Bài 2: Lộ trình, phương thức phát triển ngắn hạn, rút ngắn trong đa dạng nhưng thống nhất quốc gia

ema-1.jpg

Phát triển Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Bài 2: Lộ trình, phương thức phát triển ngắn hạn, rút ngắn trong đa dạng nhưng thống nhất quốc gia

TS. Nhị Lê
Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Thực tiễn càng cấp bách đòi hỏi về tầm nhìn chiến lược xa rộng, quyết sách chính trị đúng đắn mà ở đó kết tinh phẩm giá, cốt cách đổi mới thật sự độc lập, kiên định, sáng tạo và phù hợp, vững vàng trên nền móng dân tộc, nhịp bước phát triển cùng nhân loại, trong nửa đầu thế kỷ XXI.


Đổi mới, phát triển, ổn định - mối liên hệ nội tại không thể chia cắt


Đổi mới, phát triển, ổn định có mối liên hệ nội tại không thể chia cắt. Phát triển là mục đích, mà mấu chốt để giải quyết mọi vấn đề của xã hội nước ta là phải dựa vào sự phát triển của chính mình, nắm bắt thời cơ, tự phát triển, trên cơ sở phát triển kinh tế thúc đẩy sự phát triển hài hòa, toàn diện của xã hội. Đó là yêu cầu khách quan để từng bước giải quyết mâu thuẫn chủ yếu của xã hội nước ta ở giai đoạn hiện nay.

Đổi mới là động lực to lớn thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nhằm giải phóng và phát triển sức sản xuất, là biện pháp cơ bản để giải quyết mâu thuẫn chủ yếu của xã hội, là sự tự hoàn thiện và phát triển của CNXH. Ổn định là tiền đề của phát triển và đổi mới; phát triển và đổi mới cần phải có môi trường chính trị và xã hội ổn định.

Đảng ta hình dung và quyết định hết sức rõ, con đườngtiến lên CNXH bỏ quachế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng phải rất tôn trọng quá trình lịch sử - tự nhiên, nhất là quá trình phát triển kinh tế, không thể nóng vội hay chủ quan, duy ý chí đối vớiquá trình này. Nói cụ thể, sự phát triển “rút ngắn” ở đây được hiểu chính là tiến trình đẩynhanh tương đối quá trình phát triển XHCN bằng cách thông qua những khâu trunggian, hình thức quá độ, nhất là tăng trưởng kinh tế song hành với phát triển xã hội, văn hóa, đối ngoại một cách tổng thể và phù hợp.

Các đại biểu và các học viên Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV. Ảnh: TTXVN
Các đại biểu và các học viên Lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV. Ảnh: TTXVN

Có thể khẳng định, con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, tiếp tục cuộc hành trình trong thế kỷ XXI chính là phát triển rút ngắn và phát triển ngắn hạn. Đó là con đường Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, bằng hệ phương thức và bước đi phù hợp với quá trình lịch sử - tự nhiên tiến lên CNXH thông qua sự rút ngắn các giai đoạn, bước diễn tiến của nền văn minhloài người (về thời hạn, nấc thang, tốc độ phát triển...) dựa trên nền tảng sự tăngtrưởng vượt bậc sức sản xuất xã hội, thông qua việc chủ động xử lý các mối quan hệ căn bản, chủ yếu và các loại mâu thuẫn trong quá trình tổ chức thực tiễn.

Đó là nghệ thuật phát triển rút ngắn cần được nghiền ngẫm một cách thấu đáo. Đó cũng chính là những kinh nghiệm lớn về phương pháp xử lý thời và thế, khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài..., dẫn dắt lịch sử đất nước phát triển theo phương thức rút ngắn, ngắn hạn, như chúng ta đã thực thi gần 40 năm qua, khi thời cơ và điều kiện cho phép.

Để tiếp tục phát triển công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ, với tinh thần độc lập - đoàn kết - hài hòa - hội nhập - nhân văn trên lộ trình chủ động hội nhập quốc tế, bằng hệ giá trị Việt Nam, vì lợi ích tối thượng của quốc gia, chúng ta tiếp tục tôn trọng mọi con đường phát triển khác nhau, xử lý những đặc điểm riêng, phẩm chất đặc thù nhưng giữ vững bản chất công cuộc đổi mới, nắm lấy các vấn đề có tính quy luật và quy luật của sự nghiệp xây dựng xã hội XHCN Việt Nam. Qua đó, làm nổi bật hơn các nguyên tắc, tìm tòi các phương thức thực thi và phát triển hệ mục tiêu sống động xuất phát từ điều kiện của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

anh-3.jpg

Phát triển toàn cục, thống nhất nhưng đột phá và phù hợp


Kinh tế là “giá đỡ” của chính trị và xã hội. Đến lượt nó, chính trị là “bà đỡ” dẫn dắt kinh tế theo mục tiêu, con đường đã lựa chọn, tuân theo những quy luật phát triển tất yếu của kinh tế.

Theo đó, để xây dựng thực lực nền kinh tế quốc gia vững mạnh làm nền tảng chiến lược cho đổi mới chính trị, với phương thức phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường định hướng XHCN một cách hoàn bị, hiện đại, kiên quyết chuyển mạnh mẽ, triệt để từ một nền kinh tế tồn tại sang một nền kinh tế cơ cấu, với phương thức chuyển từ lợi thế tiềm năng sang lợi thế cạnh tranh độc đáo. Chúng ta phải từng bước xây dựng tư tưởng kinh tế Việt Nam của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, để dân tộc trở nên tự cường mạnh mẽ, bền vững.

Ở đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế rất quan trọng, nhưng đẳng cấp của nền kinh tế mới cần hướng tới xây dựng, mà tiêu chí hàng đầu là chất lượng và giá trị của sự phát triển mới là cái đích cần vươn tới. Đó là cái gốc của đẳng cấp nền kinh tế, là thương hiệu nền kinh tế Việt Nam, mà đội ngũ tiên phong chính là các doanh nghiệp, rường cột là đội ngũ doanh nhân nước nhà, trên tất cả các khu vực kinh tế và thành phần kinh tế (dù cách gọi này chỉ là tương đối) giữ vai trò quyết định.

Nói khái quát, phát triển kinh tế thị trường hiện đại hoàn bị, với xung lực là kinh tế tri thức với những đột phá chủ lực, dưới sự dẫn dắt của Nhà nước XHCN, làm nền tảng căn bản đổi mới chính trị. Đến lượt nó, công việc đổi mới chính trị là, xác lập một thể chế chính trị bảo đảm và bảo vệ toàn bộ quyền lực, lợi ích của chế độ thuộc về Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới ngọn cờ của Đảng, bằng Nhà nước pháp quyền XHCN - người đại diện của Nhân dân, do Nhân dân bầu ra, bằng các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội của Nhân dân một cách dân chủ, được bảo đảm bởi luật pháp thượng tôn, phù hợp với xu thế phát triển chính trị của thời đại - một bảo đảm chính trị cho công cuộc đổi mới kinh tế phát triển đúng hướng, nhanh, mạnh, bền vững và nhân văn.

anh-2-7669.jpg

Giải quyết 4 vấn đề căn bản nhưng cấp bách


Để đạt được các mục tiêu nêu trên, cần giải quyết 4 vấn đề căn bản nhưng cấp bách.

Một là, Nhà nước pháp quyền XHCN thượng tôn pháp luật. Hai là, dân chủ XHCN là mục tiêu và động lực. Ba là, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo. Bốn là, xây dựng xã hội công dân làm nền tảng xã hội - chính trị phát triển trên nền móng truyền thống chính trị dân tộc và tiếp thụ tinh hoa phát triển chính trị của các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Điều cần nhấn mạnh là, pháp quyền - dân chủ - đạo đức phải là “đứa con sinh ba” trên lộ trình đổi mới thể chế. Không có một thể chế chính trị nào vận hành tốt được nếu thiếu nền tảng đạo đức xã hội. Khi trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, không ít người suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thì không thể xem thường về uy tín chính trị, rộng hơn là vị thế chính trị của Đảng. Vì, Đảng ta “là đạo đức, là văn minh”. Và, nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh, “chính trị là đạo đức”(2). Có thể nói một cách hình tượng, đó là ba đỉnh của tam giác thể chế chính trị Việt Nam đổi mới! Công việc đổi mới thể chế và tham gia dưới mọi hình thức vận hành, giám sát thể chế chính trị là công việc của toàn xã hội, dưới ngọn cờ của Đảng.

Những đặc trưng đó bảo đảm và tự nó cho thấy, thể chế chính trị Việt Nam hiện nay trong cuộc đổi mới là một thể chế dân chủ - pháp quyền - đạo đức được hiến định một cách minh bạch, không cần tranh thảo, không thể phủ nhận, cả trên lý thuyết và thực tiễn.

Với tư cách là “giá đỡ”, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN chuyển mạnh từ tồn tại sang cơ cấu, thì hệ thống chính trị, với tư cách thuộc thượng tầng kiến trúc, không thể không tái cấu trúc một cách tương dung. Đó chính là sự đòi hỏi từ hai phía theo yêu cầu, quy mô, tốc độ và chiều sâu của sự nghiệp đổi mới.

Vì thế, công việc cấp bách trước hết và trung tâm là vấn đề thể chế. Không giải quyết đại sự mang tính chất “đột phá của đột phá”, như nhấn mạnh của Tổng Bí thư Tô Lâm, là “điểm nghẽn của điểm nghẽn”, thì chúng ta khó có thể mở đường bước và kỷ nguyên mới và càng khó phát triển.

Công việc tự nhiên và cần lựa chọn ở đây là lựa chọn và đổi mới tư duy, trước hết là tư duy về phương pháp phát triển. Nhớ lại thời khắc khởi động công cuộc đổi mới tháng 12.1986, yêu cầu lịch sử đã để lại một bài học lớn về phương pháp luận và tổ chức thực tiễn trên phương diện này.

Từ thực tiễn gần 40 năm Đổi mới, cần nhấn mạnh, mọi quyết sách dù chính trị hay kinh tế nếu không bắt đầu từ văn hóa, từ con người, thông qua thể chế, và cuối cùng không vì văn hóa, vì con người thì chắc chắn nhất định thất bại. Đây chính là con đường và đồng thời là một nhân tố chi phối, thậm chí quyết định sự thành công hay không của các quyết sách chính trị hay kinh tế.

(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.9, tr.492

Việt Nam với kỷ nguyên mới

Thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm như lời hiệu triệu, thúc giục tinh thần hành động, đổi mới sáng tạo
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm như lời hiệu triệu, thúc giục tinh thần hành động, đổi mới sáng tạo

Sáng nay, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Đây là hội thảo đầu tiên bàn về “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, đặt cơ sở để các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục đi sâu nghiên cứu, luận giải, làm sáng rõ và đầy đủ hơn nội hàm, định hướng, trụ cột phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương Lại Xuân Môn phát biểu đề dẫn Hội thảo
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Trong kỷ nguyên mới, mọi người dân Việt Nam đều được phát triển toàn diện, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, văn minh

Sáng nay, 15.11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn". Trong phát biểu kết luận Hội thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, TS. Lại Xuân Môn cho biết, qua 51 bài tham luận, đặc biệt là qua 12 ý kiến phát biểu, trao đổi tại Hội thảo, chúng ta đã thống nhất và làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn rất cơ bản về “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Chúng ta khẳng định những định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm là những định hướng chiến lược được hình thành trên những cơ sở khoa học vững chắc, có sức thuyết phục, dẫn dắt cao.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Phường Quán Thánh, Hà Nội
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Chống lãng phí nhìn từ chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”

Tối 12.11, dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Quán Thánh (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, các địa phương, trong đó có Hà Nội, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí; mỗi người dân tăng cường thực hành và giám sát việc tiết kiệm, chống lãng phí. Thông điệp của Tổng Bí thư cho thấy, chống lãng phí không chỉ là trách nhiệm của chính quyền, mà còn là một phần không thể thiếu trong ý thức và hành động của mỗi công dân.

Nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

* Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị

* Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham dự

Ngày 6.11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Hội nghị các nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng đã được hoàn thiện, chỉnh sửa một bước sau Hội nghị Trung ương lần thứ 10 khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị.

Phát triển kinh tế xanh và thị trường tín chỉ carbon
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Phát triển kinh tế xanh và thị trường tín chỉ carbon

Sự phát triển vừa tuần tự, vừa nhảy vọt của sức sản xuất trên thế giới đương đại đang xuất hiện nhiều nét mới nổi bật. Đó là kinh tế công nghiệp truyền thống đang chuyển thành kinh tế hậu công nghiệp, kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là nền kinh tế được điều hành, quản lý, chi phối bởi trí tuệ. Các sản phẩm của kinh tế này đều hàm chứa chất xám nên ngày càng “tinh khôn”, phục vụ đắc lực cho nhu cầu ngày càng cao và đa dạng, phong phú của con người.

Tổng Bí thư Tô Lâm
Việt Nam với kỷ nguyên mới

"TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ"

Lời Tòa soạn: Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt coi trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng, tăng cường hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Trước yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết quan trọng về xây dựng hệ thống chính trị với tiêu đề: "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ." Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn Bài viết:

Phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước sáng 4.11.2024
Chính sách và cuộc sống

Chọn nhầm người là lãng phí lớn nhất

Tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước của Quốc hội hôm qua, 4.11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ hoàn toàn nhất trí với quan điểm và thông điệp đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm về công cuộc chống lãng phí bởi thực tế cho thấy, lãng phí đang thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định)
Thời sự Quốc hội

Nếu chống lãng phí thành công như chống tham nhũng, đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tại phiên thảo luận sáng nay, 4.11, ĐBQH Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng, chế tài xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao, còn có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý.

Cấp bách hoàn thiện, triển khai hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí
Quốc hội và Cử tri

Cấp bách hoàn thiện, triển khai hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí

TS. Bùi Ngọc Thanh - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Tại khoản 2, Điều 3 Quy định 144/TW ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về “Chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới” đã khẳng định “... không xa hoa, lãng phí thời gian, tiền bạc, công sức và các nguồn lực vật chất khác của tập thể và cá nhân”. Trong bài viết “Chống lãng phí”, Tổng Bí thư Tô Lâm một lần nữa nhấn mạnh “... công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách”. Trong đó, Tổng Bí thư đặc biệt nhấn mạnh, chống lãng phí trong việc sử dụng nhân lực, rút ngắn thời gian thực hiện các công trình, tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị lao động Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ngày 30.10.2024
Diễn đàn Quốc hội

Chống lãng phí và việc xây dựng, hoàn thiện thể chế

Lê Việt Trường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn là vấn đề mang tính thời sự, được Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội quan tâm đặc biệt. Mới đây nhất, trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết quan trọng với tiêu đề "Chống lãng phí".

KỶ NGUYÊN MỚI RẠNG RỠ VIỆT NAM
Theo dòng sự kiện

KỶ NGUYÊN MỚI RẠNG RỠ VIỆT NAM

Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ mười, Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XIII, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: "Với thế và lực đã tích luỹ được sau 40 năm đổi mới, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, với những thời cơ, thuận lợi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta hội tụ đủ những điều kiện cần thiết... để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".

TS. Việt
Quốc hội và Cử tri

Muốn pháp luật có giá trị lâu dài, phải đánh giá tác động toàn diện

“Một trong những yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra cho Quốc hội là bảo đảm “các quy định của pháp luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài”. Muốn vậy, cần có đánh giá tác động toàn diện, với các số liệu cụ thể, thuyết phục”, TS. NGUYỄN QUỐC VIỆT, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) chia sẻ.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Diễn đàn Quốc hội

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và sự phát triển văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Trong bối cảnh đất nước không ngừng phát triển, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến với vận tốc thiết kế lên đến 350 km/h. Đây không chỉ là một công trình hạ tầng giao thông mà còn là biểu tượng của khát vọng vươn mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm phát biểu tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Ảnh QUANG KHÁNH
Quốc hội và Cử tri

Mong chờ những quyết sách thể hiện ý nguyện của Nhân dân

Trong những ngày cuối thu, cả nước đang hướng về Hội trường Diên Hồng, theo dõi Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV. Đây là một trong những sự kiện chính trị lớn của đất nước diễn ra trong thời điểm quan trọng, là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 (Khóa XIII), đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, giải quyết nhiều vấn đề quan trọng khác của đất nước, tạo tiền đề đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam như lời mở đầu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Kỳ họp.

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Đức trị và pháp trị trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chính trị

Đức trị và pháp trị trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong bài viết quan trọng với tựa đề “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đã khẳng định, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần kết hợp hài hòa giữa đức trị và pháp trị. Cán bộ, đảng viên cần phải gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, từ đó tạo ra một bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, phục vụ lợi ích của người dân và doanh nghiệp.

Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chính trị

Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lời Tòa soạn: Cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã và đang từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhân dịp này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết quan trọng với chủ đề "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa".

Bài cuối: Đột phá kiến tạo và thực thi Chiến lược phát triển nhân lực quốc gia
Quốc hội và Cử tri

Bài cuối: Đột phá kiến tạo và thực thi Chiến lược phát triển nhân lực quốc gia

TS. Nhị Lê- Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Không một cuộc vận động chính trị nào có thể thành công, nếu không xây dựng thành công môi trường xã hội - chính trị tương dung và lôi cuốn toàn xã hội tham gia. Công cuộc Đổi mới toàn diện, đồng bộ trong kỷ nguyên mới càng đòi hỏi như vậy.

Tìm ra con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Sự kiện nổi bật

Tìm ra con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 20.10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dự và phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Mười, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn: