Nghị quyết số 43/2022/QH15 - quyết sách lịch sử của Quốc hội

Bài 2: Hiệu quả rõ rệt từ những quyết đáp mạnh mẽ, kịp thời của Quốc hội

Việc triển khai các chính sách tài khóa, tiền tệ theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội đã bổ sung một nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19. Một số chính sách đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả kịp thời, nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của các tầng lớp Nhân dân và thành phần kinh tế.

Cơ bản hoàn thành những mục tiêu đặt ra

Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Báo cáo của Chính phủ nêu rõ, các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết về cơ bản đều được hoàn thành, góp phần thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm 2021-2025. Một trong những kết quả nổi bật, đó là tăng trưởng GDP năm 2022 đạt 8,02% - mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022, và năm 2023, tỷ lệ này đạt 5,05%, tuy không đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, nhưng cũng là mức khá cao so với các quốc gia trên thế giới và trong khu vực.

Bài 2: Hiệu quả rõ rệt từ những quyết đáp mạnh mẽ, kịp thời của Quốc hội -1
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải - Trưởng Đoàn giám sát phát biểu tại cuộc làm việc với Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải. Ảnh: Thanh Hải

Về “giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn” - một trong những mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết số 43/2022/QH15, báo cáo của Chính phủ cho thấy, trong các năm 2022 - 2023, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định, lãi suất, tỷ giá được điều hành phù hợp, tín dụng được tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên. Cân đối ngân sách nhà nước được bảo đảm, thể hiện thu ngân sách nhà nước năm 2022 bằng 128,6% dự toán, năm 2023 bằng 108,2% dự toán. Cân đối điện, xăng dầu, lương thực được bảo đảm.

Cùng với đó, các chính sách miễn, giảm, giãn thuế, cho phép tính vào chi phí được trừ các khoản hỗ trợ và giảm lãi suất cho vay được thực hiện, góp phần hỗ trợ dòng tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Cụ thể, chính sách giảm 2% mức thuế suất giá trị gia tăng đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) thực hiện đạt hơn 44,4 tỷ đồng, bằng 90% số dự kiến. Trong đó, giảm thuế giá trị gia tăng sản xuất kinh doanh trong nước khoảng 25.200 tỷ đồng, giảm thuế giá trị gia tăng trong hoạt động xuất, nhập khẩu khoảng 19.258 tỷ đồng. Chính sách đã góp phần tiết giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, kích cầu tiêu dùng trong nước, góp phần giảm chi phí đầu vào, kiềm chế lạm phát.

Bài 2: Hiệu quả rõ rệt từ những quyết đáp mạnh mẽ, kịp thời của Quốc hội -3
Toàn cảnh cuộc làm việc của Đoàn giám sát với Bộ Giao thông Vận tải, Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ. Ảnh: Thanh Hải

Qua đánh giá kết quả thực hiện, hiệu quả và sự cần thiết của chính sách, Chính phủ đã trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Năm và Kỳ họp thứ Sáu, cho phép tiếp tục áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng tương tự như quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 trong thời gian từ ngày 1.7.2023 đến hết 31.12.2023 và từ ngày 1.1.2024 đến hết 30.6.2024.

Tín hiệu tích cực góp phần giải “bài toán” giải ngân vốn đầu tư công chậm

Với quan điểm nguồn lực đưa ra có khả năng giải ngân, hấp thụ nhanh, khi ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15, Quốc hội cũng quy định 3 cơ chế đặc thù được áp dụng trong hai năm 2022 và 2023 về thực hiện chỉ định thầu, cấp phép khai thác mỏ và phân cấp quản lý thực hiện các tuyến đường cao tốc theo hình thức đầu tư công đi qua địa bàn thuộc Chương trình (trừ Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025).

Các cơ chế đặc thù được thực hiện trong hai năm 2022, 2023 và được kéo dài đến năm 2024 với những dự án chưa hoàn thành theo quy định tại Nghị quyết số 110/2023/QH15 về phân bổ vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian áp dụng cơ chế đặc thù không quá dài, nhưng qua giám sát cho thấy, đã mang lại những kết quả có thể đo lường, thống kê chi tiết ngay trong lĩnh vực có nhiều dự án thuộc Chương trình nhất, đó là giao thông vận tải. 

Bài 2: Hiệu quả rõ rệt từ những quyết đáp mạnh mẽ, kịp thời của Quốc hội -2
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang giải trình các vấn đề được thành viên Đoàn giám sát đưa ra. Ảnh: Thanh Hải

Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải, việc cho phép xem xét thực hiện chỉ định thầu với một số gói thầu đã giúp rút ngắn trình tự, thủ tục, giảm thời gian lựa chọn nhà thầu, chỉ sau khoảng 6 tháng đã phê duyệt dự án; và sau khoảng một năm đã phê duyệt thiết kế, dự toán, lựa chọn nhà thầu, bàn giao mặt bằng đủ điều kiện khởi công. Việc cho phép nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cũng đã giúp thời gian thực hiện các thủ tục được rút ngắn khoảng 10 tháng so với quy trình thông thường. Cùng với đó, quy định cũng giúp các nhà thầu chủ động được nguồn cung, tránh tình trạng đầu cơ, nâng giá khi triển khai đồng loạt.

Đồng thời, việc phân cấp cho UBND cấp tỉnh thực hiện một số đoạn tuyến đường cao tốc đã thúc đẩy chính quyền các cấp chủ động huy động nguồn lực của địa phương, tạo thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh một số thủ tục đầu tư xây dựng. Và, cùng với sự vào cuộc tích cực của Bộ Giao thông Vận tải trong việc hỗ trợ các địa phương về mặt kỹ thuật sau khi nhận hồ sơ của địa phương gửi lên, quá trình phân cấp cho UBND cấp tỉnh cũng tạo cơ hội để nâng cao năng lực quản lý, thực hiện dự án các tỉnh, thành phố.

Thực tiễn triển khai các dự án, công trình cho thấy, đã phát huy hiệu quả rõ rệt, thậm chí có thể đo đếm được, trong việc áp dụng các cơ chế đặc thù cho dự án thuộc Nghị quyết số 43/2022/QH15, hay một số dự án quan trọng quốc gia khác. Bộ Giao thông Vận tải cũng đã nghiên cứu, trình Chính phủ cho phép áp dụng rộng rãi hơn các cơ chế này. Đây là một tín hiệu tích cực góp phần giải “bài toán” giải ngân vốn đầu tư công chậm hiện nay.

Bài 2: Hiệu quả rõ rệt từ những quyết đáp mạnh mẽ, kịp thời của Quốc hội -0
Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo sát sao, kịp thời hướng dẫn các sở ngành, địa phương thực hiện quy trình, thủ tục, sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng trạm y tế xã. Ảnh: Thanh Hải

Từ quá trình giám sát cho thấy, kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 đạt được cơ bản là tích cực, nhiều chính sách đã thực hiện thành công. Mặt khác, mặc dù việc thực hiện các cơ chế, chính sách theo Nghị quyết đã huy động một nguồn lực lớn, khoảng gần 350 nghìn tỷ đồng, nhưng chúng ta vẫn bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và các cân đối lớn; đồng thời đóng góp không nhỏ vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau dịch Covid -19.

Những kết quả đạt được trong thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 là nhờ chủ trương, quyết sách đúng đắn, kịp thời và hợp lòng dân của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cả hệ thống chính trị, cùng sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết một cách tích cực, trách nhiệm, đặc biệt là sự đồng thuận cao của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân.

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.