào cản, khai thông động lực phát triển cho thành phố.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng LÊ TIẾN CHÂU
Diễn đàn

Đổi mới mạnh mẽ, thực chất hơn để các quyết sách của Hội đồng nhân dân khai thông động lực phát triển

Phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp thứ 21, HĐND thành phố Hải Phòng Khóa XVI diễn ra sáng nay, 4.12, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Lê Tiến Châu khẳng định, đến thời điểm này, thành phố đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ lớn, có ý nghĩa quan trọng trong năm 2024. Đóng góp vào thành tựu chung của thành phố có dấu ấn rất quan trọng của HĐND thành phố. Hoạt động của cơ quan dân cử thành phố thời gian qua, ghi nhận nhiều sự đổi mới, thực chất và hiệu quả hơn; ngày càng phát huy vai trò là cơ quan dân cử, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

Các đại biểu thực hiện nghi thức chào cờ tại phiên khai mạc. Ảnh: Đào Cảnh
Hội đồng nhân dân

Hà Nam: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2024 đứng thứ 5 cả nước

Sáng 4.12, HĐND tỉnh Hà Nam đã khai mạc Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Khóa XIX. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của UBND tỉnh Hà Nam cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt khá cao, dự kiến đạt 10,93%, đứng thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng, và đứng thứ 5 cả nước.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh kiểm tra thực tế Dự án xây dựng hoàn chỉnh nút giao Đầm Nhà Mạc (tại Km20+050, đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng)
Diễn đàn

Tạo thế và lực để Quảng Ninh cùng đất nước bước vào giai đoạn mới

Ngày 5.12 tới đây, Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV sẽ chính thức bước vào chương trình nghị sự được đông đảo cử tri, Nhân dân toàn tỉnh đón đợi. Là kỳ họp quan trọng, những quyết nghị của HĐND tỉnh đều là những vấn đề rất lớn, cần thiết, không chỉ bảo đảm cho sự ổn định, đổi mới, phát triển của tỉnh trong năm 2025, mà còn có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; tạo thế và lực để Quảng Ninh cùng đất nước bước vào giai đoạn mới.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long giám sát tại Cục Thuế tỉnh
Diễn đàn

Tăng cường quản lý thuế, tạo nguồn thu ngân sách bền vững

Giám sát việc thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về thực hiện thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2024, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Vĩnh Long đề nghị, Cục Thuế tỉnh theo dõi chặt tiến độ thu ngân sách nhà nước 2 tháng cuối năm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác quản lý thuế. Đồng thời, tiếp tục xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu, tạo nguồn thu ổn định bền vững cho ngân sách nhà nước năm 2024 và các năm tiếp theo.

Lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An báo cáo công tác phòng, chống tội phạm liên quan đến “tín dụng đen” và sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
Diễn đàn

Tăng cường phòng chống tội phạm “tín dụng đen”, sử dụng công nghệ cao

Giám sát công tác phòng, chống tội phạm liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đề nghị, UBND tỉnh tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, nâng cao cảnh giác cho người dân. Cùng với đó, tăng cường vai trò, trách nhiệm lực lượng chức năng ở cơ sở; chủ động rà soát lại quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn để có giải pháp thực hiện tốt hơn trong phòng, chống hai loại tội phạm này...

Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Văn Khởi phát biểu tại buổi làm việc với Thanh tra tỉnh
Diễn đàn

Tập trung thanh tra những nơi có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo

Thời gian tới, Thanh tra tỉnh Quảng Trị cần tập trung thanh tra ở các địa phương có nhiều đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo để kịp thời phát hiện, xử lý sai phạm (nếu có). Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra ở các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng nhằm góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Toàn cảnh hội nghị
Diễn đàn

Bảo quyền lợi của cử tri trong giải quyết kiến nghị

Kết luận Hội nghị giám sát kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 và các kiến nghị chưa được giải quyết xong từ các kỳ họp trước của HĐND tỉnh mới đây, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Lê Văn Ánh yêu cầu UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tiếp tục tăng cường, gắn trách nhiệm người đứng đầu đối với kết quả giải quyết để giảm thiểu việc tồn đọng. Quá trình tiếp nhận kiến nghị phải phân loại thuộc lĩnh vực giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo để bảo đảm quyền lợi chính đáng của cử tri.

Tập trung giải quyết kiến nghị bức xúc, nổi cộm
Diễn đàn

Tập trung giải quyết kiến nghị bức xúc, nổi cộm

Thời gian tới, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, UBND cấp huyện nâng cao hơn nữa trách nhiệm giải quyết trả lời kiến nghị cử tri theo thẩm quyền; bảo đảm việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri thẳng thắn, chính xác, rõ kết quả, tiến độ thực hiện. Đồng thời, tập trung giải quyết kịp thời, dứt điểm những kiến nghị kéo dài; bố trí kinh phí giải quyết các kiến nghị của cử tri, nhất là những vấn đề về đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình, dự án; nước sạch; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ô nhiễm môi trường...

Tháo gỡ "điểm nghẽn", khơi thông nguồn lực để phát triển trong kỷ nguyên mới
Diễn đàn

Tháo gỡ "điểm nghẽn", khơi thông nguồn lực để phát triển trong kỷ nguyên mới

Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV đã khép lại với 18 dự án luật, 21 nghị quyết được thông qua; cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật và nhiều nội dung quan trọng khác ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước... Đại diện cơ quan dân cử địa phương cho rằng: đây là kỳ họp chất lượng với nhiều dự án luật có tính chất phức tạp, được Quốc hội xem xét chu đáo và thông qua. Tin rằng, các quyết sách này sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các "điểm nghẽn", khơi thông nguồn lực, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Xử lý đến cùng các kết luận sai phạm
Diễn đàn

Xử lý đến cùng các kết luận sai phạm

Giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tại các doanh nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2022 - 2024, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo, rà soát hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; đánh giá việc thực hiện các kết luận thanh tra và kết quả khắc phục tồn tại của các doanh nghiệp. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; đôn đốc xử lý sau thanh tra, kiểm tra nhằm xử lý đến cùng các kết luận sai phạm.

Kiên quyết xử lý, tháo gỡ cho doanh nghiệp chậm, nợ đọng bảo hiểm xã hội
Diễn đàn

Kiên quyết xử lý, tháo gỡ cho doanh nghiệp chậm, nợ đọng bảo hiểm xã hội

Kết luận Phiên chất vấn, giải trình về phát triển bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội (BHYT, BHXH) tự nguyện và thực hiện các giải pháp đối với nợ đọng bảo hiểm trên địa bàn, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn rà soát, đánh giá đúng thực chất để kiến nghị việc giao chỉ tiêu phát triển và duy trì BHYT, BHXH tự nguyện phù hợp. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp chậm đóng, nợ đọng BHXH; kịp thời chấn chỉnh, kiên quyết xử lý vi phạm, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong thực hiện chính sách về BHXH.