Đem ánh sáng về vùng lõi di sản Quảng Bình

Bài 1: Hiện thực hóa “giấc mơ điện lưới”

“Giấc mơ điện lưới” là niềm mong mỏi của nhiều đời người tại xã Tân Trạch, Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình). Với nỗ lực suốt hơn 1 thập kỷ của các cấp chính quyền và doanh nghiệp, lưới điện quốc gia nay đã về với bản làng, cùng đồng bào đón chờ tương lai rộng mở nơi vùng lõi di sản bên biên giới Việt Nam - Lào.

Trăn trở, tìm giải pháp tối ưu 

Cho đến năm 2019, sự đổi thay ban đầu nhờ ánh điện mới bắt đầu tại các ngôi nhà sàn gỗ đơn sơ của người dân xã Tân Trạch và Thượng Trạch, hưởng lợi từ Dự án cung cấp điện bằng năng lượng mặt trời tỉnh Quảng Bình triển khai từ năm 2012. Chương trình được thực hiện tại 8 xã miền núi đặc biệt khó khăn điện lưới không đến được thuộc 4 huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch và Minh Hóa, tác động đến gần 1.300 hộ dân và 78 cơ quan, dịch vụ công. Trong đó, có 2 xã Tân trạch và Thượng Trạch.

Theo quy chuẩn thiết kế điện vùng miền núi của Việt Nam và các tiêu chuẩn khác liên quan đến công suất phụ tải, dự án bảo đảm cung cấp điện cho các hộ gia đình, các đơn vị dịch vụ công tại địa phương với mức 3 bóng đèn led thắp sáng, 1 quạt điện, 1 tivi đối với hộ gia đình. Đối với đơn vị dịch vụ công, tùy nhu cầu thực tế, công suất được thiết kế từ 600 - 5.000W.

Việc triển khai dự án đã góp phần đáp ứng nhu cầu chiếu sáng sinh hoạt tối thiểu cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi và làm tiền đề cho phát triển văn minh, kết nối các bản làng cũng như cán bộ, chiến sĩ, nhân viên các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn 2 xã Tân Trạch, Thượng Trạch. Tuy nhiên, cùng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu tăng gia sản xuất của người dân và đáp ứng đời sống tinh thần, hệ thống điện mặt trời chưa thể đáp ứng được khả năng vận hành những trang thiết bị máy móc phục vụ ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến các sản phẩm thô…

Trong khi đó, với địa hình đồi núi hiểm trở, nằm sâu bên biên giới Việt Nam - Lào, lại ẩn mình sau cánh rừng già của vùng lõi Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, việc đưa điện lưới đến với người dân và đồng bào các xã Thượng Trạch, Tân Trạch trở thành trăn trở của các cấp, ngành.

Chia sẻ về chuyến thực tế đến với 2 xã biên giới Tân Trạch và Thượng Trạch, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vũ Đại Thắng từng trăn trở với câu hỏi: Tại sao 2 xã trên đất liền lại chưa thể có điện mà chỉ khi có điện lưới, cuộc sống mới có thể đổi thay thực sự. Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cho biết, nhiều giải pháp được đưa ra nhưng đã gặp phải nhiều vướng mắc. Đặc biệt là những quan ngại về ảnh hưởng đến Di sản thiên nhiên thế giới. Do đó, việc thi công qua địa phận Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng gần như là bất khả thi. Chuyến đi đã mang đến nhiều trăn trở đối với các cấp, ngành, với mong muốn khẩn trương hoàn thiện chính sách, để có căn cứ thật sâu, sát thực tế, đáp ứng mong mỏi của người dân cần.

Định hướng và thực hiện

Dẫn điện lưới về các xã biên giới trong vùng lõi Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thực sự là bài toán khó. Dù vậy, quyết tâm “nhất định mang ánh sáng về bản” luôn thường trực trong định hướng phát triển của các cấp chính quyền tỉnh Quảng Bình. Đến năm 2022, dự án kéo điện xuyên vùng lõi di sản Phong Nha - Kẻ Bàng đã được thông qua, nhằm sớm mang điện về vùng bản xa, tạo sự đổi thay rõ rệt trong sản xuất và đời sống nhưng vẫn bảo đảm tiêu chí bảo vệ di sản.

Sau chuyến đi kiểm tra đời sống, sản xuất của đồng bào hai xã, Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng đã chỉ đạo huyện Bố Trạch phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất phương án cấp điện phù hợp; báo cáo UBND tỉnh để nâng cao điều kiện sản xuất, đời sống cho bà con. Đến ngày 30.12.2021, trên cơ sở Nghị quyết số 45/NQ-HĐND, ngày 10.12.2021 của HĐND tỉnh Quảng Bình về Kế hoạch đầu tư công năm 2022, UBND tỉnh đã có Quyết định số 4655/QĐ-UBND về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư công thuộc nguồn vốn ngân sách tỉnh năm 2022. Trong đó, Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp điện lưới cho các xã Tân Trạch, Thượng Trạch (huyện Bố Trạch) được bố trí với tổng nguồn vốn 110 tỷ đồng, thi công trong thời gian từ năm 2022 - 2024.

Ngày 14.6.2022, dự án cấp lưới điện cho 2 xã biên giới được chính thức khởi công, song song với Dự án nâng cấp đường 20 Quyết Thắng - con đường chiến lược xuyên Việt đã đi vào sử sách dân tộc, là đầu mối trong hệ thống Đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử. Theo Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Hải Châu, trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng và được thống nhất thông qua với tỷ lệ tán thành rất cao, nghị quyết của HĐND tỉnh đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp triển khai. Đối với hai xã biên giới Tân Trạch và Thượng Trạch, điện lưới không chỉ góp phần bảo đảm an sinh, giúp người dân thay đổi tập quán sản xuất, nâng cao chất lượng đời sống mà còn góp phần quan trọng giúp rút ngắn khoảng cách vùng miền giữa các địa phương trong tỉnh. 

Hội đồng nhân dân

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại
Diễn đàn

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại

Tổ chức chính quyền hai cấp, sát nhập chính quyền cơ sở là nhiệm vụ đã chín muồi và cấp thiết. Nhưng quy mô, mức độ chính quyền cơ sở cần phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ khi bước vào guồng máy mới. Điều quan trọng, đừng bỏ phí dân tài, lựa chọn được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mới và thực sự được cử tri và Nhân dân tin tưởng trao gửi quyền hạn.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà phát biểu kết luận
Diễn đàn

Xử lý dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán trong lĩnh vực tài chính

Làm việc với Sở Tài chính về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán, Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Sở Tài chính trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế được chỉ rõ, Đoàn giám sát đề nghị, Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán đã được đưa ra. Qua đó, bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng của người dân; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An Trần Thị Bích Liên giới thiệu với đoàn giám sát về mô hình giáo dục chất lượng cao của nhà trường
Chuyển động

Tạo cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập

Giám sát việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn ngày càng đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bước đầu đã tạo được sự cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
Diễn đàn

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề), HĐND tỉnh Bình Dương Khóa X diễn ra hôm qua, ngày 11.4, không chỉ xem xét, thông qua những nghị quyết quan trọng về đầu tư công, quy hoạch và đất đai, mà còn khẳng định quyết tâm chính trị trong việc tái thiết bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, phục vụ tốt hơn. Không dừng ở cam kết, chính quyền Bình Dương đang chuyển cải cách thành hành động cụ thể, với nguyên tắc xuyên suốt: không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản phát biểu tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua Đề án đề nghị công nhận thị xã Mỹ Hào là Đô thị loại III

Ngày 11.4, tại Trụ sở HĐND-UBND tỉnh, HĐND tỉnh Khóa XVII đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp không thường lệ), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Xuân Tiến; Phó Chủ tịch HĐND Trần Thị Tuyết Hương chủ trì kỳ họp.

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo
Hội đồng nhân dân

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo

Giữa những con số tăng trưởng ấn tượng, thành phố Hải Phòng chọn cách "chậm lại" để lắng nghe, thấu hiểu và chăm lo cho từng số phận, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Khi đặt người dân và cán bộ vào trung tâm cải cách, thành phố không chỉ tinh gọn bộ máy, mà còn xây dựng được một nền tảng phát triển bền vững: sự đồng thuận và niềm tin. Trong một thế giới đầy biến động, đó chính là sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo.

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số
Hội đồng nhân dân

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số

Cuối tháng 3.2025, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương đã phối hợp tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “đối thoại với cử tri”, chủ đề “Bình Dương cải thiện môi trường đầu tư - Giải pháp tối ưu để tăng trưởng kinh tế 2 con số”. Chương trình không chỉ truyền đi khát vọng tăng trưởng hai con số theo Nghị quyết số 25 của Chính phủ, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị rõ ràng: biến đối thoại thành động lực phát triển.

Đoàn giám sát Ban Văn hoá - Xã hội HĐND thành phố kiểm tra thực tế mô hình giáo dục chất lượng cao tại Trường Tiểu học Lê Quý Đôn (quận Nam Từ Liêm)
Diễn đàn

Tìm hướng đi bền vững cho mô hình trường chất lượng cao

Giám sát thực tế việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Đoàn giám sát Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá mô hình giáo dục chất lượng cao trên địa bàn quận đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển, nhân rộng mô hình đòi hỏi cần có những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh chính sách giáo dục có nhiều thay đổi.