Quảng Bình từng bước hoàn thiện bức tranh du lịch bốn mùa

Bài 1: Từ "rốn lũ" vùng cao

Xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa từ một vùng quê vùng cao, là "rốn lũ" của tỉnh Quảng Bình vừa chính thức được vinh danh là một trong những ngôi làng du lịch tốt nhất thế giới.

Là một xã miền núi vùng sâu của huyện Minh Hóa, Quảng Bình, Tân Hóa có vị trí đặc biệt khi nằm giữa các dãy núi đá vôi, nhiều hệ thống hang động được kiến tạo qua hàng triệu năm; để bạn bè bốn phương biết đến với thương hiệu là ngôi làng du lịch tốt nhất thế giới, ngành du lịch địa phương cùng doanh nghiệp, người dân đã nỗ lực hết mình trên “con đường chưa có dấu chân”...

Từ câu chuyện làm du lịch ở Tân Hóa, một hướng đi mới cho ngành du lịch Quảng Bình đang được mở ra; đó là thích ứng với thiên nhiên, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và con người, khắc phục tính thời vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Chốn an cư của người Nguồn

Tân Hóa vốn được biết đến là điểm an cư chủ yếu của người Nguồn, tên gọi cộng đồng dân tộc thuộc nhóm Việt - Mường gồm 35.000 nhân khẩu, sinh sống ở huyện Minh Hóa. Người Nguồn có ngôn ngữ, đặc trưng cùng các nét sinh hoạt văn hóa riêng biệt và các giá trị văn nghệ dân gian. Trải qua hàng trăm năm, các thế hệ người dân Tân Hóa đã tạo dựng nên một nền văn hóa tinh thần mang bản sắc núi rừng, giản dị, chân chất, mộc mạc, với những điệu hát sắc bùa, hát nhà trò, hò thuốc cá, hò kéo đò, hò đối đáp giao duyên…

Với việc giữ gìn, phát huy trọn vẹn được tiếng mẹ đẻ - tiếng Nguồn, người dân nơi đây đã sáng tạo ra một kho tàng văn học dân gian phong phú đặc sắc. Trước khi có hoạt động du lịch, hầu hết người dân nơi đây sống bằng nghề làm nông và khai thác tài nguyên trong cánh rừng Tú Làn. Tuy nhiên, dù gắn chặt tình cảm với ngôi làng đẹp như tranh giữa trùng điệp núi đá vôi, cùng tài nguyên thiên nhiên giàu có, đời sống người dân Tân Hóa vẫn hết sức bấp bênh do phụ thuộc vào thiên nhiên. Thời tiết khắc nghiệt cùng định hướng phát triển thiếu bền vững khiến Tân Hóa chỉ là nơi an cư, chưa hẳn là chốn lạc nghiệp của đồng bào với nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa đậm đà bản sắc.

Nắng rẻo cao, lũ thượng nguồn

Với đặc thù về vị trí địa lý, Tân Hóa luôn hứng chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Nơi đây có địa hình lòng chảo như một “túi đựng nước”, lại ở vùng núi cao, quanh năm khí hậu nóng, ẩm ướt, mưa nhiều và rét đậm. Tuy mùa đông không thể hiện rõ nét như các vùng phía Bắc nhưng có nhiều năm Tân Hóa cũng gánh chịu những trận rét đậm kéo dài, gây thiệt hại lớn cho đàn gia súc. Vào mùa khô (từ tháng 3 - 6 âm lịch), Tân Hóa hứng chịu nắng nóng gay gắt cùng và ảnh hưởng bởi hiệu ứng phơn (gió Lào hoặc gió phơn tây nam).

Sự đa dạng về thời tiết là điều thuận lợi để người dân địa phương trong sản xuất nông nghiệp với đa dạng cây trồng, song hàng năm, trên địa bàn cũng thường xuyên xảy ra lũ lụt, có năm xảy ra đến 3 - 4 trận. Trận lũ lịch sử năm 2010 với mức nước dâng cao lên đến 12m đã nhấn chìm hầu hết các ngôi nhà, người dân phải sơ tán lên các hang đá và vách núi để trú ẩn chờ nước rút.

Sau khi lũ đi qua, chính quyền địa phương đã có nhiều đề xuất, như di dời toàn bộ dân làng trong vùng trũng đi nơi khác hay phá núi để tạo luồng thoát lũ xuyên qua khu vực hang động Tú Làn. Tuy nhiên, người dân đã sinh sống ở ngôi làng của họ hàng trăm năm và không muốn dời đi sinh sống nơi khác; giải pháp phá núi tạo dòng thoát lũ thì cần nguồn kinh phí quá lớn, chưa kể có thể ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Tân Hóa mang trên mình nét đẹp hồn hậu, thuần khiết đặc trưng của thiên nhiên, con người vùng cao Quảng Bình - ảnh: K.T
Tân Hóa mang trên mình nét đẹp hồn hậu, thuần khiết đặc trưng của thiên nhiên, con người vùng cao Quảng Bình. Ảnh: K.T

Nỗ lực xây dựng điểm đến thích ứng thời tiết

“Trong cái khó ló cái khôn”, sau trận lũ lịch sử 2010, từ năm 2011, người dân xã Tân Hóa đã có sáng kiến làm bè phao để “sống chung với lũ.” Bè phao được làm trên khoảng 20 - 30 chiếc thùng phuy rỗng kết lại; khi nước dâng cao, bè cũng nổi lên trên mặt nước. Ban đầu chỉ là kết bè để bảo vệ tài sản, còn người thì lên núi dựng lán tránh lũ. Đến năm 2012, từ kinh nghiệm có được, người dân cải tiến từ bè nổi lên thành nhà nổi, có mái, vách che mưa nắng. Nhà nổi được cố định với nhà đất, cả gia đình sống trong nhà nổi sinh hoạt bình thường, ngoài mùa mưa lũ người dân dùng nhà nổi để cất đồ đạc như lương thực lúa, gạo, ngô… và các thiết bị quan trọng khác.  

Chủ tịch UBND xã Trương Thanh Duẫn cho biết: vào mùa lũ nhiều năm về trước, chính quyền địa phương vận động, hướng dẫn người dân chủ động đưa trâu, bò lên vùng cao để tránh lũ; các tài sản lớn trong nhà không thể đưa được lên nhà nổi thì kê kích lên cao và buộc cẩn thận để phòng tránh bị trôi, hư hỏng. Do vậy, các trận lũ diễn ra nhưng không gây thiệt hại về người. Tất cả là nhờ nhà bè và kinh nghiệm “sống chung với lũ” của người dân.

Bên cạnh những khó khăn do thời tiết, khí hậu và vị trí địa lý, Tân Hóa với những dãy núi đá vôi trùng điệp cùng sự hồn hậu, thuần khiết của vẻ đẹp thiên nhiên cũng như con người là nét đẹp đặc sắc riêng, mang những bản sắc độc nhất của vùng núi tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, để bạn bè bốn phương biết đến với thương hiệu là ngôi làng du lịch tốt nhất thế giới, ngành du lịch địa phương cùng doanh nghiệp, người dân đã nỗ lực hết mình trên “con đường chưa có dấu chân”, xây dựng điểm đến thích ứng thời tiết với những trải nghiệm đặc sắc và mới lạ.

Địa phương

Hòa Bình chung sức nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân
Địa phương

Hòa Bình chung sức nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân

Là tỉnh miền núi với điều kiện kinh tế còn khó khăn, Hòa Bình luôn đặc biệt quan tâm gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Toàn tỉnh đang chung sức, đồng lòng, tập trung triển khai các giải pháp, bảo đảm sớm hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát theo đúng tiến độ, góp phần mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho những hộ dân khó khăn về nhà ở.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh cùng các đại biểu thăm quan các gian hàng trưng bày sản phẩm chủ lực của tỉnh
Địa phương

Đồng hành, thấu hiểu và chia sẻ

“Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn” được tỉnh Thanh Hóa xác định là một trong ba khâu đột phá để tạo động lực phát triển nhanh và bền vững. Theo đó, sự đồng hành, thấu hiểu và chia sẻ của chính quyền với cộng đồng doanh nghiệp luôn là một trong những giải pháp quan trọng kiến tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi để các doanh nghiệp lớn mạnh, đóng góp tối đa vào sự phát triển chung của địa phương.

Tây Ninh: Triển khai kế hoạch kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh và thống nhất đất nước
Địa phương

Tây Ninh: Triển khai kế hoạch kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh và thống nhất đất nước

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Tây Ninh, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch tổ chức chuỗi hoạt động quy mô lớn nhằm tôn vinh truyền thống lịch sử, tri ân những hy sinh của thế hệ đi trước, đồng thời khẳng định những thành tựu mà tỉnh đã đạt được trong suốt nửa thế kỷ qua.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kinh tế tiếp tục bứt phá, sản xuất công nghiệp tăng 21,48%
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kinh tế tiếp tục bứt phá, sản xuất công nghiệp tăng 21,48%

Giá trị sản xuất công nghiệp (trừ dầu thô và khí đốt) tháng 2 của Bà Rịa - Vũng Tàu ước đạt 41.687 tỷ đồng, tăng 21,48%, cùng nhiều chỉ tiêu kinh tế đạt mức cao so với cùng kỳ. Đồng thời, tỉnh tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh và thu hút đầu tư.

TP. Hồ Chí Minh: Giảm ít nhất 4% cán bộ mỗi năm, hỗ trợ chuyển đổi việc làm
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Giảm ít nhất 4% cán bộ mỗi năm, hỗ trợ chuyển đổi việc làm

Từ nay đến năm 2030, TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tinh giản ít nhất 4% số lượng cán bộ, công chức, viên chức mỗi năm nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động. Thành phố cũng triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để cán bộ thuộc diện sắp xếp có thể tiếp tục làm việc, chuyển đổi nghề nghiệp.

Cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Kim Bôi trao đổi với người dân về phương án bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng.
Địa phương

Quyết tâm đưa dự án Quần thể khu đô thị sinh thái Cuối Hạ khởi công đúng tiến độ

Với quyết tâm để dự án Quần thể khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp và hệ thống cáp treo Cuối Hạ khởi công theo đúng kế hoạch trong tháng 5 tới, thời điểm này, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đang nỗ lực, quyết liệt chỉ đạo công tác đền bù giải phóng mặt bằng, triển khai khu tái định cư, khu xây dựng nông thôn mới và một số hạng mục khác.

Lãnh đạo xã Thạch Liên cho biết, mặc dù mặt bằng đã được giải phóng xong nhưng nhiều tháng nay chủ đầu tư chưa triển khai khởi động dự án
Địa phương

Hà Tĩnh đốc thúc khẩn trương thực hiện đầu tư hoàn thành Dự án VSIP

UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Công ty TNHH VSIP Hà Tĩnh tập trung mọi nguồn lực, khẩn trương thực hiện đầu tư hoàn thành toàn bộ Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Bắc Thạch Hà (VSIP Hà Tĩnh) giai đoạn 1 theo đúng tiến độ, nội dung đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Hoà Bình: Công ty TNHH Bình Anh trúng hàng loạt gói thầu đầu tư công tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp"
Địa phương

Hoà Bình: Công ty TNHH Bình Anh trúng hàng loạt gói thầu đầu tư công tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp"

Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH Bình Anh trúng hơn 50 gói thầu với tổng giá trị là hơn 480 tỷ đồng, bao gồm cả vai trò liên danh và độc lập. Điều đáng nói, hầu hết các gói thầu doanh nghiệp này trúng trên địa bàn tỉnh Hoà Bình thường có mức tiết kiệm "siêu thấp".

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn thăm dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp tại KCN Texhong Hải Hà
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh cam kết đồng hành, liên tục đổi mới công tác hỗ trợ doanh nghiệp

Tỉnh Quảng Ninh cam kết đồng hành và liên tục đổi mới công tác hỗ trợ doanh nghiệp, với mục tiêu tạo dựng những doanh nghiệp lớn mạnh, phát triển bền vững, xây dựng các hệ sinh thái phát triển trong từng lĩnh vực. Đồng thời, cũng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục cần nâng cao tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ" và chủ động chuyển hóa khó khăn thành cơ hội, tái cấu trúc mô hình sản xuất, đẩy mạnh đầu tư vào ứng dụng khoa học công nghệ, và phát triển kinh tế xanh, số và tuần hoàn; đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng trên 14% của tỉnh vào năm 2025.

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển
Địa phương

Rà soát, loại bỏ ngay những thủ tục hành chính là rào cản phát triển

Tại Hội nghị công bố kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI năm 2024 vừa diễn ra, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Phải loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính (TTHC) đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư, Nhân dân; bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.

Gia Lâm về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao
Địa phương

Gia Lâm về đích xây dựng nông thôn mới nâng cao

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Gia Lâm có 20/20 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Trong đó, có 7 xã NTM kiểu mẫu; huyện đạt 9/9 tiêu chí, với 38 chỉ tiêu huyện NTM nâng cao, vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 22, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra trước 2 năm.

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển
Trên đường phát triển

Quảng Ninh: Rà soát, loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính đang là rào cản phát triển

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố kết quả các Chỉ số PAR INDEX, SIPAS, DDCI, DGI, DTI của cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2024 diễn ra sáng nay, 15.3, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Phạm Đức Ấn đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Phải loại bỏ ngay những quy định, thủ tục hành chính (TTHC) đang là rào cản cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhân dân; bảo đảm giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính.

Huyện Hưng Hà, Thái Bình: Hợp tác sản xuất và xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản
Địa phương

Huyện Hưng Hà, Thái Bình: Hợp tác sản xuất và xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản

Ngày 14.3, Thường trực Huyện ủy Hưng Hà, tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị triển khai một số nội dung về đột phá phát triển khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và chứng kiến lễ ký kết thoả thuận hợp tác sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gạo sang thị trường Nhật Bản với các nhà đầu tư.