Góp ý kiến với dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Bài 1: Thể chế hóa đầy đủ nguyên tắc của bảo hiểm xã hội, bảo đảm tính khoa học, thực tiễn

Ts. Bùi Ngọc Thanh - Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội

Lời Tòa soạn: Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ Tám. Sau gần 7 năm thi hành, Luật đã góp phần tích cực trong việc bảo đảm các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động thông qua các chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn cũng như dài hạn. Song với sự xuất hiện nhiều tình huống mới, nhất là hậu Covid-19, thì nhiều nội dung không còn phù hợp. Việc Quốc hội quyết định sửa đổi Luật là một yêu cầu thiết thực, tất yếu.

Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài của TS. Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về dự thảo Luật:

Sau một năm (tính từ ngày 6.7.2022 khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 799/QĐ-TTg phân công cơ quan chủ trì soạn thảo đến 31.7.2023, Chính phủ trình dự án Luật sang Quốc hội) với bộ tài liệu gồm dự thảo Luật ngày 28.7.2023 và các văn bản khác tương đối đầy đủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Đó là tinh thần tích cực, nỗ lực, cố gắng rất lớn của Chính phủ, của cơ quan soạn thảo.

Cân nhắc kỹ việc chuyển một bộ phận đối tượng bảo trợ xã hội làm đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật

Về phạm vi điều chỉnh, do dự thảo Luật có sự thay đổi lớn về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, trong đó có việc đưa trợ cấp hưu trí xã hội vào nội dung bảo hiểm xã hội làm cho một số chương, mục, điều, khoản không nhất quán về khái niệm, khó thống nhất về nội dung.

Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam hiện tại gồm 3 khối chính sách lớn, gồm: Bảo hiểm xã hội (BHXH); Bảo trợ xã hội (trợ giúp xã hội, cứu trợ xã hội); ưu đãi xã hội. Ba khối chính sách có đối tượng thụ hưởng chính sách rất khác nhau. Trong chính sách BHXH, người thụ hưởng là người lao động, người sử dụng lao động (thuộc khu vực có quan hệ lao động) có tham gia BHXH, nguồn quỹ cơ bản là do đóng góp của người tham gia BHXH. Trong chính sách bảo trợ xã hội, người thụ hưởng chủ yếu là người bị lâm vào cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, người khuyết tật... vì nhiều nguyên nhân khác nhau (họ chủ yếu thuộc khu vực không có quan hệ lao động), nguồn quỹ bảo trợ xã hội là từ ngân sách nhà nước và huy động từ cộng đồng. Trong chính sách ưu đãi xã hội, đối tượng thụ hưởng là người có công với đất nước, nguồn quỹ chủ yếu từ ngân sách nhà nước.

Như vậy, ranh giới rất rõ ràng, BHXH thì đã có Luật; ưu đãi xã hội (người có công) đã có Pháp lệnh; chỉ còn bảo trợ xã hội, dự kiến sẽ xây dựng thành luật. Và, việc đưa một nhóm đối tượng bảo trợ xã hội làm đối tượng điều chỉnh của Luật BHXH (sửa đổi) là không hợp lý, không bảo đảm tính thống nhất mọi mặt (khái niệm, nội dung...) trong một văn bản luật. Hơn nữa, mong muốn xã hội ổn định, thì trước hết chính sách, pháp luật phải ổn định như đã ghi rõ trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Vì vậy, đề nghị Chính phủ xem xét, cân nhắc kỹ việc chuyển một bộ phận đối tượng bảo trợ xã hội làm đối tượng điều chỉnh của Luật BHXH (sửa đổi).

Về thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, ở nhiều chương, điều của dự thảo Luật đã thể hiện được nội dung của Nghị quyết số 28-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa XII của Đảng về cải cách chính sách BHXH. Tuy nhiên, do đưa thêm một bộ phận đối tượng bảo trợ xã hội vào làm đối tượng BHXH, nên dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) không thể hiện được nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng (quan điểm chỉ đạo thứ 2 và mục tiêu tổng quát của Nghị quyết 28 nói trên) mà đây lại là nguyên tắc then chốt, chủ yếu của chính sách BHXH. Để dần từng bước đạt mục tiêu BHXH toàn dân theo lộ trình 35%, 45%, 60%... vào các năm 2021, 2025, 2030 và xa hơn nữa theo chỉ đạo của Nghị quyết thì phải thể chế hóa và thực hiện đầy đủ 5 nhóm giải pháp mà Nghị quyết đã chỉ rõ, đặc biệt là nhóm giải pháp thứ nhất (tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để đông đảo người dân tham gia BHXH, có đóng, có hưởng chứ không phải lấy đối tượng chính sách khác bù vào cho đủ số %).

Đề nghị phải thể chế hóa đầy đủ, đặc biệt là nguyên tắc đóng - hưởng, bảo đảm tính khoa học, thực tiễn theo Nghị quyết của Đảng. Hơn nữa, một số nội dung dự thảo Luật trái với khoản 1 Điều 4- Gải thích từ ngữ, “BHXH”, do đó đề nghị, cần xác định thật rõ phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật này.

Quy định rõ nội dung cụ thể, hạn chế tối đa các điều phải hướng dẫn

Về những vấn đề chưa quy định rõ trong dự thảo Luật, chúng ta đang thực hiện chủ trương đổi mới quy trình và nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, trong đó có chủ trương xây dựng những luật, pháp lệnh, khi thông qua là thực hiện được ngay, không cần văn bản hướng dẫn. Hơn nữa, chúng ta cũng phải tránh để xảy ra “lợi ích nhóm” trong những văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành luật.

Nhưng trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) hiện có đến 40 vấn đề gác lại, giao cho Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ hướng dẫn. Trong đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ hướng dẫn 5 vấn đề; Bộ Y tế 3 vấn đề, Chính phủ 32 vấn đề. Hầu như toàn bộ Chương III về “Trợ cấp hưu trí xã hội” đều quy định “treo”, điều sau dẫn chiếu điều trước mà điều trước lại chưa quy định rõ nội hàm... Các văn bản hướng dẫn cấp Bộ, cấp Chính phủ đều là những văn bản quy phạm pháp luật, khi xây dựng đều phải tuân thủ quy trình do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định. Do đó, nếu dự thảo Luật này có được thông qua thì cũng chưa biết bao giờ mới đi vào cuộc sống, vì phải đợi nhiều văn bản hướng dẫn.

Đề nghị dự thảo Luật cần quy định rõ nội dung cụ thể của các điều, hạn chế tới mức tối thiểu các điều phải hướng dẫn và phải thực hiện theo khoản 2, Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, “Dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được dự thảo và trình đồng thời với dự án luật...”.

Về cấu trúc của dự thảo Luật, thông thường một đạo luật có 3 phần: một là những quy định chung; hai là những quy định nội dung cụ thể của luật; ba là quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra và điều khoản thi hành. Nhưng dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), tại Chương II, sau quy định chung đã quy định ngay quản lý nhà nước về BHXH, trong khi chưa biết những nội dung cụ thể được quy định như thế nào (?). Mặt khác, dự thảo gộp 3 nội dung lớn: Quản lý nhà nước về BHXH; tổ chức thực hiện BHXH; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với BHXH vào cùng một chương cũng chưa thật hợp lý. Dù có chia ra 3 mục, nhưng cũng không nên ghép nội dung quản lý nhà nước với những tác nghiệp cụ thể của cơ quan thực hiện BHXH, với trách nhiệm cá nhân của người hưởng các chế độ BHXH. Do đó, nên tách Chương II thành 2 chương (Chương Quản lý nhà nước về BHXH, Chương Tổ chức thực hiện BHXH và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với BHXH) sẽ mạch lạc hơn. Trong đó, Chương Quản lý nhà nước về BHXH nên chuyển xuống trước Chương Khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về BHXH.

Quốc hội và Cử tri

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương Ảnh: Lâm Hiển
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục đổi mới, đưa hoạt động giám sát của Quốc hội ngày càng thực chất, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả

Quốc hội đã đi qua năm 2024 với nhiều dấu ấn nổi bật trong công tác giám sát. Dành thời gian trả lời phỏng vấn Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng TRẦN QUANG PHƯƠNG nhấn mạnh, công tác giám sát của Quốc hội trong năm 2024 tiếp tục được triển khai toàn diện, đồng bộ, ngày càng thực chất, tạo chuyển biến toàn diện cả nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành nói chung và đối với vấn đề được giám sát nói riêng. Dư địa đổi mới hoạt động giám sát còn nhiều. Do đó, trong năm 2025 cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đóng góp vào sự đổi mới, phát triển của Quốc hội và đất nước trong bối cảnh tình hình mới hiện nay.

Bản sắc dân tộc hòa quyện và vươn tầm thế giới
Quốc hội và Cử tri

Bản sắc dân tộc hòa quyện và vươn tầm thế giới

PGS.TS. Bùi Hoài Sơn

Năm 2025 kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2025) và 100 năm trường Mỹ thuật Đông Dương (1924 - 2024). Nhìn lại hai sự kiện lịch sử này không chỉ để khẳng định sức mạnh dẫn đường của Đảng và tài hoa sáng tạo của các thế hệ nghệ sĩ Việt Nam, mà còn gợi mở con đường xây dựng văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên mới - nơi bản sắc dân tộc hòa quyện sức sống hiện đại, vươn tầm thế giới.

Hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025)
Quốc hội và Cử tri

Tiếp thêm ý chí, sức mạnh Việt Nam

Trải qua 95 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Nhân dân giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc luôn là nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam.

Nhớ lại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Quốc hội và Cử tri

Nhớ lại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Vào đầu năm 1929, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, Việt Nam thanh niên cách mạng Đồng chí Hội không đủ sức lãnh đạo, trong khi đó, số lượng cộng sản đoàn trong Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ngày một nhiều. Yêu cầu khách quan đòi hỏi phải có một tổ chức Đảng để lãnh đạo phong trào.

Nghị quyết 57 - lời hiệu triệu mang tầm thời đại!
Quốc hội và Cử tri

Nghị quyết 57 - lời hiệu triệu mang tầm thời đại!

Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy, trong bối cảnh đất nước đứng trước thế - vận mới, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị thể hiện quyết tâm chính trị mạnh mẽ, có ý nghĩa chiến lược và cách mạng, tạo niềm tin mới, xung lực mới, khí thế mới cho toàn dân tộc bước vào kỷ nguyên mới...

Quốc hội với tiến trình chuyển đổi tư duy lập pháp
Quốc hội và Cử tri

Quốc hội với tiến trình chuyển đổi tư duy lập pháp

Trong bài viết “Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã xác định 7 định hướng chiến lược đưa đất nước vào kỷ nguyên mới. Một trong 7 định hướng đó là, tăng cường tính Đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, mà giải pháp căn bản là “Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo... Luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc”[1].

Chất lượng nguồn nhân lực quyết định sức cạnh tranh quốc gia
Quốc hội và Cử tri

Chất lượng nguồn nhân lực quyết định sức cạnh tranh quốc gia

Mục tiêu của giáo dục - đào tạo là phát triển con người toàn diện, nhưng trong giai đoạn hiện nay phải tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. “Chất lượng nguồn nhân lực quyết định sức cạnh tranh quốc gia. Chuẩn bị tốt nguồn nhân lực là "chìa khóa" để chúng ta bước vào kỷ nguyên mới một cách vững chắc” - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục NGUYỄN ĐẮC VINH khẳng định.

Luôn đặt quan điểm “lấy người dân làm trung tâm” lên trên hết, trước hết
Quốc hội và Cử tri

Luôn đặt quan điểm “lấy người dân làm trung tâm” lên trên hết, trước hết

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội NGUYỄN THÚY ANH khẳng định, một trong những quan điểm Ủy ban luôn quán triệt sâu sắc, đó là “lấy người dân làm trung tâm” lên trên hết, trước hết và bảo đảm an sinh xã hội là trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm
Quốc hội và Cử tri

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Là cơ quan được giao chủ trì soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y THANH HÀ NIÊ KĐĂM nhấn mạnh, định hướng xây dựng Luật là các quy định phải đi vào thực tiễn đời sống, là nhân tố tích cực tạo chuyển biến mạnh mẽ hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

GS.TS Phan Trung Lý: Hoàn thiện thể chế phân cấp, phân quyền có ý nghĩa hết sức quan trọng để thực hiện thành công cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện thể chế phân cấp, phân quyền để thực hiện thành công tinh gọn tổ chức bộ máy

“Phân cấp, phân quyền thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước ta, Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Chính phân cấp, phân quyền làm cho Nhà nước gần dân hơn, tạo điều kiện cho người dân tham gia vào đời sống chính trị và hình thành một xã hội dân chủ, tăng tính dân chủ trong các quyết định chính sách pháp luật của Nhà nước, làm tăng sự đồng thuận xã hội”. Nhấn mạnh điều này, GS.TS. Phan Trung Lý - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật khẳng định, việc hoàn thiện thể chế về phân cấp, phân quyền có ý nghĩa hết sức quan trọng để thực hiện thành công cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy.

Toàn cảnh bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Quốc hội và Cử tri

Phát triển kỷ nguyên mới, vì sức mạnh và danh dự Việt Nam

Tròn 95 năm trước, ngày 3.2.1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đó là cuộc hội ngộ của thiên thời, địa lợi, nhân hòa, của lịch sử giữa chủ nghĩa Mác - Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước sục sôi truyền thống mấy nghìn năm. Đó là khát vọng của Nhân dân, là lời đáp câu hỏi phát triển của lịch sử dân tộc, là sự vận động của đất nước phù hợp với yêu cầu phát triển của thời đại.

Đưa tri thức địa phương, cố kết cộng đồng vào phát triển chuỗi giá trị
Quốc hội và Cử tri

Đưa tri thức địa phương, cố kết cộng đồng vào phát triển chuỗi giá trị

Nhấn mạnh tri thức địa phương, văn hóa truyền thống, cố kết cộng đồng là tiêu chí quan trọng trong xây dựng, thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án chuỗi giá trị, đại diện Ủy ban Dân tộc đề xuất đưa 3 tiêu chí này vào hỗ trợ dự án phát triển chuỗi giá trị lâm nghiệp, mô hình khởi nghiệp. Những nội dung này cần được đưa vào quyết định phê duyệt giai đoạn 2 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Quyết tâm xóa bỏ điểm nghẽn thể chế

Quán triệt tinh thần đổi mới, thông thoáng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng pháp luật; tăng cường phân cấp, phân quyền, nhất là cho địa phương; xóa bỏ cơ chế "xin - cho”; tăng cường trách nhiệm giải trình, đề xuất của các cơ quan, tổ chức trình dự án luật trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua.

Các ĐBQH thành phố Hà Nội tích cực tham gia thảo luận tại Tổ và hội trường
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Thực hiện hiệu quả công tác xây dựng pháp luật

Phát huy trí tuệ và tinh thần trách nhiệm, năm 2024, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, với khối lượng công việc lớn, hoàn thành tốt nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đề ra trên tất cả các lĩnh vực công tác như xây dựng pháp luật, giám sát, tiếp xúc cử tri, tiếp công dân...

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Dấu ấn chất lượng của vốn FDI

Ngay những ngày đầu tiên của năm mới 2025, tỉnh Bắc Ninh đã trao chứng nhận đăng ký đầu tư, chủ trương đầu tư cho các dự án với tổng số vốn 1,8 tỷ USD, vượt 1,5 lần kế hoạch của cả năm 2025. Trong đó có dự án mở rộng nhà máy sản xuất màn hình và các linh kiện điện tử “tỷ đô” của Samsung Display. Dự án này được “ông lớn” Samsung cam kết đầu tư từ năm ngoái và đầu năm nay chính thức được trao chứng nhận đăng ký đầu tư.

Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga
Diễn đàn Quốc hội

Triển khai quyết liệt, đồng bộ chủ trương tinh gọn bộ máy

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, thời gian qua, các cấp, các ngành đã vào cuộc hết sức quyết liệt để thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy của cả hệ thống chính trị. Công tác này được thực hiện đồng bộ, với tinh thần “bàn làm không bàn lùi”, Trung ương làm trước, địa phương làm sau, khẩn trương nhưng vẫn thận trọng trong thực hiện công tác cán bộ.