Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp -0

Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp -0

Sáng kiến lập pháp là quyền trình dự án luật hay kiến nghị về luật ra Quốc hội. Đây là quyền chủ động và xuất phát từ việc thực hiện quyền này mà “cỗ máy” lập pháp vận hành để điều chỉnh mọi mặt đời sống xã hội sinh động và luôn vận động. Vì vậy, sáng kiến lập pháp là bước khởi đầu quan trọng trong quy trình lập pháp, quyết định đến số phận của một dự luật, thúc đẩy công tác lập pháp, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Và khi hoàn cảnh lập pháp đã có những đổi thay thì việc thực hiện quyền sáng kiến lập pháp cần có sự sáng tạo, bước tiến phù hợp.

Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp -0

Trong thực tiễn hoạt động lập pháp, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội… Vì thế Chính phủ cũng là chủ thể thực hiện quyền sáng kiến lập pháp đối với tuyệt đại đa số các dự án luật, pháp lệnh.

Chính phủ căn cứ yêu cầu nhiệm vụ của mình, trên cơ sở tập hợp sáng kiến pháp luật từ các bộ, cơ quan ngang bộ hình thành chương trình xây dựng pháp luật hàng năm, nhiệm kỳ trình và thực hiện quyền trình sáng kiến lập pháp thông qua chương trình này. Tuy nhiên, nếu Chính phủ không bao quát đầy đủ, chặt chẽ, kịp thời, nhất là vấn đề mới phát sinh để đề xuất sáng kiến lập pháp thì nguy cơ chương trình lập pháp sẽ bị động, khuyết thiếu, chắp vá, nhiều khi là vội vã để giải quyết tình thế. Đây cũng là việc tồn tại trong nhiều nhiệm kỳ dẫn đến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc hội thông qua bị điều chỉnh, bổ sung thường xuyên mặc dù được thẩm tra kỹ lưỡng khi đưa vào chương trình chính thức.

Ngoài Chính phủ, có rất ít dự án luật, pháp lệnh có tính chuyên ngành do các cơ quan của Quốc hội, TANDTC, VKSNDTC, UBTWMTTQVN và các chủ thể khác có quyền sáng kiến lập pháp đề xuất đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội được thông qua hàng năm. Điều này cũng xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể sáng kiến lập pháp; từ “tập quán” lập pháp truyền thống của Việt Nam!

Nhìn vào lịch sử lập pháp, kể từ khi Hiến pháp 1980 quy định ĐBQH có quyền trình dự án luật, pháp lệnh, đến nay mới chỉ có vài lần ĐBQH thực hiện quyền và chưa một lần thành công! Đó là trường hợp ĐBQH Huỳnh Ngọc Điền trong nhiệm kỳ Khóa VIII trình dự án Luật về thuế sử dụng đất nông nghiệp và hoa lợi trên đất. Nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV, ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh trình dự án Luật Hành chính công nhưng “mãi” vẫn trong quá trình soạn thảo…

Rõ ràng, đã có sự đột phá thực quyền sáng kiến lập pháp trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV đa dạng hơn, sinh động hơn, kịp thời hơn và quyết liệt hơn. Việc thực hiện quyền sáng kiến lập pháp của ĐBQH vừa bảo đảm tính khoa học và vừa bảo đảm tính thực tiễn để thúc đẩy dự án luật, nghị quyết trở thành hiện thực. Mới đây, ĐBQH Nguyễn Anh Trí đề xuất xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính. Ngay lập tức nó được sự quan tâm, ủng hộ của Đoàn ĐBQH Hà Nội, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Xã hội, Tổng thư ký Quốc hội... Về sáng kiến này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh quan điểm, rất trân trọng, khuyến khích và ủng hộ đề xuất của ĐBQH. Tại Kỳ họp thứ Năm, Quốc hội Khóa XV đã thống nhất đưa dự án Luật Chuyển đổi giới tính vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Theo đó, dự kiến Ban soạn thảo sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10.2024) và trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5.2025). Đây là bước đột phá về tư duy thực hiện quyền sáng kiến lập pháp; khuyến khích và tạo điều kiện để ĐBQH thực hiện quyền sáng kiến lập pháp, không bị động trong quản lý đời sống xã hội bằng pháp luật.

Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp -0

Bài 1: Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp -0

Hoàn cảnh lập pháp có những thay đổi, yêu cầu lập pháp cũng đa dạng hơn, nhanh hơn; không còn nhiều dự án luật đồ sộ mà đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành hay chỉ là luật sửa đổi, bổ sung một số điều cụ thể… Những thay đổi đó đang tạo điều kiện cho quyền sáng kiến lập pháp phát huy. Đặc biệt là đối với cá nhân ĐBQH và các chủ thể quyền sáng kiến lập pháp khác ngoài Chính phủ phát huy quyền năng chủ động trong thực hiện quyền sáng kiến lập pháp.

Nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV, Quốc hội thông qua 72 luật, gồm 4 luật nâng từ pháp lệnh; 15 luật xây dựng mới lần đầu; 21 luật sửa đổi bổ sung; 32 luật sửa đổi toàn diện.

Quốc hội Khóa XV tuy mới đi hết ½ nhiệm kỳ với 30 luật được thông qua, thì có tới 5 luật mới; 7 luật sửa đổi, bổ sung một số điều; 18 luật sửa đổi toàn diện thay thế luật cũ. 

Có thể thấy trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV, Quốc hội thông qua 72 luật, gồm 4 luật nâng từ pháp lệnh; 15 luật xây dựng mới lần đầu; 21 luật sửa đổi bổ sung; 32 luật sửa đổi toàn diện. Trong số 72 luật này duy nhất có 01 luật là Luật Hòa giải và đối thoại tại tòa án là do Tòa án nhân dân tối cao thực hiện quyền sáng kiến lập pháp. Vì vậy, hoạt động lập pháp đã nghiêng về tu sửa luật chứa đựng những quy định sớm lạc hậu, không theo kịp thực tiễn… Luật mới, sáng kiến mới chiếm tỷ lệ ngày càng ít. Đây là dấu hiệu hoàn cảnh lập pháp đang thay đổi.

Quốc hội Khóa XV tuy mới đi hết ½ nhiệm kỳ với 30 luật được thông qua, thì có tới 5 luật mới; 7 luật sửa đổi, bổ sung một số điều; 18 luật sửa đổi toàn diện thay thế luật cũ. Đáng lưu ý là nhiệm kỳ này, số nghị quyết chứa quy phạm pháp luật như một đạo luật sửa đổi, bổ sung một số điều tăng nhiều hơn nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. UBTVQH cũng tăng cường ban hành pháp lệnh với 4 pháp lệnh được thông qua.

Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp -0

Nhìn vào chỉ số tổng quát về kết quả hoạt động lập pháp nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV và nửa đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV cho thấy: Chính phủ vẫn là cơ quan chủ đạo thực hiện quyền sáng kiến lập pháp, trình các các dự án luật ra Quốc hội xem xét thông qua. Tuy nhiên sáng kiến lập pháp trình dự án mới chiếm tỷ lệ thấp, có xu hướng giảm dần trong khi luật sửa đổi, bổ sung một số điều và luật sửa đổi tăng dần. Đáng lưu ý là một Quốc hội chủ động, đồng hành cùng Chính phủ, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống, thực tiễn quản lý chủ động “đề nghị” lập pháp – một dạng sáng kiến lập pháp. Từ đó, phối hợp yêu cầu Chính phủ trình đề nghị lập pháp “nóng” giải quyết những vấn đề chưa có tiền lệ, vấn đề cấp bách của cuộc sống, bằng hình thức “Nghị quyết chứa đựng quy phạm pháp luật, nghị quyết đặc thù hay thí điểm”. Và ở đây hình thức “Đề nghị” xây dựng luật, pháp lệnh của các chủ thể có quyền sáng kiến lập pháp từ phía các cơ quan Quốc hội, ĐBQH được phát huy. Đây chính là sáng tạo lập pháp chủ động trong quá trình điều hành của Quốc hội theo sát với cuộc sống.

Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp

Ban hành nghị quyết chứa đựng quy phạm pháp luật để giải quyết vấn đề nóng bỏng của cuộc sống đặt ra đang là điểm lưu ý trong sáng kiến lập pháp, quy trình lập pháp, sáng tạo lập pháp trong tình hình mới. Nghị quyết số 30/2021/QH15 được Quốc hội ban hành ngay tại Kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ mới khi đại dịch COVID-19 đang hoành hành là một ví dụ điển hình cho bước khởi đầu đột phá trong thực hiện quyền sáng kiến lập pháp. “Nghị quyết 30 là một sáng kiến lập pháp rất đặc biệt, với các cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách. Quốc hội đã chia sẻ trách nhiệm, trao quyền của Quốc hội cho Chính phủ. Đây là một cách làm chưa từng có tiền lệ trong lịch sử luật pháp Việt Nam.”- ĐBQH Dương Khắc Mai từng chia sẻ.

Bước đột phá trong thực hiện quyền sáng kiến lập pháp từ Nghị quyết 30 của Quốc hội tiếp tục lan tỏa với hàng loạt các nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho các tỉnh thành phố, nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ...

Có thể thấy, mảnh đất cho quyền sáng kiến lập pháp đang mở ra, phát huy trí tuệ đại biểu và các chủ thể có quyền sáng kiến lập pháp. Việc thực hiện quyền sáng kiến lập pháp ở mức “Đề nghị” trong hoàn cảnh lập pháp đã có những thay đổi theo xu hướng luật “nhỏ”, luật sửa đổi, bổ sung một số điều; hay nghị quyết chứa quy phạm pháp luật… sẽ là bước đột phá chủ động của Quốc hội trong việc thực hiện quyền sáng kiến lập pháp, kiến tạo lập pháp để không “bắc nước chờ gạo người”.

Sáng kiến lập pháp, sáng tạo lập pháp -0

Thực hiện nội dung: Thanh Hà, Lê Hùng, Duy Anh, Thái Bình
Trình bày: Xuân Tùng

Xây dựng luật

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ
Xây dựng luật

Trao quyền chủ động hơn cho công đoàn trong công tác cán bộ

Tại phiên thảo luận tổ 4, Đợt 1, Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV vừa qua về Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), các đại biểu nhất trí tán thành sự cần thiết sửa đổi Luật Công đoàn 2012; đồng thời, nhấn mạnh cần trao quyền chủ động hơn cho tổ chức công đoàn trong công tác cán bộ để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đại diện, bảo vệ cho người lao động tại doanh nghiệp. Bởi hiện nay, cán bộ công đoàn tại công đoàn cơ sở đều hoạt động kiêm nhiệm và do người sử dụng lao động trả lương. 

Bài 3: Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo
Xây dựng luật

Bài 3: Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo

Vì cuộc sống, dẫn dắt và kiến tạo chính sách phát triển của đất nước và hành động quyết liệt trong hoạt động lập pháp mang lại hiệu lực thực sự cho cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân. Đấy là hình ảnh sinh động của Quốc Khóa XV đã đi qua nửa chặng đường, luôn theo sát sự lãnh đạo của Đảng, đồng hành cùng Chính phủ, vì Nhân dân, phản ánh kịp thời ý chí, nguyện vọng của Nhân dân trong mỗi quyết sách; tiếp bước chủ động đổi mới, sáng tạo, đột phá trong hoạt động của Quốc hội; nâng tầm vóc của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; rời xa tính hình thức; quyết liệt và tham gia sớm, sâu, thực chất trong xây dựng và quyết định chính sách pháp luật; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Bài 2: Không “bắc nước sôi chờ gạo người"
Xây dựng luật

Bài 2: Không “bắc nước sôi chờ gạo người"

Không “bắc nước sôi chờ gạo người” là tinh thần chủ động, kiên quyết trong công tác lập pháp mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhắc nhở các cơ quan của Quốc hội. Nó cũng chính là bước đổi mới công tác lập pháp kế thừa thành quả qua các nhiệm kỳ, trong đó, đổi mới công tác thẩm tra có vai trò then chốt. Nhưng để có bước chuyển biến về chất cần có tư duy mới, đặt đúng vị thế, nhiệm vụ của cơ quan thẩm tra. Quốc hội Khóa XV đã có bước đột phá như vậy. Đặt cơ quan thẩm tra ở vị trí cao không chỉ là “phản biện” chính sách, hoàn thiện kỹ thuật lập pháp mà còn là cơ quan “kiến tạo” chính sách ngay từ đầu.

Những đề xuất sửa đổi quan trọng của Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi)
Xây dựng luật

Những đề xuất sửa đổi quan trọng của Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi)

Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (TAND) (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào chiều nay (9.11) với nhiều nội dung đề xuất đáng chú ý liên quan mô hình tổ chức Tòa án; bảo đảm tính độc lập của Tòa án theo thẩm quyền xét xử, nâng cao tính chuyên nghiệp của Thẩm phán…

Sửa đổi Luật Tổ chức tòa án nhân dân: Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
Xây dựng luật

Sửa đổi Luật Tổ chức tòa án nhân dân: Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

Dự án Luật Tổ chức tòa án nhân dân (TAND) (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội Khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6. Quan tâm tới dự luật, luật sư Đặng Thành Chung - Đoàn luật sư TP Hà Nội kỳ vọng, dự thảo Luật sẽ khắc phục được những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, nâng cao chất lượng xét xử và hiệu quả hoạt động của hệ thống Tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn mới; bảo đảm tính liên thông đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Đổi mới cả chất và lượng trong tổ chức hệ thống Tòa án
Xây dựng luật

Đổi mới cả chất và lượng trong tổ chức hệ thống Tòa án

Tòa án nhân dân tối cao đang chủ trì soạn thảo sửa đổi Luật Tổ chức TAND để tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của TAND; xây dựng hệ thống Tòa án chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; hoàn thành trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Cần phải sửa quy định về nhiệm vụ thu thập chứng cứ và thẩm quyền điều tra của Tòa án
Xây dựng luật

Cần phải sửa quy định về nhiệm vụ thu thập chứng cứ và thẩm quyền điều tra của Tòa án

Dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân (TAND) trình Quốc hội không còn quy định nhiệm vụ thu thập chứng cứ của Tòa án trong quá trình tố tụng xét xử như quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014, thể hiện tinh thần cải cách tư pháp mạnh mẽ theo Nghị quyết 27 về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Việc bỏ nhiệm vụ thu thập chứng cứ của Tòa án là cần thiết.

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người
Xây dựng luật

Hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người

Theo đánh giá của Đoàn khảo sát của Ủy ban Tư pháp về việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người giai đoạn 2012 - 2022, thời gian qua, các quy định của Luật Phòng, chống mua bán người đã đi vào đời sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức cảnh giác và kỹ năng phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật có nơi, có lúc vẫn còn mang tính hình thức, thiếu chiều sâu.

Bảo đảm bình đẳng giới trong Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)
Xây dựng luật

Bảo đảm bình đẳng giới trong Dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

NGUYỄN THỊ THU HÀ - Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có nhiều điểm đổi mới, bổ sung hơn so với Luật Đất đai hiện hành. Nhất là vấn đề bảo đảm quyền lợi cho nữ giới trong gia đình về sở hữu, quản lý và sử dụng tài sản là đất đai để tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, những quy định của dự thảo Luật có tác động đến quyền lợi của nữ giới vẫn chưa thực sự nhất quán, bảo đảm thực hiện cao nhất, triệt để nhất các quyền có liên quan trong thực tiễn.

Khai thác hiệu quả hơn tài nguyên dầu khí
Xây dựng luật

Khai thác hiệu quả hơn tài nguyên dầu khí

Một trong những chính sách mới của Luật Dầu khí năm 2022 là đã bổ sung chính sách khai thác tài nguyên đối với mỏ dầu khí khai thác tận thu. Đây là cơ sở pháp lý cần thiết để khai thác hiệu quả hơn tài nguyên dầu khí, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước trong bối cảnh dự báo những năm tới có nhiều mỏ dầu khí sẽ chuyển sang thời kỳ khai thác tận thu.

Đánh giá mức độ rủi ro đối với các hoạt động mới phát sinh
Xây dựng luật

Đánh giá mức độ rủi ro đối với các hoạt động mới phát sinh

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 đã giao Chính phủ quy định hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo chưa được quy định tại Luật sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Luật còn bổ sung quy định đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thực hiện đối với cả hoạt động mới phát sinh có thể có rủi ro về rửa tiền. Các quy định này là cơ sở để các cơ quan quản lý rà soát, đánh giá mức độ rủi ro về rửa tiền đối với các hoạt động mới phát sinh, tạo sự chủ động cho Chính phủ.

Nhà nước cần có sự định hướng, điều phối, kiểm tra, giám sát hoạt động từ thiện nhân đạo
Lập pháp

Nhà nước cần có sự định hướng, điều phối, kiểm tra, giám sát hoạt động từ thiện nhân đạo

Tại Hội thảo "Quan điểm, giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo ở Việt Nam" diễn ra sáng qua, nhiều đại biểu cho rằng, cần có sự quản lý, định hướng và điều phối với hoạt động này. Đồng thời, xem xét có cơ chế kiểm tra, giám sát để hoạt động từ thiện nhân đạo mang tính bền vững hơn, thay vì tự phát, bảo đảm công khai, minh bạch và lành mạnh hóa hoạt động này.

ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai): Cần chính sách cụ thể trong đấu giá, đấu thầu thuốc chữa bệnh
Góc đại biểu

ĐBQH Trịnh Xuân An (Đồng Nai): Cần chính sách cụ thể trong đấu giá, đấu thầu thuốc chữa bệnh

Theo đại biểu Trịnh Xuân An, y tế là một ngành đặc biệt, đặc thù liên quan đến sức khỏe, tính mạng người dân. Tuy nhiên, lâu nay ngành y tế được được đối xử như những quan hệ bình thường của xã hội, từ lao động, việc làm, mua sắm, đấu thầu… Đại biểu cho rằng cần có những chính sách cụ thể đối với ngành y tế, nhất là trong đấu giá, đấu thầu, đồng thời có những chính sách đặc thù để tháo gỡ những tồn tại từ trước đến nay.

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (TP. Hà Nội): Cần minh bạch về cơ chế tài chính cho bệnh viện công
Góc đại biểu

ĐBQH Trần Thị Nhị Hà (TP. Hà Nội): Cần minh bạch về cơ chế tài chính cho bệnh viện công

Góp ý vào dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Nhị Hà quan tâm đến cơ chế tài chính của bệnh viện công. Bởi vì đây là nội dung hết sức quan trọng đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận nhiều, rất cần làm rõ, minh bạch về cơ chế tài chính để giúp cho các bệnh viện công lập đi theo đúng định hướng, tránh những vi phạm, sai sót trong quá trình quản lý tài chính của người đứng đầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên): Có thể xếp các hành vi bạo lực gia đình theo nhóm
Góc đại biểu

ĐBQH Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên): Có thể xếp các hành vi bạo lực gia đình theo nhóm

Theo đại biểu Nguyễn Lâm Thành, với 15 nhóm quy định hành vi bạo lực gia đình thì phải quy định rất rõ tính chất, mức độ, hành vi và đề nghị Chính phủ quy định chi tiết. Theo đó, có thể xếp các hành vi bạo lực gia đình theo nhóm: bạo lực về thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục và các hành vi bạo lực khác cũng như xác định mức độ của các hành vi bạo lực này để cơ quan chức năng áp dụng các loại chế tài phù hợp.

Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình): Nên xem xét, quyết định các hành vi bạo lực gia đình sau ly hôn
Đại biểu - Cử tri

Nguyễn Minh Tâm (Quảng Bình): Nên xem xét, quyết định các hành vi bạo lực gia đình sau ly hôn

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm, đề nghị cân nhắc và xem xét lại quy định tại Khoản 2, Điều 3 quy định về hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với vấn nạn ly hôn. Theo đó, cần làm rõ hơn quy định về hành vi bạo lực gia đình nêu tại Khoản 1 điều này thì chỉ xác định hành vi bạo lực gia đình khi xảy ra trong phạm vi gia đình giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Còn các hành vi xảy ra ngoài phạm vi gia đình thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật.