Hoạt động tín dụng chính sách tại A Lưới, Thừa Thiên Huế:

Bài 1: Trao sinh kế bền vững

Xác định nhiệm vụ và sứ mệnh của mình là mang sinh kế bền vững đến cho những người yếu thế có cơ hội vươn lên, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế không chỉ chuyển tải kịp thời nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến với các đối tượng chính sách; mà còn trở thành những người kết nối, là những kỹ thuật viên, tư vấn viên luôn sát cánh cùng đồng bào…

Ngân hàng tận tâm

Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện A Lưới Lê Quang Thắng cho biết, với đặc thù là huyện 30a, có 77% dân số là đồng bào thiểu số và hơn 90% trong số đó là hộ nghèo nên mọi hoạt động của Phòng giao dịch đều tập trung cho các đối tượng này. Đồng thời, vốn tín dụng chính sách đã được triển khai kịp thời tới 18/18 xã, thị trấn.

Năm 2023, NHCSXH huyện đã cho vay 183,587 tỷ đồng với 3.908 lượt khách hàng được vay vốn, tập trung chủ yếu vào chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn; cho vay theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP; cho vay xuất khẩu lao động. Doanh số thu nợ đạt 98.497 triệu đồng, chiếm 53,65% trong tổng doanh số cho vay từ đầu năm 2023.

Cán bộ tín dụng NHCSXH A Lưới thăm hỏi hộ vay Căn Vạn Lực. Ảnh T. Việt
Cán bộ tín dụng NHCSXH A Lưới thăm hỏi hộ vay Căn Vạn Lực. Ảnh T. Việt

Đến nay, tổng dư nợ của NHCSXH huyện đạt 524,485 tỷ đồng, với 16 chương trình tín dụng; tăng 85,091 tỷ đồng so cuối năm 2022, tỷ lệ tăng trưởng 19,37%. Nguồn vốn đã giúp hộ nghèo được vay vốn, thu hút tạo việc làm cho hàng trăm lao động; hỗ trợ hàng trăm học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập. Đặc biệt, nguồn vốn góp phần xóa nhà dột, nhà tạm cho đồng bào, giúp đồng bào có nơi an cư, lập nghiệp.

Nguồn vốn cũng góp phần nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên hơn 30 triệu đồng/người/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện cuối năm 2023 còn 3.485 hộ, tương đương 24,4%. Không chỉ đưa vốn đến với đồng bào, cán bộ tín dụng khi xuống cơ sở giải ngân, thu lãi suất còn tư vấn, hướng dẫn người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hiệu quả. Đây cũng là yếu tố giúp A Lưới không có nợ quá hạn phát sinh, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,041%, thấp hơn so với bình quân chung toàn tỉnh.

Ông Lê Quang Thắng cũng chia sẻ thêm, nhìn vào bức tranh tổng thể, tuy kinh tế - xã hội của huyện có nhiều khởi sắc và đã ra khỏi danh sách 74 huyện nghèo của cả nước nhưng A Lưới chưa phát huy được hết tiềm năng, lợi thế; tỷ lệ giảm nghèo hàng năm cao nhưng chưa thật sự bền vững... Do đó, với trách nhiệm và sứ mệnh vì người nghèo của những người làm tín dụng chính sách, NHCSXH huyện A Lưới sẽ tận tâm, tận lực bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện... nhằm góp phần cùng tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Người dân hưởng lợi

Nhìn khuôn mặt tràn đầy tự tin, khí thế của chàng trai Pa Cô Nguyễn Hải Teo - một trong những nông dân làm kinh tế giỏi của A Lưới năm 2023 mới thấy nguồn vốn tín dụng chính sách quan trọng thế nào trong hành trình giảm nghèo của người dân A Lưới. Sự tự tin và đầy khát vọng của Nguyễn Hải Teo đã truyền cho chúng tôi sức mạnh và niềm tin: Không gì là không thể! Cái nghèo rồi sẽ phải biến mất trước quyết tâm, chung sức chung lòng của cấp ủy chính quyền và Nhân dân.

Nguyễn Hải Teo kể, năm 2019 hai vợ chồng Teo bắt đầu được vay 50 triệu đồng vốn sản xuất kinh doanh vùng khó khăn để chăn nuôi lợn và trồng rừng theo công nghệ của Tập đoàn Quế Lâm. "Tham gia chăn nuôi với Tập đoàn, Teo chỉ bỏ công chăm sóc, vốn có Ngân hàng, thức ăn, kỹ thuật, giống và cả đầu ra có Tập đoàn lo. Teo thấy, cơ hội này thật tuyệt, nếu bỏ qua, chắc sẽ không có cơ hội nào tốt hơn…" - Nguyễn Hải Teo chia sẻ.

Đến nay, Teo được NHCSXH A Lưới cho vay thêm 80 triệu đồng vốn giải quyết việc làm để trồng rừng; tổng thu nhập của 2 vợ chồng đạt hơn 500 triệu/năm. Cuộc sống bắt đầu có của ăn, của để nhưng với Teo "chưa cần đi xe SH, chưa sắm đồ xa xỉ, chỉ cần đủ phục vụ cho sinh hoạt thiết yếu. Teo ưu tiên làm kinh tế trước đã. Mình mạnh rồi thì mới yên tâm hưởng thụ" - Nguyễn Hải Teo quả quyết nói.

Hiện, trên địa bàn huyện A Lưới đang có 4 mô hình chăn nuôi - trồng rừng giống như Nguyễn Hải Teo. Mỗi tháng, cả 4 hộ và Tập đoàn Quế Lâm sẽ cùng gặp gỡ, trao đổi nhằm tháo gỡ ngay các vấn đề phát sinh. Tập đoàn Quế Lâm cũng đã cam kết với địa phương đưa công nghệ mới vào để chăn nuôi nhằm bảo vệ môi trường; đồng thời theo đuổi kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh; tất cả chất thải từ chăn nuôi sẽ được ủ và dùng làm phân bón cho cây trồng; việc phòng, chống dịch bệnh được sử dụng bằng các loại cây lá có sẵn như lá tràm để đốt, xông khử khuẩn, bảo đảm không dùng hóa chất cho vật nuôi; các mô hình hiện đang phát triển tốt, hứa hẹn là những điển hình, nòng cốt phát triển kinh tế của huyện.

Bên cạnh cung cấp vốn để tạo việc làm cho bà con, xuất khẩu lao động cũng là hướng đi A Lưới đang lựa chọn nhằm giúp dân thoát nghèo; bám sát chủ trương này, NHCSXH A Lưới cũng chủ động nguồn lực để cho vay xuất khẩu lao động. Trường hợp của Hồ Vạn Lực, sinh năm 1991, ở thôn A Lưới, xã Quảng Nhâm được vay 80 triệu đồng để đi làm tại Nhật là một ví dụ. Đến nay, sau 1 năm đi làm việc ở xứ người, Lực đã hỗ trợ được cho bố mẹ và trả dần tiền cho NHCSXH. Trước đó, gia đình của Lực còn được vay 50 triệu đồng để trồng 4ha keo, nuôi thêm bò. "Chúng tôi đặt quyết tâm, cuối năm 2024 sẽ thoát nghèo" - bà Căn Vạn Lực - mẹ của Hồ Vạn Lực cho biết.

Quyết tâm này cũng là mong mỏi của Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn Hồ Thị Lộc. Bà Lộc chia sẻ, hiện tổ có 45 thành viên, trong đó có 5 hộ nghèo; nhưng các hộ đang bắt đầu phát triển ổn định, tin tưởng cuối năm 2024 sẽ ra khỏi hộ nghèo.

Đời sống

Nghĩa tình Hà Tĩnh hướng về miền Bắc
Xã hội

Nghĩa tình Hà Tĩnh hướng về miền Bắc

Tính đến ngày 19.9, tỉnh Hà Tĩnh đã quyên góp được hơn 46 tỷ đồng ủng hộ Nhân dân các tỉnh miền Bắc khắc phục hậu quả của cơn bão số 3. Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ tài chính, Hà Tĩnh còn nhanh chóng huy động nhiều lực lượng trực tiếp đến các khu vực chịu thiệt hại nặng để tham gia vào công tác khắc phục hậu quả sau bão.

Quỹ Trăng Xanh chung tay tái thiết trường học tại Thái Nguyên sau bão Yagi
Đời sống

Quỹ Trăng Xanh chung tay tái thiết trường học tại Thái Nguyên sau bão Yagi

Cơn bão số 3 (bão Yagi) cùng hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có ngành Giáo dục. Nhiều công trình trường học bị sập, đổ, tốc mái; thiết bị dạy học, bàn ghế, sách vở bị nước cuốn trôi, hư hỏng nặng. Với tinh thần “tương thân tương ái”, ngày 19.9, Quỹ thiện nguyện Trăng Xanh (thuộc Tập đoàn Bách Việt) đã tài trợ trang thiết bị cho các trường học tại tỉnh Thái Nguyên với nguồn kinh phí hơn 1 tỷ đồng.

Chiến sĩ lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc lắng nghe lời động viên, khích lệ trước khi lên đường làm nhiệm vụ
Xã hội

Hành trang mang theo là niềm tự hào dân tộc

Với hành trang mang theo là niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm cao cả, cán bộ, chiến sĩ Đội Công binh số 3 và Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 6 quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm kỳ công tác của mình, góp phần củng cố và tăng cường vị thế, uy tín của Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế; đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Chùa Ba Vàng tặng quà 100 học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Đời sống

Chùa Ba Vàng tặng quà 100 học sinh tiêu biểu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Đoàn 100 học sinh tiêu biểu là trẻ khuyết tật, mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập đến từ 10 tỉnh miền núi phía Bắc đã được Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt, tặng quà tại Tòa Nhà Quốc hội vào trưa ngày 16.9 vừa qua. Chư Tăng Chùa Ba Vàng cũng đã có mặt tham dự và trao quà tới các em.

Quang cảnh buổi thu nhận mẫu ADN cho các thân nhân liệt sỹ tại huyện Thạch Thất
Xã hội

Thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ tại Hà Nội

Sáng 19.9, Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Bộ Công an) phối hợp với Công an TP. Hà Nội, UBND huyện Thạch Thất (Hà Nội) tổ chức triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ trên địa bàn 3 huyện Hoài Đức, Phúc Thọ và Thạch Thất.

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai
Đời sống

Bảo hiểm Agribank – Lá chắn tài chính trước thiên tai

Thiên tai luôn là nỗi ám ảnh đối với người dân Việt Nam, nhất là những người sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại nhiều tỉnh, thành phía Bắc. Sau khi bão qua đi, hoàn lưu bão đã và đang tiếp tục gây ra mưa lớn, lũ quét và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc khiến mức độ thiệt hại càng trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong những tình huống khó khăn như vậy, bảo hiểm nói chung, Bảo hiểm Agribank nói riêng đã và đang phát huy vai trò là tấm lá chắn tài chính giúp người dân vượt qua khó khăn.

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão
Đời sống

Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngày 19.9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31.12.2024. Đồng thời, NHCSXH sẽ xây dựng phương án bổ sung chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 và đề xuất Chính phủ bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách.