Thúc đẩy đổi mới sáng tạo - động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững

Bài 2: Đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành y tế

Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe, tăng cường khả năng chẩn đoán và điều trị bệnh, cũng như trong phòng bệnh. Đây là những thông tin được các chuyên gia nhấn mạnh tại diễn đàn "Công nghệ sinh học và chuyển đổi số phục vụ phát triển ngành y tế" do Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức.

Làm chủ nhiều công nghệ, kỹ thuật hiện đại

Chia sẻ tại diễn đàn, các nhà khoa học, chuyên gia đều khẳng định công nghệ sinh học và chuyển đổi số được xem là các thành tố quan trọng của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư. Thời gian qua, ứng dụng KH - CN và ĐMST trong lĩnh vực y tế đã đem lại những hiệu quả lớn. Việt Nam đã làm chủ được nhiều công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị như phẫu thuật nội soi, đặc biệt trong điều trị một số bệnh lý tuyến giáp, X-quang can thiệp...; làm chủ được các kỹ thuật ghép tạng gồm thận, gan, tụy, tụy - thận, tim, phổi, một số kỹ thuật ghép tạng đạt trình độ ngang tầm thế giới. Kết quả nghiên cứu KH - CN đã góp phần quan trọng trong việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời, khống chế và đẩy lùi các dịch bệnh nguy hiểm. Công nghệ sản xuất vaccine trong nước đã đáp ứng được 11/12 loại vaccine sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành y tế năm 2024. Ảnh: Cát Thành
Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành y tế năm 2024. Ảnh: Cát Thành

Về ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH), GS.TS. Trần Huy Thịnh, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, CNSH đang được ứng dụng hiệu quả trong y tế như ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh; phát hiện đột biến gen gây bệnh, xác định người mang gen, sàng lọc trước sinh và tư vấn di truyền; xác định tình trạng gen quyết định tính đáp ứng thuốc trong điều trị ung thư phổi, vú, máu, đại trực tràng. Tuy nhiên, GS.TS. Trần Huy Thịnh cho rằng, hiện việc đầu tư còn dàn trải, thiếu đồng bộ, chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng và doanh nghiệp. GS.TS. Thịnh nêu 5 định hướng trong thời gian tới gồm: Phát triển vaccine, kháng thể đơn dòng, thuốc, chế phẩm sinh học trong phòng và điều trị bệnh; ứng dụng công nghệ gen, tế bào và sản phẩm từ tế bào trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh; ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thuốc dược liệu có nguồn gốc từ thảo dược; phát triển thiết bị y tế chẩn đoán in vitro (IVDs); ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn trong sàng lọc, chẩn đoán và điều trị bệnh. Trong đó, sự gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm lâm sàng và sự đồng hành của doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng.

Về liệu pháp tế bào cho các bệnh nan y, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ gene Vinmec, GS.TS. Nguyễn Thanh Liêm cho biết, công nghệ tế bào gốc tiên tiến sẽ thúc đẩy cuộc cách mạng trong y học. Hiện các bệnh được phép điều trị bằng tế bào gốc là xơ gan, teo mật, chấn thương tủy sống, thoái hóa khớp gối. Các bệnh đang nghiên cứu ghép tế bào gốc điều trị là đột quỵ, chấn thương sọ não, COPD, tự kỷ, bại não, suy giảm sức khỏe người cao tuổi, suy giảm nội tiết tố nam/nữ, liệu pháp CAR-T điều trị ung thư huyết học.

Cơ bản nhất trí với GS. Liêm, ông Phạm Văn Phúc, Viện Tế bào gốc, Trường Đại học Khoa học tự nhiên cho rằng liệu pháp tế bào nói chung, liệu pháp tế bào gốc và tế bào miễn dịch nói riêng đang bổ sung một lựa chọn nữa trong các liệu pháp chữa bệnh. Để liệu pháp tế bào thực sự mang lại lợi ích cho nhiều người, hoạt động ĐMST công nghệ tế bào là bắt buộc, nhằm tăng giá trị, giảm giá bán liệu pháp.

Liên quan đến lĩnh vực dược liệu, Phó Viện trưởng Viện Dược liệu Phan Thúy Hiền cho biết, nhiều chương trình KH - CN đã được triển khai nhằm đẩy mạnh ứng dụng KH - CN vào đời sống và phát triển dược liệu. CNSH hiện được ứng dụng trong nghiên cứu đánh giá nguồn tài nguyên dược liệu, chọn tạo giống cây dược liệu có năng suất và chất lượng cao, nghiên cứu phát triển sản phẩm có giá trị… phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế - xã hội...

Cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều “nhà”

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức nhấn mạnh sự đổi mới sáng tạo trong y tế giải quyết những thách thức và nhu cầu ngày càng tăng của hoạt động chăm sóc sức khỏe, trong tất cả các khâu từ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh tật, khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất thuốc, vaccine, sinh phẩm và thiết bị y tế. Sự phát triển về KHCN y tế còn thể hiện trên lĩnh vực Việt Nam bước đầu làm chủ công nghệ chế tạo sản phẩm công nghệ cao như Máy laser, sản xuất stent sử dụng trong tim mạch, thủy tinh thể trong nhãn khoa, chuyển giao và ứng dụng thành công trong sản xuất máy thở phục vụ bệnh nhân Covid-19. Tuy nhiên, ông Thức cũng cho rằng phát triển KH - CN và ĐMST trong y tế đòi hỏi sự phối hợp giữa các chuyên gia y khoa, các nhà công nghệ, các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư để mang lại những thay đổi tích cực trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.

Ngày 27.9.2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0; ngày 3.6.2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Ngày 30.1.2023, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Vì vậy, Diễn đàn được tổ chức nhằm thực hiện các chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ, triển khai các nhiệm vụ được Chính phủ giao về phát triển công nghệ sinh học và chuyển đổi số.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Phú Hùng cho biết, thời gian qua Bộ đã tái cơ cấu các chương trình KH - CN, trong đó y tế luôn là lĩnh vực được quan tâm như Chương trình KC.10, Chương trình nghiên cứu sản xuất vaccine sử dụng cho người, Chương trình phát triển dược liệu, Chương trình công nghệ sinh học…

Đặc biệt, hiện nay đã có nhiều công trình từ nghiên cứu KH - CN được ứng dụng, tạo nên những thành công rất ấn tượng, đạt trình độ ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới như ghép tạng, phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên; phẫu thuật nội soi các bệnh lý phức tạp; ứng dụng robot định vị trong phẫu thuật cột sống; ứng dụng robot trong phẫu thuật nội soi nhi khoa. Ông Hùng mong muốn các nhà khoa học, các viện, trường tiếp tục quan tâm, tìm hiểu và tham gia triển khai các chương trình KH - CN thuộc lĩnh vực y tế.

Khoa học - Công nghệ

Giá trị xuất khẩu nông sản năm 2023 đạt 53 tỷ USD
Khoa học - Công nghệ

Bài 3: Đóng góp hiệu quả của khoa học, công nghệ cho nông nghiệp

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng nông nghiệp. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học, công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Các chương trình được triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng giá trị xuất khẩu nông sản đạt 53 tỷ USD trong năm 2023.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt và các đại biểu tham quan gian hàng tại sự kiện "Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024"
Khoa học

Bài 1: Công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST) đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và được thể hiện xuyên suốt trong các mục tiêu của Kế hoạch hành động quốc gia, là công cụ “then chốt” trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST), thúc đẩy thực hiện chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong nền kinh tế.

Ảnh minh hoạ
Công nghệ

Công nghệ sinh học sẽ dẫn dắt ngành nông nghiệp

Thành quả sau 10 năm canh tác ngô chuyển gene cho thấy vai trò và khả năng dẫn dắt của công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu và dịch hại, việc hoàn thiện hành lang pháp lý để xúc tiến hiệu quả các giống mới, cây trồng mới áp dụng công nghệ sinh học là hết sức cần thiết để bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững.

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam
Khoa học - Công nghệ

Cần thiết xây dựng bộ nguyên tắc về AI có trách nhiệm tại Việt Nam

Trước sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và sâu rộng của trí tuệ nhân tạo (AI), các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, đây là thời điểm phù hợp để nghiên cứu cả về khía cạnh pháp lý và đặc biệt là đạo đức, trách nhiệm, để vừa thúc đẩy phát triển vừa kiểm soát rủi ro khi phát triển và ứng dụng AI.

Lãnh đạo Liên hiệp hợp tác xã liên minh kinh tế miền Nam thăm quan Nhà máy sản xuất ô tô điện Vinfast Hải Phòng
Khoa học - Công nghệ

Bước tiến hợp tác ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải

Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với thách thức biến đổi khí hậu và yêu cầu phát triển bền vững, Liên hiệp hợp tác xã liên minh kinh tế miền Nam đã khẳng định vai trò tiên phong của mình bằng việc đẩy mạnh chuyển đổi xanh, chuyển đổi số trong ngành vận tải phát triển bền vững. Đây là một bước đi quan trọng, không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế trong vận hành, điều hành vận tải hướng tời nền kinh tế tri thức Việt Nam.

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam
Khoa học

Tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam

Để tiếp tục cải thiện năng lực đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN và ĐMST), Việt Nam cần tiếp tục chú trọng cải thiện các yếu tố đầu vào và đầu ra của ĐMST, trong đó, tập trung vào những chỉ số đang được xếp vào nhóm yếu, hoặc có xu hướng giảm.

Các đại biểu bấm nút khai mạc Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023
Khoa học - Công nghệ

Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024

Ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trình độ và năng lực công nghệ là yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp tạo ra những sản phẩm, dịch vụ vượt trội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Việt Nam luôn có kết quả đổi mới sáng tạo cao hơn so với mức độ phát triển
Công nghệ

Việt Nam tăng hai bậc về Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu

Đây là thông tin do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố tại buổi lễ báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Global Innovation Index - GII năm 2024 được tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) ngày 26.9. Việt Nam được xếp hạng 44/133 quốc gia, nền kinh tế, tăng 2 bậc so với năm 2023, đặc biệt, Việt Nam có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là chỉ số nhập khẩu công nghệ cao; xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo - thành viên đồng sáng lập C4IR phát biểu
Công nghệ

Những bước chân tiên phong thu hút “đại bàng” về hợp lực

Ngay khi Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) được xúc tiến thành lập, một số doanh nghiệp lớn trong nước đã có những dự án điển hình, thu hút “đại bàng” về hợp lực. Đặc biệt, ngày khánh thành vinh dự được đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự và gửi gắm niềm tin và kỳ vọng C4IR khai mở động lực mới cho TP. Hồ Chí Minh và cả nước.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt tham quan triển lãm Công nghệ chip bán dẫn tại Đại học Quốc gia Hà Nội
Công nghệ

Tháo “nút thắt” về thể chế, chính sách

Những ngày cuối cùng của tháng 9 đã đón nhận tin vui cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nước nhà. Trước hết, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024; sự kiện Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR). Tuy nhiên, để Việt Nam nâng cao vị thế và vai trò của mình trong bản đồ đổi mới sáng tạo khu vực và trên thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, nút thắt về thể chế, chính sách là rào cản lớn nhất cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Blockchain trong giám sát chuỗi cung ứng đang được sử dụng rộng rãi
Công nghệ

Tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển

Mặc dù được đánh giá có nhiều tiềm năng để Blockchain phát triển, song hiện nay nhiều Startup và công ty Blockchain của người Việt phải đặt trụ sở tại nước ngoài để dễ dàng hoạt động và gọi vốn. Đây cũng là một dạng “chảy máu chất xám và nguồn lực", nguyên nhân chính do pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa có những quy định và khung pháp lý rõ ràng về lĩnh vực này. Do đó, các chuyên gia cho rằng, cần sớm xây dựng, hoàn chỉnh về chính sách và khung pháp lý để tạo "sân chơi lớn" cho ngành Blockchain phát triển.