Bài 1: Thách thức, khó khăn bủa vây

03/07/2023 07:35

Trong những năm qua, với vai trò là “người gác cửa nền kinh tế”, ngành Hải quan đã có nhiều nỗ lực bảo đảm an toàn, ổn định nền kinh tế - xã hội, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đứng trước những diễn biến khó lường, nhiều khó khăn và chậm hồi phục, hơn lúc nào hết, ngành Hải quan đang phải nỗ lực hết sức để giải quyết “thách thức kép” - vừa đơn giản hóa thủ tục vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại nhằm hướng đến “mục tiêu kép” - vừa tạo thuận lợi thương mại ở mức tối đa vừa bảo đảm an ninh quốc gia, chống thất thu ở mức cao nhất. Muốn vậy, công nghệ được xác định là lời giải hữu hiệu.

TỪ “THÁCH THỨC KÉP” ĐẾN “MỤC TIÊU KÉP”
Trong những năm qua, với vai trò là “người gác cửa nền kinh tế”, ngành Hải quan đã có nhiều nỗ lực bảo đảm an toàn, ổn định nền kinh tế - xã hội, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đứng trước những diễn biến khó lường, nhiều khó khăn và chậm hồi phục, hơn lúc nào hết, ngành Hải quan đang phải nỗ lực hết sức để giải quyết “thách thức kép” - vừa đơn giản hóa thủ tục vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại nhằm hướng đến “mục tiêu kép” - vừa tạo thuận lợi thương mại ở mức tối đa vừa bảo đảm an ninh quốc gia, chống thất thu ở mức cao nhất. Muốn vậy, công nghệ được xác định là lời giải hữu hiệu.

Bài 1: Thách thức, khó khăn bủa vây

Bài 1
Thách thức, khó khăn bủa vây
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, để bảo đảm mục tiêu chống thất thu ở mức cao nhất đang là bài toán rất lớn đặt ra cho ngành Hải quan.

Bài 1: Thách thức, khó khăn bủa vây -0

Bài 1: Thách thức, khó khăn bủa vây -1

Thực hiện tốt vai trò “người gác cửa nền kinh tế”

Với vai trò là “người gác cửa nền kinh tế”, thời gian qua, ngành Hải quan đã có nhiều nỗ lực bảo đảm an toàn, ổn định nền kinh tế - xã hội. Ngành đã đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách quốc gia. Đơn cử, năm 2022, công tác thu ngân sách của ngành đạt con số đáng ngưỡng mộ với 437.383 tỷ đồng, chiếm 24,2% tổng thu ngân sách nhà nước.

Để đạt được thành quả trên, bên cạnh yếu tố tích cực từ lĩnh vực xuất nhập khẩu có những kỷ lục mới, còn bởi ngành Hải quan đã nỗ lực triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Cụ thể, ngành Hải quan đã ứng dụng nhiều công nghệ, như Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS) đã được triển khai đến 100% chi cục hải quan trên cả nước. Năm 2022, hệ thống này xử lý khoảng hơn 14 triệu tờ khai xuất nhập khẩu, trong đó 65,33% tờ khai luồng Xanh, 30,41% tờ khai luồng Vàng và luồng Đỏ chỉ 4,26%. Đáng chú ý, thời gian thông quan với các lô hàng có tờ khai luồng Xanh chỉ trong vòng vài giây.

Ngành Hải quan cũng đã đầu tư và đưa vào sử dụng nhiều trang thiết bị hiện đại. Riêng trong năm 2022 đã nghiệm thu, bàn giao 13 hệ thống camera giám sát hải quan, 3 phòng quan sát camera, 1 máy soi hành lý di động, 2 máy soi hành lý hàng hóa, 4 máy soi container di động. Các trang thiết bị đã phát huy hiệu quả, góp phần thông quan nhanh hàng hóa cho doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản lý…

Song song đó, ngành đã thực hiện hiệu quả công tác thu hồi nợ thuế, hạn chế tối đa phát sinh nợ mới; tập trung chống thất thu qua công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện thủ tục hải quan, quản lý thuế, kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại…

Thực hiện Quyết định số 97/QĐ-BTC ngày 26.1.2021 của Bộ Tài chính về phê duyệt chủ trương “Thuê dịch vụ công nghệ thông tin thực hiện Hải quan số”, Tổng cục Hải quan đã xây dựng danh sách 22 bài toán nghiệp vụ cần đáp ứng của hệ thống công nghệ thông tin mới. Đây là tiền đề, khởi đầu quan trọng để từng bước hiện thức hóa chủ trương phát triển ngành Hải quan Việt Nam hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới.

Bài 1: Thách thức, khó khăn bủa vây -1
Bài 1: Thách thức, khó khăn bủa vây -0
Bài 1: Thách thức, khó khăn bủa vây -2
Ứng dụng công nghệ vẫn chưa triệt để

Tuy vậy, bối cảnh địa chính trị toàn cầu đang có nhiều biến động, nền kinh tế thế giới có nguy cơ rơi vào suy thoái kéo dài đã đặt ra hàng loạt thách thức cho ngành Hải quan, đặc biệt là công tác bảo đảm thu ngân sách nhà nước.

Cụ thể, chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế tại nhiều quốc gia châu Âu, Mỹ cũng như toàn cầu khiến nhu cầu tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh; xu hướng gia tăng tần suất các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt từ phía Mỹ, khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị động và gặp nhiều bất lợi trong tiếp cận thị trường. Theo Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm, xuất khẩu giảm 11,6%, nhập khẩu giảm 17,9% so với cùng kỳ.

Cùng với đó, việc thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan đã cam kết trong các FTA cũng ảnh hưởng đến nguồn thu. Cuối năm 2022, Chính phủ đã ban hành 17 biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi để thực hiện 17 FTA trong giai đoạn 2022 - 2027. Như vậy, ngay trong năm 2023, nhiều mặt hàng nhập khẩu có thuế suất cao bị cắt giảm thuế và còn giảm sâu hơn trong các năm sau…

Những điều này đã tác động trực tiếp tới thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan. Thống kê cho thấy, từ 1.1 - 30.4.2023, số thu ngân sách của ngành Hải quan chỉ đạt 122.886 tỷ đồng, bằng 28,91% dự toán, giảm 17,98% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế đến 31.5.2023 đạt 152.924 tỷ đồng, bằng 36% dự toán, và giảm 18% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, mặc dù Tổng cục Hải quan đã đưa vào vận hành nhiều hệ thống giám sát hải quan hiện đại nhằm tăng cường công tác quản lý song với địa bàn khá rộng và phức tạp, việc thực hiện chưa đồng đều nên vẫn còn hạn chế nhất định.

Cụ thể, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa xuất nhập khẩu diễn biến rất phức tạp. Bên cạnh phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng buôn lậu thường sử dụng như khai sai tên hàng, chủng loại, số lượng, xuất xứ, trị giá hàng hóa... đã xuất hiện phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi.

Bài 1: Thách thức, khó khăn bủa vây -0

Bài 1: Thách thức, khó khăn bủa vây -1

Điển hình như tại khu vực cảng biển (nơi chiếm 90% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam), các đối tượng thường lợi dụng quy định thông thoáng trong việc khai báo xuất nhập khẩu hàng hóa, kho ngoại quan, quản lý rủi ro trên hệ thống thông quan hàng hóa tự động, hậu kiểm về hải quan, lợi dụng việc thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp đồng thương mại thông qua các pháp nhân, thành lập doanh nghiệp “ma”... để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Trong khi đó, sau hơn 9 năm vận hành hệ thống quản lý rủi ro VCIS (thuộc nền tảng VNACCS/VCIS thông quan điện tử) được phát triển trên nền của hệ thống CIS của Hải quan Nhật Bản, bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống đã bộc lộ một số hạn chế. Cụ thể, đây là hệ thống “đóng”, không tích hợp được với các hệ thống thông tin nghiệp vụ của Hải quan Việt Nam khiến việc tích hợp, trao đổi, xử lý thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống ngày càng hạn chế.

Tại các cảng biển, công tác giám sát hàng hóa có sử dụng Hệ thống giám sát hải quan tự động (VASSCM) khá tiên tiến, song điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan chưa bảo đảm. Đơn cử như chưa có khu vực lưu giữ hàng xuất khẩu, nhập khẩu riêng biệt; chưa tách biệt hàng nội địa với hàng xuất nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu không được tập kết đủ trước khi tàu xuất cảnh…

Bài 1: Thách thức, khó khăn bủa vây

Tương tự, khu vực cửa khẩu và cảng hàng không quốc tế dù đã có Hệ thống VASSCM nhưng đã phát sinh nhiều lỗi kỹ thuật. Ví dụ, hệ thống không đồng bộ đối với các lô hàng về từng phần hoặc nhiều tờ khai khai báo chung/tách vận đơn; không kết xuất đầy đủ danh sách hàng hóa dự kiến xếp dỡ từ Hệ thống một cửa quốc gia để gửi thông tin cho doanh nghiệp kinh doanh kho…

Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế trên chủ yếu xuất phát từ việc chưa ứng dụng triệt để khoa học công nghệ tiên tiến (bao gồm cơ sở dữ liệu thời gian thực) vào quá trình hỗ trợ thực thi hải quan, khiến quá trình đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi thương mại vô tình làm “lộ” ra kẽ hở để các đối tượng khai thác. Do vậy, bên cạnh việc hoàn thiện thể chế, quy trình nghiệp vụ, thì đẩy mạnh ứng dụng công nghệ được xác định là lời giải hữu hiệu.

Tổng cục Hải quan cho biết sẽ nghiên cứu ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như kết nối Internet vạn vật (IoT), chuỗi khối (Blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big data)… để phục vụ công tác trao đổi, chia sẻ thông tin, quản lý dữ liệu, tự động phân tích dữ liệu, hình ảnh và quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng trong quá trình xây dựng mô hình hải quan số, hải quan thông minh. Ngành Hải quan xác định chuyển đổi số vừa là mục tiêu vừa là giải pháp quan trọng để xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm hải quan các nước phát triển trên thế giới. Đây là sự chuyển biến nhận thức quan trọng để đưa chuyển đổi số, công nghệ cao, tự động hóa thành trọng tâm trong quá trình giải quyết “thách thức kép” để đạt được “mục tiêu kép”.

Bài 1: Thách thức, khó khăn bủa vây -3

Bài 1: Thách thức, khó khăn bủa vây -0

Bài 1: Thách thức, khó khăn bủa vây -1

Đan Thanh
Trình bày: Duy Thông
    Nổi bật
        Mới nhất
        Bài 1: Thách thức, khó khăn bủa vây
        • Mặc định
        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO