Cho vay giải quyết việc làm tại Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu

Bài 1: Tạo sức bật cho dân đảo

Không còn hộ nghèo; không có dư nợ hộ cận nghèo hay hộ mới thoát nghèo; thu nhập bình quân đầu người đạt gần trăm triệu đồng/người/năm... nhưng đâu đó, vẫn có những người dân Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) còn vất vả mưu sinh. Nguồn vốn từ Chương trình cho vay Giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện đã trở thành nguồn lực quan trọng giúp nhiều người dân khởi nghiệp cũng như tạo sức bật cho bà con vươn lên...

Đúng người, đúng thời điểm

Gia đình chị Võ Kiều Nga ở khu 8, đường Nguyễn An Ninh được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH huyện Côn Đảo từ năm 2017 để mở rộng cửa hàng kinh doanh hải sản ở chợ huyện.

Chị Nga kể, gia đình chị tự đi biển, đi câu và tự chế biến hàng nên ngoài việc đồ biển luôn tươi ngon thì giá cả cũng rất hợp lý. Vì thế, cửa hàng rất đông khách. Thời điểm trước Covid-19 xảy ra, lúc cao điểm anh chị thu trên 2 tỷ đồng/năm tiền hàng. Tuy nhiên, mấy năm nay, lượng khách giảm, giá cả sinh hoạt ngoài đảo tăng cao nên doanh thu chỉ chừng vài ba trăm triệu đồng.

Phó Giám đốc NHCSXH Côn Đảo Phan Văn Quy (ngoài cùng bên trái) thăm, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của hộ vay Võ Kiều Nga. Ảnh: Đức Kiên
Phó Giám đốc NHCSXH Côn Đảo Phan Văn Quy (ngoài cùng bên trái) thăm, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của hộ vay Võ Kiều Nga. Ảnh: Đức Kiên

"May là khoản vay 90 triệu đồng giải quyết việc làm của NHCSXH huyện có lãi suất ưu đãi, thời gian vay cũng hợp lý, khoản vay lại không cần thế chấp và nhất là việc trả nợ, gửi tiết kiệm không mất thời gian đến Điểm giao dịch, chỉ cần vài thao tác trên điện thoại là xong, rất thuận lợi" - chị Võ Kiều Nga cho biết.

3 lần được thụ hưởng nguồn vốn ưu đãi từ NHCSXH huyện Côn Đảo để lần lượt mở tiệm sơn nước, nhà hàng và cửa hàng mỹ phẩm, vợ chồng anh Lê Văn Thuyền ở Khu 3, Huỳnh Thúc Kháng, Côn Đảo đã vượt qua khó khăn, trở thành hộ dân có mức thu nhập khá ở huyện đảo.

Hiện nay, hai vợ chồng anh Thuyền vẫn duy trì được cửa hàng sơn nước và có thêm một cửa hàng mỹ phẩm phục vụ dân đảo và khách du lịch. Cửa hàng sơn đã có máy để pha sơn; cửa hàng mỹ phẩm có hệ thống máy tính quản lý bằng phần mềm nên thuận tiện cho khách hàng thanh toán và giới thiệu sản phẩm. Vợ anh Tuyền chia sẻ thêm, hiện tổng dư nợ của hai vợ chồng tại NHCSXH huyện là 115 triệu đồng từ Chương trình cho vay Giải quyết việc làm và Nước sạch vệ sinh môi trường.

"Nguồn vốn đã giúp chúng tôi vượt qua lúc khó khăn nhất. Quả thật, nếu không có sự hỗ trợ này, không biết đồng lương công nhân xây dựng của chồng tôi có thể duy trì cuộc sống gia đình 4 người trong bao lâu!" - vợ anh Lê Văn Thuyền xúc động nói.

Bắt nhịp với nhu cầu cuộc sống

Phó Giám đốc NHCSXH huyện Côn Đảo Phan Văn Quy chia sẻ, hiện nay, Côn Đảo không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo hay hộ mới thoát nghèo. Nhu cầu vay của người dân đảo chủ yếu là nhằm giải quyết việc làm và cải thiện đời sống. Đây là nhu cầu vô cùng chính đáng, nhất là khi người dân đảo - với lợi thế thiên nhiên ban tặng đang được đầu tư để phát triển thành khu du lịch văn hóa - lịch sử, sinh thái biển đảo quốc gia, tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Đến hết năm 2024, tổng doanh số cho vay các chương trình tín dụng tại NHCSXH Côn Đảo đạt 52 tỷ 388 triệu đồng, với 603 lượt hộ vay vốn, trong đó, doanh số cho vay giải quyết việc làm đạt cao nhất với 47 tỷ 26 triệu đồng/524 lượt khách hàng vay vốn.

Trên thực tế, ngành du lịch của huyện ngày càng khẳng định vị trí chiến lược, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, chiếm tỷ trọng trên 90% trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Vào mùa cao điểm, trung bình mỗi ngày huyện Côn Đảo đón khoảng 2.500 - 3.500 du khách. Côn Đảo hiện có 146 cơ sở lưu trú đang hoạt động, với khoảng 2.924 phòng lưu trú, sức chứa 7.608 người/ngày, công suất phòng bình quân đạt 58,48%.

Với lượng khách như vậy, việc cung ứng các dịch vụ thương mại đi kèm là rất lớn, đây cũng là cơ hội để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân đảo, nhất là những người dân còn khó khăn, chưa có nhiều vốn để kinh doanh; đồng thời cũng là cơ hội để NHCSXH huyện thể hiện trách nhiệm, sứ mệnh vì người nghèo, người yếu thế của mình.

Đơn cử như trường hợp gia đình anh Nguyễn Phương Thanh, chị Vũ Thị Quý đã nhanh chóng "bắt" được nhu cầu sử dụng xe máy để tham quan các di tích và khám phá rừng quốc gia Côn Đảo của du khách. Hai vợ chồng đã vay từ Chương trình Giải quyết việc 200 triệu đồng. Trong đó, 1/2 số tiền vay đứng tên chị Vũ Thị Quý được đầu tư mở cửa hàng photocopy; số còn lại anh Nguyễn Phương Thanh mua xe máy để cho khách thuê.

"Hiện, cả đảo có 1.000 xe gắn máy cho thuê thì chúng tôi có 20 chiếc; đa số các chủ xe đều là thành viên của Hiệp hội Du lịch Côn Đảo. Vì thế, lượng khách thuê, lượng xe được Hiệp hội kết nối, điều tiết rất linh hoạt, thuận lợi. Với 150.000 đồng/xe/ngày, dịp cuối năm và ra Tết Nguyên đán, xe không đủ để phục vụ" - anh Thanh khoe!

Quả thật, những ngày cao điểm, Côn Đảo đón tới 6.000 - 7.000 khách du lịch; ngày vắng cũng lên tới 1.000 người. Đây là cơ hội vàng cho người dân đảo nói chung và gia đình anh Thanh, anh Thuyền hay chị Nga nói riêng có thêm việc làm, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống. Điều quan trọng hơn, cơ hội của người dân và các gia đình khó khăn trên đã có những kết quả tốt đẹp nhờ chính sự tận tâm phục vụ từ cán bộ NHCSXH huyện Côn Đảo.

Đời sống

Giám đốc BHXH Khu vực I (Hà Nội) Nguyễn Ngọc Huyến phát biểu tại hội nghị.
Xã hội

Công bố Quyết định công tác cán bộ Bảo hiểm xã hội Khu vực I

Mới đây, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I (Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của BHXH Việt Nam về công tác cán bộ. Theo đó, BHXH Khu vực I địa bàn quản lý thành phố Hà Nội, trụ sở chính tại thành phố Hà Nội; cơ cấu tổ chức của BHXH Khu vực I được tổ chức 9 phòng tham mưu, có 23 BHXH cấp huyện trực thuộc, BHXH liên huyện không tổ chức bộ máy bên trong.

Nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng Lãnh đạo BHXH Việt Nam bổ nhiệm theo cơ cấu, tổ chức mới.
Xã hội

Giảm 723 đầu mối, nâng cao hiệu quả quản lý sau tinh gọn

Sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy và chuyển đổi mô hình tổ chức từ ngày 1.3, số lượng đầu mối trong toàn ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã giảm từ 1.470 xuống còn 747 đầu mối đơn vị (giảm 723 đơn vị, tương ứng 49,2%). Cuộc cải tổ tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý toàn ngành.

Từ ý tưởng tới hiện thực
Xã hội

Từ ý tưởng tới hiện thực

Mới đây, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) đã có buổi làm việc với Công ty CP Truyền thông quốc tế INCOM để thảo luận về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác PBGDPL. Cuộc họp đánh dấu bước đi quan trọng trong quá trình chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý, mở ra cơ hội mới giúp nâng cao hiệu quả tiếp cận pháp luật cho người dân.

Lan tỏa dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam qua 3 cuộc thi viết, chụp ảnh và video clip
Xã hội

Lan tỏa dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam qua 3 cuộc thi viết, chụp ảnh và video clip

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm xây dựng, phát triển ngành Điện miền Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã tổ chức ba cuộc thi sáng tác gồm viết, chụp ảnh, video clip. Đây là dịp để ghi nhận, lan tỏa những nỗ lực, đóng góp của ngành Điện miền Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân trong suốt nửa thế kỷ qua.

Cán bộ Agribank tích cực hưởng ứng tham gia trồng cây tại sự kiện
Đời sống

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”, ngày 14.3.2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) phối hợp với UBND huyện Mê Linh đã tổ chức chương trình trồng cây xanh. Sự kiện một lần nữa khẳng định sự chung tay, đồng lòng của Agribank với các địa phương nói chung, Mê Linh nói riêng trong hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống cho người dân.

Bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử
Xã hội

Bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử

Ngày 14.3, tại Hà Nội, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội chống hàng giả Cooperatieve Vereniging SNB - React U.A (REACT - Tổ chức quốc tế về chống hàng giả) tổ chức Hội thảo về chống gian lận thương mại, hàng giả nhằm bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử. Hội thảo là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam 15.3.

 Nữ công nhân viên NPCETC lập hồ sơ công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Ảnh: NPC
Đời sống

NPCETC: Xây dựng môi trường làm việc bình đẳng, phát triển

Hướng tới ngày Quốc tế hạnh phúc gắn với các thông thông điệp của Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới, Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Bắc (NPCETC) luôn quan tâm, tạo điều kiện cho tất cả cán bộ công nhân viên, bất kể giới tính, đều có cơ hội phát triển bình đẳng.

Ảnh minh họa
Đời sống

Ưu tiên phát triển nhà ở cho thuê

Cùng với đà tăng giá không ngừng của phân khúc căn hộ chung cư, giá thuê căn hộ Hà Nội, đặc biệt là ở khu vực trung tâm, liên tục tăng cao khiến lao động trẻ khó tìm kiếm nơi ở phù hợp. Do vậy, Nhà nước cần sớm nghiên cứu phát triển quỹ nhà ở cho thuê dài hạn với giá rẻ, ưu tiên nhóm lao động trẻ, viên chức, trí thức trẻ, lao động làm việc trong ngành nghề trọng điểm.

Tuổi trẻ Kiểm toán Nhà nước - khát vọng vươn tầm trong kỷ nguyên mới và sứ mệnh thanh niên
Đời sống

Tuổi trẻ Kiểm toán Nhà nước - khát vọng vươn tầm trong kỷ nguyên mới và sứ mệnh thanh niên

Chiều 13.3, tại Trụ sở Kiểm toán Nhà nước (KTNN), Đoàn Thanh niên KTNN tổ chức Chương trình đối thoại giữa Tổng Kiểm toán Nhà nước với đoàn viên, thanh niên năm 2025 với chủ đề "Tuổi trẻ KTNN - Khát vọng vươn tầm trong kỷ nguyên mới và sứ mệnh thanh niên". Chương trình được kết nối trực tuyến tới 12 điểm cầu KTNN các khu vực.

Cảnh báo lừa đảo chuyển nhầm tiền và cách xử lý đúng
Xã hội

Cảnh báo lừa đảo chuyển nhầm tiền và cách xử lý đúng

Theo Công an TP. Hà Nội, khi nhận được tiền chuyển khoản nhầm, người dân không sử dụng số tiền đó vào việc chi tiêu cá nhân và chỉ làm việc với ngân hàng để trả lại tiền cho người chuyển nhầm, tuyệt đối không chuyển lại tiền cho người lạ khi không có bên thứ ba làm chứng.

Ông Nguyễn Thiên Văn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk và ông Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch HĐQT Công ty CP phân bón Bình Điền lên trao giải Nhất cho đội Đắk Lắk. Ảnh: PV
Đời sống

Hội thi nhà nông đua tài 2025: Khẳng định bản lĩnh nông dân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 - năm 2025, vừa qua tại Đắk Lắk đã diễn ra Hội thi Nhà nông đua tài, thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân và cộng đồng nông dân trồng cà phê Tây Nguyên. Đây không chỉ là một sân chơi mang tính chất giao lưu mà còn là diễn đàn để những người nông dân cùng học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp.