Thực hiện Nghị quyết số 35/2021/QH15 của Quốc hội

Bài 1: Tạo động lực, cơ chế huy động nguồn lực phát triển

Theo Báo cáo của Chính phủ sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 35/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, các cơ chế, chính sách thực hiện thí điểm đã thực sự đi vào cuộc sống, tạo chủ động cho thành phố trong giải quyết một số thủ tục hồ sơ hành chính trong lĩnh vực đất đai, xây dựng; chính sách tăng thêm thu nhập được bảo đảm công khai, minh bạch... Từ đó, tạo động lực và cơ chế huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Chủ động, linh hoạt, phản ứng nhanh với yêu cầu cấp bách

Theo báo cáo, về việc tăng thu ngân sách trên địa bàn thành phố để được bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách thành phố, thành phố đã tích cực phấn đấu tăng thu ngân sách, chủ động đôn đốc, tăng cường chỉ đạo công tác quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh ổn định. Vì vậy, số thu ngân sách nhà nước hàng năm đều tăng, vượt dự toán được giao.

Báo cáo của Chính phủ khẳng định: cơ chế, chính sách về bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương đã khuyến khích thành phố Hải Phòng phấn đấu tăng thu ngân sách nhà nước, vừa đóng góp cho ngân sách chung của Trung ương, vừa để Trung ương có cơ sở hỗ trợ, bổ sung nguồn lực cho ngân sách thành phố đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Đồng thời, góp phần thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội về cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định của Chính phủ.

Hội thảo tham gia ý kiến đối với Đề án thu hút, trọng dụng nhân tài thành phố Hải Phòng. Ảnh: Cẩm Nhung

Hội thảo tham gia ý kiến đối với Đề án thu hút, trọng dụng nhân tài thành phố Hải Phòng. Ảnh: Cẩm Nhung

Cơ chế, chính sách về quản lý đất đai tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố chủ động, linh hoạt và phản ứng nhanh với những yêu cầu cấp bách về khai thác, sử dụng nguồn lực đất đai, đã góp phần đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, bảo đảm tiến độ thực hiện các dự án đầu tư. Từ đó, tạo môi trường thông thoáng, nâng cao sức cạnh tranh cho thành phố trong thu hút đầu tư các dự án động lực trên địa bàn để phát triển kinh tế - xã hội.

Cơ chế, chính sách về quản lý quy hoạch đã phân cấp cho thành phố Hải Phòng tạo được sự chủ động, rút ngắn thời gian điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung; thúc đẩy thu hút đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm có tác động lan tỏa, dẫn dắt các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đạt nhiều hiệu quả về kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm và bảo đảm an sinh, xã hội.

Hiện nay, UBND thành phố Hải Phòng đang tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn liên quan rà soát, tổ chức lập điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 (tại một số khu vực như quận Đồ Sơn, huyện đảo Cát Bà...) làm cơ sở thu hút đầu tư để phát triển và xây dựng các khu đô thị du lịch mang tầm vóc quốc tế, hình thành các khu đô thị phức hợp gắn với các trung tâm thể thao, vui chơi giải trí, du lịch biển để phát triển du lịch - dịch vụ của thành phố.

Sẽ ban hành chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài

Đáng chú ý, cơ chế chính sách về tăng thêm thu nhập cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tạo động lực thúc đẩy cán bộ, công chức, viên chức phấn đấu đạt hiệu quả cao trong công tác; từng bước bảo đảm và nâng cao đời sống của đội ngũ lao động khu vực công; tạo tâm lý yên tâm công tác, gắn bó với nghề, tiếp tục phát huy, cống hiến với khu vực công, góp phần thu hút lực lượng nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là đội ngũ nhân tài công tác trong khu vực công, phục vụ sự nghiệp phát triển của thành phố. Tổng kinh phí thực hiện chi thu nhập bình quân tăng thêm của các cơ quan, đơn vị, địa phương đã được thành phố phê duyệt và phân bổ kinh phí thực hiện trong các năm 2022, 2023 là 2.086,114 tỷ đồng.

Đối với việc xây dựng cơ chế, chính sách, mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt của thành phố. UBND thành phố Hải Phòng đã giao Sở Nội vụ nghiên cứu, xây dựng mức chi cho các chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt đối với các lĩnh vực thành phố có nhu cầu thu hút giai đoạn 2022-2026. Tuy nhiên, tại thời điểm tháng 7.2022, Bộ Nội vụ đang tổng hợp ý kiến, hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài”. Do đó, UBND thành phố Hải Phòng đã giao Sở Nội vụ chủ trì đề xuất việc xây dựng “Đề án một số cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ thu hút nhân lực có chất lượng cao” sau khi “Đề án Chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt và ban hành Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 31.7.2023. Trên cơ sở đó, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 256/KH-UBND ngày 27.9.2023 về kế hoạch xây dựng Đề án và Nghị quyết về thu hút, trọng dụng nhân tài thành phố Hải Phòng để triển khai Chiến lược quốc gia về thu hút, trọng dụng nhân tài đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, thành phố Hải Phòng đang phối hợp với Học viện Hành chính quốc gia hoàn thiện Đề án và tổ chức các hội thảo xin ý kiến các cơ quan, đơn vị để hoàn thiện Đề án, trình HĐND thành phố tại kỳ họp cuối năm 2024.

Trên đường phát triển

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cùng lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, huyện Bá Thước thăm công trình đường giao thông nông thôn được xây dựng từ nguồn vốn Chương trình 1719
Địa phương

Bài 1: Thu hẹp “khoảng cách” miền núi và miền xuôi

Vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm 11 huyện miền núi với dân số gần 1 triệu người, trong đó đồng bào DTTS chiếm hơn 60%. Sau gần 3 năm triển khai, nguồn lực đầu tư và các chính sách thiết thực từ Chương trình 1719 đã tạo ra bước ngoặt giúp diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh có nhiều đổi thay tích cực.

Quảng Ngãi tăng thu ngân sách trên 43 tỷ đồng qua thanh, kiểm tra thuế
Trên đường phát triển

Quảng Ngãi tăng thu ngân sách trên 43 tỷ đồng qua thanh, kiểm tra thuế

9 tháng năm 2024, Cục Thuế Quảng Ngãi đã hoàn thành thanh tra, kiểm tra và kết luận xử lý 385 đơn vị, đạt 95,5% kế hoạch. Qua thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế thực hiện xử lý truy thu, truy hoàn và phạt 43,8 tỷ đồng, giảm khấu trừ 5,2 tỷ đồng, giảm lỗ 149,2 tỷ đồng; đã đôn đốc thu vào ngân sách nhà nước là 34,8 tỷ đồng, đạt 84,2% số truy thu qua thanh tra, kiểm tra.

Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” truyền thông điệp giữ gìn, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Trên đường phát triển

Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” truyền thông điệp giữ gìn, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Ngày 23.10, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam” năm 2024 tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đợt trưng bày nhằm tăng cường công tác giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức của các tầng lớp Nhân dân về chủ quyền biển đảo

Phó bí thư chi bộ thôn M'Lốc B - Y Hoan Ksơr đến từng hộ vận động người dân vay vốn phát triển kinh tế.
Trên đường phát triển

Bài 2: "Kim chỉ nam" cho tín dụng chính sách

Cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40/CT-TW ở Đắk Lắk nói chung và M'Drắk nói riêng là sự thay đổi về cách nghĩ, cách làm của cấp ủy, chính quyền và người dân. Với phương châm "chi bộ năng làm, đảng viên sát hộ", những đảng viên của xã Krông Jing đã lôi cuốn từng hộ đồng bào tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế.

Diện mạo nông thôn ở Đồng Nai sáng – xanh – sạch – đẹp.
Trên đường phát triển

Phát huy vai trò của tổ chức đảng trong xây dựng nông thôn mới

Với phương châm “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, bằng việc xác định rõ vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng và tinh thần gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên, phong trào xây dựng nông thôn mới ở Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; từ đó góp phần làm thay đổi căn bản diện mạo nông thôn tại các địa phương trong tỉnh.

Bến Tre: Đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại xã Giao Long, Châu Thành
Trên đường phát triển

Bến Tre: Đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại xã Giao Long, Châu Thành

Thực hiện Quyết định số 1945/QĐ-BTP ngày 15.10.2024 về việc thành lập Đoàn kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận cấp xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại tỉnh Bến Tre; mới đây, Đoàn kiểm tra do TS. Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại xã Giao Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội

Theo UBND TP. Hà Nội, giai đoạn 2021-2025, Thành phố hà Nội xác định thúc đẩy giải ngân đầu tư công là một trong các giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thành phố cân đối nguồn lực, quan tâm chỉ đạo, điều hành, ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.

Hoàn thiện và triển khai thực hiện quy hoạch khu vực ngoài đê sông Hồng, sông Đuống nhằm tạo bước đột phá về phát triển đô thị
Địa phương

Hoàn thiện và triển khai thực hiện quy hoạch khu vực ngoài đê sông Hồng, sông Đuống nhằm tạo bước đột phá về phát triển đô thị

Đóng góp ý kiến về Dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội khóa XVII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XVIII, các đại biểu đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy, Tiểu ban Văn kiện tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá sâu sắc các tồn tại, hạn chế, nhất là các “điểm nghẽn” đối với quá trình phát triển Thủ đô, trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp đột phá, khả thi để thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới…

Lãnh đạo Phòng Nội vụ thành phố Biên Hòa kiểm tra, hướng dẫn hồ sơ chuẩn bị điều chỉnh, nhập phường theo nghị quyết. Ảnh: NGUYỆT HÀ
Địa phương

Đồng Nai: Tạo thuận lợi sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023-2025, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai các công tác chuẩn bị thực hiện, hiện đã hoàn thành; các nội dung về giải quyết việc nhập, điều chỉnh các khu phố, các ấp, trụ sở dôi dư, tài sản dôi dư… đã và đang được tỉnh chỉ đạo các địa phương thực hiện, nhằm nhanh chóng ổn định, tạo thuận lợi cho người dân, cán bộ, công chức các địa phương.

Đoàn thẩm định nông thôn mới TP. Hà Nội khảo sát mô hình rau thuỷ canh tại xã Mai Đình (huyện Sóc Sơn).
Địa phương

Bước tiến trong xây dựng nông thôn mới ở Sóc Sơn

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là hành trình có điểm đầu, nhưng không có điểm kết thúc, ngày mai lên quận, hôm nay vẫn phải xây dựng NTM, vì vậy thời gian tới huyện Sóc Sơn (Hà Nội) sẽ chỉ đạo 6 xã tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí, phấn đấu hoàn thành nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện. Đây là tiền đề quan trọng để Sóc Sơn tiến gần đến mục tiêu huyện NTM nâng cao.

Tất cả sẵn sàng cho đợt thi đua
Trên đường phát triển

Cà Mau: Triển khai Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”

Thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 19.9.2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc”, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đợt thi đua cao điểm trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục phát huy những tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô
Địa phương

Tiếp tục phát huy những tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô

Theo thống kê, trong quý III và 9 tháng năm 2024, kinh tế TP. Hà Nội tiếp tục duy trì tăng trưởng, phục hồi rõ nét. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố ước tính tăng 6,12% so với cùng kỳ năm trước (9 tháng năm 2023 tăng 5,99%). Trong đó, hầu hết các ngành đều tăng cao hơn cùng kỳ.

Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM Hà Nội Nguyễn Văn Chí thăm gian hàng trưng bày các sản phẩm làng nghề đặc sắc của Hà Nội
Địa phương

Phấn đấu về đích trước hẹn

Sau hơn 10 năm thực hiện với từng bước đi vững chắc và cách làm bài bản, khoa học, Hà Nội tiếp tục giữ vững vị trí lá cờ đầu trong xây dựng NTM. Hiện, thành phố đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành 8/8 tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 321/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Từ nay đến cuối năm 2024, thành phố tập trung thực hiện chương trình nước sạch nông thôn, phát triển làng nghề, phát triển sản phẩm OCOP… hướng tới mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2024, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch.