Chuyên đề: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học

Bài 1: Những con số phát triển của giáo dục đại học Việt Nam

Chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) là sự đáp ứng mục tiêu do cơ sở giáo dục đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục đại học, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước.

Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ trong nhiều thập kỷ, chất lượng giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam ngày càng có bước khởi sắc, trong đó có những kết quả quan trọng mà GDĐH Việt Nam đã làm được, cụ thể như sau:

Quy mô giáo dục đại học tăng

GS.TS Lê Anh Vinh Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thông tin: Năm 2022 cả nước có 239 cơ sở GDĐH (172 cơ sở đào tạo công lập và 67 cơ sở đào tạo ngoài công lập), năm 2009 có 150 cơ sở GDĐH (106 cơ sở đào tạo công lập, 44 cơ sở đào tạo ngoài công lập); năm 2015 có 214 cơ sở GDĐH (156 trường công lập và 58 cơ sở đào tạo ngoài công lập). Như vậy, số cơ sở giáo dục đại học tăng dần trong những năm gần đây.

Tính đến năm 2022, trong 172 cơ sở GDĐH công lập có 146 cơ sở đào tạo công lập trực thuộc các cơ quan trung ương (tính cả các đại học quốc gia, đại học vùng và các cơ sở giáo dục đại học trực thuộc các đại học quốc gia, đại học vùng); 26 cơ sở công lập trực thuộc các địa phương.

Ngoài ra, còn có 20 trường cao đẳng sư phạm (03 trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, 17 trực thuộc các địa phương). Trong 67 cơ sở GDĐH ngoài công lập có 05 cơ sở GDĐH có vốn đầu tư nước ngoài.

Nhìn chung, mạng lưới các trường đại học được phân bố trên khắp cả nước và các vùng miền. Tuy nhiên, mật độ các trường rất chênh lệch, các trường tập trung chủ yếu vùng kinh tế phát triển như Đồng bằng sông Hồng (44,3%), Đông Nam Bộ (18,4%), thấp nhất ở vùng Tây Nguyên (1,6%).

 Hệ thống trường tư thục đã có những đóng góp quan trọng trong việc đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tuy nhiên, số lượng và quy mô trường vẫn còn hạn chế, chưa đạt được mục tiêu Nghị quyết 35-NQ/CP đề ra (đến 2020 có 28% trường đại học tư thục).

Năm học 2021 – 2022 có trên 2 triệu sinh viên đang theo học đại học, trong đó có 80,56% sinh viên đang học trong các cơ sở đào tạo công lập; đào tạo chính quy chiếm 88,21%, vừa làm vừa học 8,52% và đào tạo từ xa 3,27%.

Bài 1: Những con số phát triển của giáo dục đại học Việt Nam -0
Sinh viên Trường Đại học Quốc Tế (ĐH Quốc gia - TP.HCM)

Tỷ lệ sinh viên thấp, thạc sĩ tăng, tiến sĩ giảm

Mặc dù quy mô đào tạo của giáo dục đại học đã tăng trở lại khá nhiều từ năm 2019 nhưng với 185 sinh viên/ 1 vạn dân thì tỉ lệsinh viên/1 vạn dân của Việt Nam còn rất thấp so với khu vực.

Số lượng sinh viên tại các trường đại học ngoài công lập tăng so với những năm trước đây nhưng số lượng này vẫn thấp hơn rất nhiều số sinh viên trong các trường đại học công lập.

Quy mô đào tạo sau đại học tăng gấp 1,5 lần trong giai đoạn 2011-2021, với 118 cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ và 120 cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ.

Quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ tăng từ 105.801 học viên năm 2016 lên 109.886 năm 2021, tăng bình quân gần 1%/năm và ngược lại, quy mô đào tạo trình độ tiến sĩ giảm từ 13.587 học viên xuống còn 11.700 học viên, giảm trung bình 2% năm. Việc đào tạo nhân lực ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước được đẩy mạnh với sự hợp tác đào tạo với hơn 40 quốc gia.

GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết, mặc dù quy mô sinh viên có tăng nhưng khoảng cách trong tiếp cận GDĐH ở Việt Nam giữa các nhóm thu nhập ngày càng lớn mặc dù sự bất bình đẳng giữa các nhóm dân tộc được cải thiện trong 10 năm qua. Điều này cần được quan tâm để có giải pháp thu hẹp khoảng cách giữa các nhóm xã hội trong tiếp cận với GDĐH giữa các vùng, miền, thành phần dân tộc, nhóm thu nhập, tình trạng sức khỏe...

Hoàn thiện thể chế phát triển giáo dục đại học

Theo GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, trong hai năm 2018 và 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (năm 2018) và Luật Giáo dục (năm 2019) do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo đã được Quốc hội thông qua và từng bước đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động đổi mới giáo dục đại học. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch hệ thống GDĐH đang được tập trung xây dựng để sớm ban hành.

Việt Nam đã từng bước tăng cường quyền tự chủ của các trường đại học. Đến hết năm 2017, có 23 trường công lập được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án cho phép thí điểm cơ chế tự chủ, cam kết tự bảo đảm kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư sẽ được tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện về đào tạo, nghiên cứu khoa họ, tổ chức bộ máy và nhân sự, tài chính, chính sách học bổng, học phí đối với đối tượng chính sách, đầu tư, mua sắm.

Sau đó, Chính phủ cho phép 23 trường này được kéo dài thí điểm sau giai đoạn 2014 - 2017, cho tới khi có nghị định mới của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của cơ sở GDĐH công lập.

Được biết, tính đến tháng 8.2022, cả nước có 154/170 cơ sở giáo dục đại học công lập đã thành lập Hội đồng trường và đi vào hoạt động (đạt tỷ lệ 90,6%). Việc thành lập Hội đồng trường tại các trường trực thuộc bộ, ngành, địa phương đạt tỷ lệ 91,18%. Có 15 cơ sở GDĐH công lập thuộc bộ, ngành, địa phương đang xây dựng và trình cấp có thẩm quyền công nhận Hội đồng trường.

GS.TS Lê Anh Vinh cho biết, tuy còn một số khó khăn trong nội bộ tổ chức của một đơn vị trong một mô hình mới, cũng như những tồn tại, chồng chéo chưa được lường trước và giải quyết trong các văn bản pháp luật,Chính phủ đã ghi nhận những thành công nhất định của tự chủ đại học như: nâng cao năng lực giảng viên (GV) và thu hút, đào tạo nhân tài; phát huy năng lực nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế; và đổi mới cơ chế quản trị đại học.

Đột phá về xếp hạng đại học

Theo TS Thiều Huy Thuật và ThS. Nguyễn Thị Ngọc, Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên, một số trường đại học Việt Nam đã góp mặt trong các bảng xếp hạng quốc tế uy tín. Từ chỗ không có trường đại học nào của Việt Nam được xếp hạng quốc tế, từ năm 2019 trở lại đây, một số trường đại học của Việt Nam liên tục góp mặt trong các bảng xếp hạng các trường đại học có chất lượng trên thế giới.

Tiêu biểu là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Duy Tân.

Gần đây nhất, ngày 12/10/2022, Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng đại học thế giới 2023 (THE WUR 2023). Bảng xếp hạng THE WUR đánh giá các trường đại học trên toàn cầu dựa trên nghiên cứu những nhiệm vụ cốt lõi của một trường đại học, theo các bộ chỉ số đo lường tiêu chuẩn nhằm cung cấp những so sánh toàn diện và công bằng. Việt Nam có 6 cơ sở GDĐH góp mặt trong bảng xếp hạng này. Cụ thể, Đại học Duy Tân và Đại học Tôn Đức Thắng trong nhóm 401-500; Đại học Quốc gia Hà Nội trong nhóm 1001-1200; Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Huế và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh trong nhóm 1501+.

Sáu cơ sở GDĐH lọt top đại học tốt nhất thế giới theo các bảng xếp hạng quốc tế có uy tín đã vượt mục tiêu năm 2025 của Đề án nâng cao chất lượng GDĐH giai đoạn 2019-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sự góp mặt của các trường đại học Việt Nam trong các bảng xếp hạng đại học thế giới cho thấy sự cải thiện về chất lượng GDĐH, khẳng định sự trưởng thành, lớn mạnh của GDĐH Việt Nam trong hệ thống giáo dục đại học quốc tế.

Công bố quốc tế tăng

Về số lượng và trình độ GV các cơ sở GDĐH, theo GS.TS Lê Anh Vinh, năm học 2021 -2022, số lượng GV 85.077, tỉ lệ GV có trình độ tiến sĩ tăng đạt khoảng 38.9% (so với khoảng 11% năm 2011), tỉ lệ GV có trình độ đại học vẫn chiếm khoảng 7.9% (năm 2011 chiếm khoảng 47%).

Tỉ lệ GV có chức danh giáo sư và phó giáo sư cũng tăng đều trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay, trong đó giáo sư tăng từ 0,4% lên đến 0,9%; phó giáo sư từ 2,8% lên đến 6,5%. Trong số nhiều yếu tố quyết định chất lượng và mức độ phù hợp thực tiễn của giáo dục đại học, giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

Bài 1: Những con số
Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và đại học ở Việt Nam hiện nay
(Nguồn: Bộ giáo dục và đào tạo)

Về chất lượng của đội ngũ GV theo chuẩn quốc tế,nếu như trước đây, việc công nhận học hàm giáo sư, phó giáo sư và học vị tiến sĩ không bắt buộc phải có bài báo công bố quốc tế thì từ năm 2018, quy chế mới đòi hỏi ứng viên phải có công bố quốc tế nằm trong danh mục các tạp chí có uy tín như ISI hoặc ScopusTrong giai đoạn 2009 – 2015, số lượng công bố quốc tế trong các cơ sở GDĐH không nhiều.

Trong giai đoạn 2016-2020, số lượng các bài báo khoa học do GV các CSGDĐH công bố trên WoS tăng từ 2.107 vào năm 2016 lên 7.502 vào năm 2020 (tăng 3,56 lần), chiếm 69,1% tổng số bài báo WoS của cả nước; số lượng bài báo công bố trên tạp chí SCOPUS tăng từ 4.735 vào năm 2016 lên 19.888 vào năm 2020 (tăng 4,20 lần), chiếm 92,4% số bài báo SCOPUS của các nước.

Mặc dù vậy, số công bố/GV, chỉ số trích dẫn của các công trình khoa học của Việt Nam nói chung và GV nói riêng vẫn còn khiêm tốn.

Trên thực tế, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, GDĐH Việt Nam đã và đang gặp phải những thách thức trong quá trình phát triển, không chỉ đối mặt với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, thiếu hụt đầu tư mà còn đến từ những vấn đề nội tại của hệ thống GDĐH như trình độ quản trị, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng đào tạo còn hạn chế, mức độ bao phủ thấp và bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đại học (World Bank, 2020).

GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nhận định: Giáo dục đại học vẫn tụt hậu so với các nước trong khu vực và thế giới; phát triển chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ và chưa đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Đại hội XIII của Đảng cũng đã đưa nhận định: “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội”. Vấn đề đặt ra hiện nay là, những hạn chế, yếu kém phải được nhận thức sâu sắc để từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục nhằm đưa giáo dục đại học Việt Nam lên một tầm cao mới.

Bài tiếp: “Điểm huyệt” yếu kém và hạn chế của giáo dục đại học Việt Nam

Theo công bố mới nhất của Times Higher Education (THE), Việt Nam có 6 cơ sở giáo dục đại học lọt bảng xếp hạng đại học thế giới năm 2024 (THE WUR 2024). Trong đó, Trường ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng cùng nằm trong nhóm 601 - 800 thế giới, tiếp tục dẫn đầu các trường đại học Việt Nam. Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp hạng ở nhóm 1.201 - 1.500. Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Huế cùng xếp thứ 1.501+, giữ nguyên thứ hạng, so với năm ngoái. Đáng chú ý, Trường ĐH Mở TP.Hồ Chí Minh lần đầu vào bảng xếp hạng đại học thế giới này, nhưng với trạng thái "reporter" (nhóm được báo cáo).

Tại bảng xếp hạng QS World University Rankings 2024, có 5 đại học của Việt Nam được QS xếp hạng, gồm Trường ĐH Duy Tân xếp vị trí 514, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, xếp vị trí 721-730, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh xếp vị trí 951-1000, Đại học Quốc gia Hà Nội xếp vị trí 951-1000, Đại học Bách khoa Hà Nội xếp vị trí 1201-1400.

Còn tại bảng xếp hạng tầm ảnh hưởng của THE Impact Ranking, có 9 cơ sở giáo dục của Việt Nam được xếp hạng năm 2023. Cụ thể Đại học Quốc gia Hà Nội (vị trí 401-600), Trường ĐH Duy Tân (vị trí 401-600), Trường ĐH Tôn Đức Thắng (vị trí 601-800), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (vị trí 601-800), Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (vị trí 601-800), Trường Đại học FPT (vị trí 601-800), Trường ĐH Phenikaa (vị trí 801-1000), ĐH Kinh tế TP.Hồ Chí Minh (vị trí 301-400) và Trường ĐH Mở TP.Hồ Chí Minh (vị trí 1001+).

Trên thực tế, nếu so sánh với các quốc gia trên thế giới hay trong khu vực, số trường đại học Việt Nam được xếp hạng không nhiều.

Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa
Giáo dục

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa

"Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi quanh năm chập chùng sóng vỗ, em biết anh chị đã phải đương đầu với khó khăn thử thách, những thiếu thốn tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày như nước ngọt, điện thắp sáng... nhưng em biết rằng, anh chị vẫn kiên trì bám đảo để tiếp tục ươm mầm xanh cho nơi vùng biển mặn mòi xa xôi của Tổ quốc".

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
Địa phương

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi thiết thực, ý nghĩa và bổ ích nhằm tôn vinh, tri ân công lao của các thầy, cô giáo, tăng cường tình cảm gắn kết giữa thầy và trò.

Bổ sung quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh với nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Bổ sung quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh với nhà giáo

Nhà giáo là một nghề đặc thù liên quan đến truyền thống, đạo lý tôn sư trọng đạo, vì vậy, các ĐBQH đề nghị, dự thảo Luật Nhà giáo cần bổ sung những quy định đặc thù thể hiện sự tôn vinh, tôn trọng đối với nhà giáo cũng như tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng của nhà giáo. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam để cử tri và Nhân dân theo dõi.

Xây dựng kế hoạch đào tạo bám sát nhu cầu thực tiễn của Kiểm toán Nhà nước
Giáo dục

Xây dựng kế hoạch đào tạo bám sát nhu cầu thực tiễn của Kiểm toán Nhà nước

Năm 2024, công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (Trường) đã có sự đổi mới, tạo tính chủ động; đội ngũ giảng viên luôn được quan tâm, xây dựng và kiện toàn; công chức, kiểm toán viên sau khi được bồi dưỡng đã vận dụng tốt kiến thức vào công việc...