Nhân tài và phát triển phương thức tuyển chọn nhân tài lãnh đạo, quản lý:

Bài 1: Nhân tài là ai và họ như thế nào?

TS. Nhị Lê- Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Lời tòa soạn: Nhân tài là nguyên khí của đất nước, là gốc rễ mọi sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của xã hội. Việt Nam không thể trở nên hùng cường và Dân tộc không thể trường tồn, nếu không tôn vinh, trọng dụng con người, nhất là chưa đối đãi xứng đáng với trí thức, nhất là với những bậc hiền tài. Hiện nay, càng đổi mới toàn diện, đồng bộ, hơn hết bao giờ, chúng ta trước hết và cuối cùng càng cần chọn đúng và dùng đúng những người tài mang ý nghĩa quyết định! 

Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề: “Nhân tài và phát triển phương thức tuyển chọn nhân tài lãnh đạo, quản lý”.

Bài 1: Nhân tài là ai và họ như thế nào? -0

Về nhân tài nói chung, nhân tài lãnh đạo, quản lý nói riêng, có lẽ tới cả thiên kinh vạn quyển, suốt cả trăm năm nay, đã bàn rồi. Nó gồm nhiều đẳng cấp, tối thiểu sáu loại: một là, thánh nhân; hai là, vĩ nhân; ba là hiền tài (hay người hiền hay là hào kiệt); bốn là, nhân tài; năm là, người tài năng và sáu là, người giỏi. Ở đây, gọi chung là nhân tài.

Kiến thiết phải có nhân tài

Cách nay hơn 530 năm, Đông các Đại học sĩ Thân Nhân Trung viết: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm công việc quốc gia căn bản... Và, hơn 230 năm trước, Hoàng đế Quang Trung lại nói: Dựng nước lấy việc học làm đầu; muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc.

Gần 78 năm trước, trong tác phẩm “Nhân tài và kiến quốc”, ngày 16.11.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: Kiến quốc có chắc thành công thì kháng chiến mới mau thắng lợi. Kiến thiết thì phải có nhân tài.

Nhưng, nhân tài là ai và họ như thế nào?

Lâu rồi, và càng gần nay, việc tuyển chọn, trọng dụng đúng nhân tài càng cấp bách. Rất nhiều bàn luận về nhân tài, bao nhiêu cuộc hội thảo ở mọi cấp, thậm chí tại nghị trường Quốc hội khóa XIV cũng bàn định một chiến lược về nhân tài... Song, từ diện mạo chân nhân tài ra sao, tư chất và phẩm hạnh nhân tài như thế nào, tới xây dựng định chế mời gọi, cơ chế chiêu hiền, tuyển chọn ra sao cho đúng và kế sách trọng dụng, đối đãi với nhân tài như thế nào cho xứng đáng… vẫn đang là trọng sự chưa có lời kết.    

Dưới góc độ tổ chức xã hội và góc nhìn quốc gia, ai sẽ là người tài nhất trong những nhân tài, thậm chí cả những thiên tài ấy? Tới đây, chợt nhớ một trên tấm bia mộ của một nhà doanh nghiệp Hoa Kỳ nổi tiếng có khắc những dòng thơ (tạm dịch): Nơi đây yên nghỉ một người mà tài nhất là nhìn ra, lôi cuốn và trọng dụng được những người giỏi hơn mình.

Nhưng, nhân tài là người như thế nào?

Nhìn khái lược từ xưa, ở khắp mọi thời, vẫn thấy, bao người phải thân bại danh liệt  vì “can tội tài hơn người khác”, bao bậc anh hùng phải thất cơ lỡ vận, thậm chí phải bỏ mạng bởi những kẻ “dao trong tay áo”, vì “lời xiểm nịnh sắc hơn gươm giáo”; bao trang tuấn kiệt, kinh bang tế thế phải “ngậm oan thế kỷ”, bởi “chữ tài liền với chữ tai một vần”, thậm chí cả cái “chết cho chân lý đến muộn”, bởi những “ao tù nước độc”, những kẻ bán buôn quyền lực, khiến cho nhân tài đại bại khiến cả “giời xanh đổ lệ tiếc thương”!

Tổng hòa, nói gọn lại, có thể hình dung, nhân tài là người trước nhất nghĩ ra điều chưa ai nghĩ được, nhìn thấy điều chưa ai nhìn thấy, nói những điều không ai có thể nói hoặc dám nói đầy tính phản biện, làm những việc không ai dám hoặc có thể làm được, tổ chức hành động và truyền cảm hứng phát triển thì không ai có thể sánh bằng. Nhưng, khi bình công xét thưởng, lại là người giấu mình, chối bỏ hoặc bất đắc dĩ phải ra, lại đi sau cùng trong chuyện tôn vinh danh tiếng, càng đi sau cùng trong lúc hưởng thụ, thậm chí chối từ hay quyết không nhận mọi sự tấn phong, đối đãi.

Xưa nay, họ là một lực lượng lớn, nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước. Thời thịnh trị, nhân tài nở rộ như hoa, đua chen muôn giọng; thời suy vi, “tuấn kiệt như sao buổi sớm” và “sỹ phu ngoảnh mặt”! Vì sao vậy? Xét cho cùng, tất cả bởi ở lỗi của người có quyền chọn, dùng người tài, ở tội của những người cầm cân nảy mực và lỗi của thể chế trong việc tìm kiếm, tuyển chọn và trọng dụng con người, nhất là nhân tài.                           

Và, nay, nếu nhìn theo phương diện đó, chẳng phải còn bao khiếm khuyết với nhân tài, thậm chí còn không ít lỗi lớn rất tinh vi, biến ảo hơn khiến không ít nhân tài thúc thủ, thậm chí rũ áo, khoanh tay; khiến bao nơi “rối như canh hẹ” vì “nhất bên trọng, nhất bên kinh” trong đối đãi với nhân tài; khiến không ít tổ chức nguy ngập như “trứng để đầu đẳng” bởi không ít người có thân mang trọng trách nhưng lại bao vây, trù dập nhân tài, làm lòng người hoang mang, thậm chí nổi giận…   

Điều cần cảnh báo là, sự hẹp hòi, thiển cận, thói tỵ hiềm của không ít người giữ trọng sự; sự thiếu hụt thể chế hoặc sự chật hẹp pháp luật lại nhiều “khoảng trống” của không ít thể chế đã làm cho thật giả lẫn lộn ở không ít nơi hoặc phân biệt đối xử hoặc trói buộc nhân tài trên không ít lĩnh vực… khiến cho ngụy nhân tài lấn lướt chân nhân tài, sự tài giỏi, thiện lương bị cô lập, còn thói giả trá, thậm chí cả sự thất nhân tâm lũng đoạn. Sinh thời, V.I.Lenin từng cảnh báo, chính sự “kiêu ngạo cộng sản”, nhất là ở đây trong việc tuyển chọn và trọng dụng nhân tài, là con đường ngắn nhất dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền Xô-viết.       

Nhân tố quyết định thành công của đường lối là đội ngũ cán bộ

Một quốc gia may mắn là quốc gia có nhiều bậc hiền tài. Bất kỳ quốc gia nào, dù ở thể chế nào, suy cho cùng không thể không được dẫn dắt bởi đội ngũ tinh hoa, tức là nhân tài về chính trị, quản trị và kỹ trị, mà ở đây với hai loại công việc lãnh đạo và quản lý mà họ đảm trách mang tầm sứ mệnh. 

Thực tiễn lịch sử 93 năm qua, nhất là gần 78 năm cầm quyền của Đảng xác tín: Sau khi có đường lối chính trị đúng, nhân tố quyết định thành công của đường lối chính là đội ngũ cán bộ, trước hết đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp và bộ máy tổ chức tương xứng.

Diễn đạt một cách khái quát, nếu những nhà lãnh đạo chế ngự hoàn cảnh - những ngoại vi không ổn định, bất thường, mơ hồ và đôi khi có vẻ chúng chống lại, thậm chí hạ gục nếu chúng ta lơ là; thì những nhà quản lý lại phục tùng, thậm chí quy phục, đầu hàng hoàn cảnh. Nếu nhà lãnh đạo đổi mới, thì nhà quản lý trông nom. Nếu nhà quản lý là một bản photocopy, thì nhà lãnh đạo là bản gốc. Nếu nhà quản lý làm nhiệm vụ duy trì thì nhà lãnh đạo có trọng trách phát triển. Nếu nhà quản lý tập trung vào hệ thống và cấu trúc, thì nhà lãnh đạo tập trung vào con người. Nếu nhà lãnh đạo xây dựng lòng tin, thì nhà quản lý nặng về kiểm soát. Nếu nhà quản lý có tầm nhìn ngắn hạn, thì nhà lãnh đạo có tầm nhìn dài hạn. Nếu nhà quản lý cần sự noi gương và làm theo, thì nhà lãnh đạo phải cần sự bắt đầu và sáng tạo... Những người làm công việc ấy, họ là chính trị gia, quản trị gia, kỹ trị gia, khoa học gia… -  những người thay mặt Đảng và Nhà nước ta dẫn dắt xã hội, quản trị quốc gia nhằm vươn tới sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ, văn minh và tiến bộ.

Do đó, từ thực tiễn đổi mới 37 năm qua, với tư cách là một Đảng cầm quyền, Đảng tiếp tục đổi mới và đột phá chọn đúng người nhằm xây dựng cho kỳ được đội ngũ người đứng đầu thật sự tài năng của các cấp ủy, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp xứng đáng là đội ngũ thủ lĩnh ở tất cả các phương diện gánh vác trách nhiệm dẫn dắt Nhà nước và xã hội, bằng Nhà nước để quản trị đất nước, là một trong những nhiệm vụ căn bản. Đây khâu đột phá then chốt, có ý nghĩa thành bại. Vì, đường lối chính trị phải được thực hiện trực tiếp và trước hết bởi đội ngũ người đứng đầu đồng thời là thủ lĩnh một cách xứng đáng và ngang tầm, với tư duy mới về đảng cộng sản cầm quyền, về chiến lược phát triển đất nước, về sự vận động và xu thế phát triển của thế giới ngày nay… nhằm định vị chiến lược quốc gia, tạo nên sức mạnh, uy tín và danh hiệu xứng đáng của đất nước trong thế giới. Đến lượt việc đột phá xây dựng đội ngũ dẫn dắt quốc gia, nói cách khác là đội ngũ người đứng đầu các cấp, trước hết là cấp chiến lược, dù lãnh đạo hay quản lý, phải nhằm tạo dựng kỳ được rường cột của bộ máy tổ chức các cấp một cách tổng thể, tạo nên sức mạnh tổng hợp của đội ngũ lãnh đạo, quản lý và chuyên gia thật sự tài năng của toàn bộ hệ thống chính trị tương dung, ngang tầm với đường lối chính trị, với yêu cầu thực tế phát triển đất nước, nhịp bước cùng thời đại.

Nói cách khác, sau khi có đường lối chính trị đúng, thì đồng thời việc cơ bản tiếp theo là, chọn đúng người tài và thay người là vấn đề rất quan trọng, có ý nghĩa thành bại trong lãnh đạo và quản trị quốc gia, nếu không nói là quyết định thành công của công việc cầm quyền dẫn dắt, quản trị và phát triển quốc gia.

Đó là cái gốc bảo đảm sức mạnh và uy tín của Đảng, nhân tố có ý nghĩa sự thành bại công cuộc cầm quyền của Đảng hiện nay và tương lai, một trong những nhân tố căn bản làm nên vị thế, sức mạnh, uy tín quốc gia. 

Tư chất của nhân tài lãnh đạo, quản lý, quản trị

V.I.Lenin nói: Lý do tồn tại của tổ chức đảng, và các lãnh tụ xứng đáng với danh hiệu đó là, ngoài nhiều điểm khác, đảng và lãnh tụ còn phải thông qua một công tác lâu dài, kiên cường, thiên hình vạn trạng nhiều mặt của tất cả các đại biểu giác ngộ của giai cấp mình mà thu hoạch được những kiến thức cần thiết - ngoài kiến thức và kinh nghiệm là tính nhạy bén chính trị cần thiết để giải quyết một cách chính xác và mau lẹ những vấn đề chính trị phức tạp. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói cụ thể: Người lãnh đạo đúng đắn cần phải: Khi thất bại không hoang mang, khi thắng lợi không kiêu ngạo. Khi thi hành các nghị quyết kiên quyết, gan góc, không sợ khó khăn. Những người luôn luôn giữ đúng kỷ luật.

Theo đó, có thể nhận diện tư chất nhân tài lãnh đạo, quản lý, về phẩm chất chính trị và đạo đức, trước hết là sự trung thành, mẫn cán và sáng tạo. Hai là, sự trong sáng và không vụ lợi. Ba là, dám chịu trách nhiệm và biết hy sinh. Bốn là, trung thực và không xu thời. Năm là tự biết xấu hổ với chính mình. Sáu là, khiêm cung, tự biết giấu mình. Nói khái lược, họ là hiện thân của nhân tính, cao hơn là nhân cách làm người. Nhưng, nói như B. Franklin, không bao giờ có một người thực sự vĩ đại mà lại không phải là một người thực sự đạo đức.

Về năng lực trí tuệ, trước hết, cần có khả năng tiên lượng hợp quy luật, hợp lòng người và thuận lẽ tự nhiên. Thứ hai, cần có tầm nhìn xa trông rộng đồng thời có khả năng định chế thiết thực và tính khả thi cao. Thứ ba, có óc thực tế, óc kiên định và óc phản biện quyền biến, mềm dẻo. Thứ tư, phải vừa bao quát vừa sâu sát, cụ thể hay nói cách khác vừa có óc chiến lược vừa có khả năng ứng phó sách lược an toàn và hiệu quả. Thứ năm, kiến thức phải vừa rộng lại phải vừa sâu ngang tầm với công việc và lĩnh vực mình đảm trách. Thứ sáu, vừa đột phá vừa thận trọng vừa quyết đoán trên nền một sức bật chuyên môn hùng hậu, nền tảng văn hóa chính trị phong phú, dày dạn và nhân văn. Thứ bảy, năng lực ra quyết định. Nói một cách hình ảnh, họ vừa là bộ óc vừa là trái tim. Nhưng, nói như  J.W.Goethe, trước bộ óc vĩ đại tôi cúi đầu, nhưng trước một trái tim vĩ đại tôi quỳ gối.

Về phương pháp và phong cách làm việc, thứ nhất, phải biết vừa khái quát vừa cụ thể; phải có gan nghĩ việc, có gan quyết đoán, có gan làm việc và có gan chịu trách nhiệm trước tập thể, trước cấp trên và toàn xã hội. Thứ hai, phải mềm dẻo về hành xử nhưng cứng cỏi trong biện luận, thuyết phục; nghe tất cả, nhìn tất cả nhưng quyết sách phải độc lập, cơ bản trên cơ sở ý kiến tập thể; phải chủ động trước mọi sức ép để kiên quyết hành động, thực hiện kỳ được điều khó nhất: mục tiêu có một nhưng phương án thực thi phải hàng chục, hàng trăm. Thứ ba, về nghệ thuật tổ chức, cần bao quát nhưng không hời hợt; luôn tập hợp xung quanh mình những người giỏi cùng làm việc, luôn niềm nở và lịch thiệp đối với họ, tự hào về họ, và kiên quyết bảo vệ họ, dĩ nhiên không tự đề cao mình. Sau cùng, với chính mình, phải dũng cảm thừa nhận sai lầm, khuyết điểm, nhược điểm của mình và cầu thị sửa chữa. Nói một cách ví von, trước sự thất bại, trước cái chết, chúng ta cần một người dẫn dắt ra khỏi sự sợ hãi để tiếp tục tiến lên, họ là hiện thân của lý tưởng và dũng khí. Và, nói như Lev Tolstoy, lý tưởng là ngọn đèn sáng chỉ đường; không có lý tưởng không có phương hướng xác định, không có phương hướng thì không có cuộc sống.

Nói khái lược, nhân tài lãnh đạo, quản lý hội tụ trong mình phẩm giá, sức mạnh dân tộc và tinh khí thời đại mang hình hài và tư chất riêng có để làm thiên chức quy tụ, dẫn dắt, tổ chức và truyền cảm hứng để cùng mọi người, cộng đồng và quốc gia phát triển một cách văn minh, tiến bộ và nhân văn.

Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

ĐBQH Đào Chí Nghĩa (Cần Thơ)
Diễn đàn Quốc hội

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

Từ thực tiễn nắm bắt các ý kiến, kiến nghị của cử tri và hoạt động giám sát tại địa phương, cơ sở, tham gia thảo luận tại Hội trường về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, bên cạnh việc ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thì Chính phủ cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, có chính sách cụ thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, chuyển đổi xanh… Đây là những động lực quan trọng để đưa đất nước vững vàng tiến bước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn
Diễn đàn Quốc hội

Có giải pháp chấn chỉnh kịp thời các vi phạm

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về quản lý thực phẩm chức năng tại Kỳ họp thứ Tám, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, vướng mắc nhất hiện nay là những vấn đề liên quan đến quảng cáo trên mạng internet và mạng xã hội. Trong đó, có những trang mạng đặt tại nước ngoài nên rất khó xử lý.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và nguồn lực khác công bằng, hiệu quả

Với những hạn chế, khó khăn, vướng mắc đã được nhận diện, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành bảo đảm thực sự khắc phục tồn tại, hạn chế đã chỉ ra, bao gồm cả các văn bản mới ban hành, bảo đảm điều kiện tiếp cận, sử dụng đất và các nguồn lực khác công bằng, công khai, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Diễn đàn Quốc hội

Giao Chính phủ hướng dẫn mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản

Theo dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, căn cứ vào tình hình thực tiễn, HĐND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ kinh phí của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình bảo vệ môi trường trên địa bàn. Tại Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến cho rằng, quy định này còn tùy nghi, mỗi địa phương quyết định mức hỗ trợ khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giao Chính phủ hướng dẫn, để có nguyên tắc xác định trình tự, thủ tục, hồ sơ, ngân sách, điều tiết ngân sách hoặc hạch toán sử dụng nguồn thu thống nhất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế tại Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật có phạm vi tác động rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Quỹ Bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước, do đó, cần rà soát kỹ lưỡng, nhất là về thủ tục hành chính để bảo đảm linh hoạt trong quản lý, điều hành và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Diễn đàn Quốc hội

Cần lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về việc có áp thuế VAT với phân bón hay không

Trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp tại phiên thảo luận ở hội trường và quá trình làm việc giữa cơ quan thẩm tra với cơ quan chủ trì soạn thảo cho thấy, trong dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) còn một số nội dung có ý kiến khác nhau. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, các cơ quan phối hợp xây dựng phương án cụ thể, đưa ra lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, bảo đảm khách quan, nêu rõ căn cứ, các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực
Quốc hội và Cử tri

Có các giải pháp đột phá biến cam kết thành hiện thực

Nhìn lại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, ĐBQH THÁI THỊ AN CHUNG (Nghệ An) cho rằng, phiên họp diễn ra sôi nổi, ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Đại biểu kỳ vọng, các "tư lệnh" ngành sẽ thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, có các giải pháp đột phá, căn cơ hơn để biến những cam kết, lời hứa trên nghị trường thành hiện thực.

toàn cảnh phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Có cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy

Để bảo đảm hiệu quả nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, tại phiên thảo luận chiều 13.11, đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cân nhắc cơ chế đặc thù trong phân bổ ngân sách cho các địa phương khó khăn, có tính chất phức tạp về ma túy và xem xét khả năng huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để tham gia thực hiện chương trình.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Đánh giá kỹ hiệu quả tài chính, chuẩn bị phương án, nguồn lực thực hiện

Thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí đầu tư Dự án, song cũng đề nghị Chính phủ cần rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính, chuẩn bị các phương án, nguồn lực để bảo đảm thực hiện dự án hiệu quả, đúng tiến độ.

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành
Quốc hội và Cử tri

Phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp với nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành

Đánh giá về phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám, các đại biểu Quốc hội cho rằng, phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, Chủ tịch Quốc hội điều hành chất vấn chắc chắn, linh hoạt và hiệu quả; đại biểu chất vấn sắc sảo, truyền tải nhiều nội dung đang được cử tri và Nhân dân quan tâm; các bộ trưởng, trưởng ngành đưa ra nhiều cam kết mạnh mẽ trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong lĩnh vực được giao phụ trách.

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ
Quốc hội và Cử tri

Giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ

Nguyễn Vân Hậu

Nội dung chất vấn đầu tiên tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV thuộc lĩnh vực ngân hàng là 1 trong 3 nhóm vấn đề cử tri và Nhân dân quan tâm nhiều nhất. Theo dõi phiên họp được truyền hình trực tiếp, cử tri và Nhân dân quan tâm đến sự minh bạch trong giao dịch của thị trường vàng giống như minh bạch giao dịch tỷ giá ngoại tệ; giải trình, phản biện công khai để Nhân dân nắm rõ lý do vì sao Ngân hàng Nhà nước không lập sàn vàng, vì sao chỉ bán vàng mà không mua... như ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn.