Thể chế và Phát triển

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển

Lời Tòa soạn: Bài học lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua khẳng định, sau khi có đường lối đúng đắn, động lực căn bản quyết định thành công của mọi sự phát triển chính là con người và thể chế. Nói cách khác, để phát triển, trước hết và trung tâm chính là kiến tạo thể chế tương dung và phù hợp. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Thể chế và phát triển”.

Sau gần 40 năm, bên cạnh những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử đạt được, chúng ta đang tiếp tục phải giải quyết nhiều trọng trách mới trên nhiều phương diện và khắc phục tất cả những vật cản cũ và phản động lực mới, thực thi công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ trong điều kiện khác trước.

Trong rất nhiều trọng sự đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: “Xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển đất nước; đổi mới đồng bộ thể chế kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế phát triển”.

Thể chế phải mở đường, là động lực của tăng trưởng và phát triển

Ngày 6.9.2024, Bộ Chính trị họp cho ý kiến về dự thảo Báo cáo đánh giá thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030). Làm gì và làm như thế nào thế nào để đạt được mục tiêu đề ra và tạo đà để trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045 đang là thách thức to lớn?

Khi tình hình đã thay đổi, yêu cầu cấp bách đặt ra là không thể duy trì thể chế không còn phù hợp. Nói cách khác, không thể không bắt đầu trước hết từ những đột phá từ bên trong tương dung với hóa giải áp lực từ bên ngoài, một cách chín muồi và đủ “độ”, bằng thể chế một cách tương hợp với nhiệm vụ mới. Đây cũng chính là yêu cầu của sự đột phá từ thể chế. Muốn thành tre, măng phải đội đất mà lên.

CTN-1725625578749.jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại cuộc họp về dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030. Ảnh: Trí Dũng

Do đó, trước hết phải đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển. Nếu đổi mới ở Việt Nam là bản chất của cách mạng, là cuộc cách mạng trong cách mạng XHCN, vì sự phát triển đất nước vươn tới hùng cường thì cần lựa chọn và nắm lấy khâu đột phá nhằm phát triển chính là thể chế. Không đột phá đổi mới thể chế nhằm giải phóng mọi tiềm năng và thực lực phát triển, tạo thời cơ phát triển mới thì rất khó có sự bứt tốc thành công như mong muốn. Đây chính là phương lược giải quyết các mối quan hệ lớn của sự đổi mới và phát triển đất nước.

Nếu thể chế là khung khổ bảo đảm trật tự cho các quan hệ của con người, định vị cơ chế thực thi và giới hạn cho phép của các quan hệ giữa các nhân tố (cá nhân, tổ chức, giai tầng, quốc gia…) tham gia các quá trình tương tác; đồng thời, là ý chí chung của cộng đồng xã hội trong việc xác lập trật tự, những quy tắc, ràng buộc và chuẩn mực, giá trị chung được pháp định hóa, theo đó, mọi cá nhân, tổ chức chia sẻ và hành động… thì đổi mới thể chế chính là đổi mới những nguyên tắc (không phân biệt hình thức của nó) được hiện thực hóa bằng cơ chế, pháp luật, hệ chính sách động lực và đòn bẩy về phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống quy chuẩn về phương thức hành xử, tương tác trong xã hội, được xã hội thừa nhận và quy định thành khế ước. Đột phá cải cách xứng tầm và bức thiết là thể chế, thể chế và thể chế.

Thể chế trên nền tảng hai nhân tố pháp trị và đức trị được xây dựng từ luật pháp thống nhất với truyền thống xã hội, dư luận xã hội, pháp lý quốc tế và thông lệ quốc tế nhằm định hướng và bảo đảm mọi sự phát triển kinh tế - xã hội một cách thống nhất và cân bằng. Phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm là nhân tố hợp thành cơ chế vận hành và phương thức lãnh đạo và quản trị phát triển hiện nay, là rường cột của đổi mới thể chế.

CTN-a2-1725625578514.jpg
Bộ Chính trị họp cho ý kiến về dự thảo Báo cáo đánh giá thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030). Ảnh: Trí Dũng

Do đó, đổi mới và dũng cảm đột phá thể chế - đột phá của đột phá phát triển toàn diện kinh tế - xã hội phải là mục tiêu của đổi mới thể chế.

Tăng trưởng kinh tế, về thực chất, là sự thể hiện khách quan giữa bản chất, thực chất, tính chất của mối liên hệ giữa giá trị gia tăng (cân đối bên trong) với giá cả suy giảm (cân bằng bên ngoài) và tăng năng suất lao động (hài hòa ở giữa). Tăng trưởng kinh tế về chất lượng là phải gắn với tăng năng suất lao động xã hội, chứ quyết không phải kiểu “đổi kiểu hy sinh môi trường sinh thái để lấy tăng trưởng”.

Và, đến lượt phát triển kinh tế, nó bao hàm: bản chất (trao đổi hàng hóa: phát triển thị trường) - thực chất (sản xuất trao đổi hàng hóa: phát triển kinh tế thị trường) - tính chất (sản xuất hàng hóa: phát triển kinh tế). Đây là mối liên hệ cân đối, cân bằng, hài hòa giữa phát triển, kinh tế và thị trường trong nền kinh tế thị trường một cách khách quan giữa bản chất, thực chất, tính chất của phát triển kinh tế thị trường trong quốc gia.

Đồng nhất và nhầm lẫn giữa tăng trưởng với phát triển thì nguy cơ sẽ chuốc lấy thất bại ngay từ tư duy, càng không thể nói về đổi mới thể chế tương dung. Thể chế phải mở đường, là động lực và môi trường của tăng trưởng và phát triển, chứ không phải ngược lại.

Đột phá đổi mới thể chế mở đường cho phát triển

Thứ hai là đột phá đổi mới thể chế mở đường cho phát triển. Khi mục tiêu đổi mới thể chế vì sự phát triển thì tổng thể và trung tâm đổi mới ở đây là nhận diện và lựa chọn thể chế động lực, phòng ngừa và khắc chế hệ quả thể chế mang tính phản động lực. Không nhận diện đúng và đổi mới thể chế chính trị, kinh tế xã hội… và những vấn đề xung quanh thể chế không thể nói tới vấn đề đổi mới đúng, trúng và hiệu quả đối với các phương diện của đời sống chính trị - xã hội và đối ngoại của đất nước. Do đó, một cách tự nhiên, không kiến tạo và đổi mới các hệ thể chế một cách thống nhất và hiệu quả, chúng ta không thể đổi mới thể chế chính trị như mong muốn, càng không thể đổi mới thể chế kinh tế… trên tầm quốc gia một cách toàn diện, đồng bộ, thống nhất và tương hợp với xu thế, thậm chí là siêu xu thế phát triển của thời đại hiện nay. Thời cơ và yêu cầu phát triển của thời kỳ mới tăng tốc và phát triển đòi hỏi chúng ta đổi mới theo hướng đó.

Kinh nghiệm xử lý các mối quan hệ tổng thể phát triển quốc gia tùy thuộc vào việc lựa chọn thứ tự ưu tiên các vấn đề phù hợp với điều kiện cụ thể; đồng thời, chủ động giải quyết tổng thể, thống nhất các vấn đề khác, đã để lại một bài học lớn về phương pháp luận và nghệ thuật chọn khâu ưu tiên và tổ chức thực tiễn, trên phương diện kiến tạo thể chế vì mục tiêu phát triển hiện nay và tương lai.

Vì vậy, trên tầm tổng thể, cần tiếp tục đổi mới chính trị đồng bộ với kinh tế và xã hội là công việc quan trọng trong tổng hòa sự nghiệp đổi mới toàn diện, đồng bộ, trên cơ sở tiếp tục đột phá và tạo sự bứt phá về kinh tế làm nền tảng cho công cuộc đổi mới một cách mạnh dạn và kiên quyết, với động lực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, số hóa và trí tuệ nhân tạo song hành kiến tạo thể chế chính trị phù hợp xứng đáng dẫn dắt công cuộc đổi mới một cách đúng đắn và sáng tạo… Đồng thời, cải cách thể chế xã hội, thể chế an ninh - quốc phòng và đối ngoại tương dung với nhịp độ và tốc độ đổi mới trong tư cách là môi trường và động lực bảo đảm quốc gia ổn định và phát triển bền vững.

hg1.jpg
Nguồn: ITN

Nói cách khác, đột phá vào toàn bộ các “mắt xích” quan trọng nhất trong toàn bộ dây chuyền sự nghiệp đổi mới nhằm tạo nên "cú huých” công phá vào những “lô cốt” pháp lý đang trói buộc hữu hình (hệ chính sách lạc hậu, mô hình phát triển chưa tương hợp, hệ thống pháp luật cần sửa đổi…) và cả vô hình (tâm lý, tầm nhìn, đạo đức…), đáp ứng sự phát triển một cách tất yếu đối với từng phương diện. Mặt khác, tạo khung khổ và động lực phát triển một cách chủ động, toàn diện, đồng bộ trên cơ sở giải phóng toàn bộ sức mạnh tiềm ẩn và hiện hữu của nội lực quốc gia, đồng thời thâu thái sức mạnh quốc tế, trên cơ sở pháp lý, phù hợp với thông lệ và pháp lý quốc tế, trên tất cả các phương diện đổi mới một cách tổng thể và hài hòa, trong tầm nhìn tới năm 2030 và 2045.

Thực tiễn công cuộc đổi mới tất yếu đã và đang đòi hỏi bức thiết chúng ta cần dứt khoát chuyển mạnh từ tư duy tồn tại sang tư duy cơ cấu, đồng thời với tư duy động lực (nguồn động lực, hệ động lực, vùng động lực…) nhằm phát triển đất nước, với xung lực là kinh tế tri thức, kinh tế số với nhân tố và động lực lớn bằng những đột phá về thể chế.

Ở đây, có thể nói, bao hàm 4 nhân tố rường cột cấu thành hệ thể chế đất nước và chi phối việc đổi mới, kiến tạo thể chế, gồm: Thể chế kinh tế giữ vai trò trung tâm; thể chế chính trị giữ vị thế dẫn dắt; thể chế xã hội giữ vai trò động lực chủ yếu; và thể chế chính trị quốc tế giữ vai trò động lực quan trọng.

Thứ ba là đổi mới thể chế nhằm đổi mới phương thức phát triển. Càng về cuối thập kỷ thứ hai thế kỷ XX, càng thách thức về sự phát triển rút ngắn, thậm chí là phát triển nhảy vọt. Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nó đang mở ra sự rút ngắn về thời hạn, trật tự, bước đi và nấc thang phát triển, sự phát triển liên tục trong đứt đoạn cũng như sự kết hợp biện chứng giữa các phương thức phát triển rút ngắn… và chúng ta phải nắm lấy, tập trung thực thi.

Trên lộ trình mới, Việt Nam vừa phát triển tuần tự vừa kết hợp phát triển rút ngắn và vừa chọn đột phá bằng những bước nhảy vọt biện chứng, kiến tạo hệ thống thể chế tương dung với xung lực là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Không thể không coi công việc phát triển khoa học công nghệ là động lực đột phá đón đợi thời cơ, đi thẳng tới hiện đại.

Đổi mới vì thế quyết không phải là sự phát triển khép kín, cục bộ. Càng đổi mới càng hội nhập và hợp tác quốc tế phải là động lực trọng yếu nhằm tiếp biến và thâu hóa tinh hoa nhân loại phục vụ cho sự phát triển đất nước văn minh, hiện đại. Phát triển chính là sự ổn định và ổn định ở đẳng cấp cao hơn để phát triển. Đây phải là một phương diện của phương thức phát triển rút ngắn mới. Phát triển toàn diện, đồng bộ và tốc độ nhưng phải cân bằng, hài hòa và hiệu quả. Thận trọng, chắc chắn nhưng không trì trệ. Đột phá, sáng tạo nhưng không manh động, phiêu lưu. Thực tế nhưng không thực dụng. Tất cả phải được thể chế hoá vì mục tiêu phát triển.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Người dân xã Đông Á, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình tập trung tại trụ sở UBND xã để phản đối Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Tăng sức đề kháng trước âm mưu chống phá trước Đại hội Đảng và bầu cử Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp

Trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng, bầu cử ĐBQH Khóa XVI, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, các thế lực thù địch đang ra sức khai thác những mâu thuẫn, xung đột trong xã hội, tâm lý bức xúc của người dân khi quyền lợi chưa được giải quyết, kích động gia tăng phức tạp, lôi kéo đông người tham gia, gây mất ổn định xã hội, chuyển thành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước...

Bài cuối: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tài sản vô giá, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, dân tộc ta
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tài sản vô giá, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng, dân tộc ta

THS. PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, kết tinh tư tưởng, văn hóa, trí tuệ, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của một bậc vĩ nhân, Người "đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”.

Bài 1: Không thể xuyên tạc giá trị bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Không thể xuyên tạc giá trị bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

THS. PHẠM THỊ THINH - Phó Giám đốc - Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Người là tấm gương sáng ngời, mẫu mực của người chiến sĩ cộng sản kiên trung, dành trọn cuộc đời vì nước, vì dân. Trước khi “đi xa” về cõi vĩnh hằng, Người đã để lại cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bản Di chúc thiêng liêng, vô giá.

28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

28 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương

Ngày 14.8, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương đã tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ngành công thương năm 2024 và Phát động Cuộc thi tìm hiểu truyền thống ngành công thương.

Bài cuối: Cán bộ, đảng viên làm gương mẫu mực trước nhất về hành động Liêm, Chính
Quốc hội và Cử tri

Bài cuối: Cán bộ, đảng viên làm gương mẫu mực trước nhất về hành động Liêm, Chính

 TS. Nhị LêNguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Không ai có thể làm thay chính mình về Liêm, về Chính! Đến lượt mỗi đảng viên, cán bộ, phải tự mình giác ngộ. Lấy nhân mà sửa mình, trước nhất là những người mang trọng trách phải làm gương. Cùng với pháp luật thượng tôn, đạo đức hành động Liêm, Chính tự nó ngày càng tỏa sáng.

Dám nghĩ, dám làm, dám đột phá xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô hoàn thiện hơn, tốt hơn, đẹp hơn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Dám nghĩ, dám làm, dám đột phá xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô hoàn thiện hơn, tốt hơn, đẹp hơn

Ngày 3.3.2022, Đảng ủy Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/ĐUCA: “Xây dựng đội ngũ lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Công an thành phố Hà Nội đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”. Hơn 1 năm sau, ngày 6.4.2023, Đảng ủy CATP Hà Nội tiếp tục ban hành Nghị quyết số 18-NQ/ĐUCA: “Tăng cường quản lý, phòng ngừa cán bộ, chiến sĩ sai phạm trong Công an thành phố Hà Nội”. Hai Nghị quyết quan trọng nêu trên đều chứa đựng tinh thần quyết tâm của Đảng ủy CATP đó là xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Công an Thủ đô thực sự trong sạch, vững mạnh, nhân văn, vì Nhân dân phục vụ.

Bài cuối: Giữ vững vị thế, vai trò lãnh đạo của Đảng - nhiệm vụ then chốt, quyết định thành bại với công cuộc đổi mới
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Giữ vững vị thế, vai trò lãnh đạo của Đảng - nhiệm vụ then chốt, quyết định thành bại với công cuộc đổi mới

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Thế giới hiện đại là thế giới của những mối quan hệ đan xen và phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi quốc gia là một bộ phận của thế giới đầy biến động, là một khâu trong quá trình phân công và hợp tác quốc tế. Hợp tác trong phát triển là nhu cầu sinh tồn và phát triển của toàn bộ thế giới. Chủ nghĩa xã hội không phải là một khu vực biệt lập, một thế giới khép kín, một quốc gia XHCN, càng không phải là một "ốc đảo" trong thế giới ấy.

Đảng ta là một đảng cách mạng, khoa học và chân chính
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Đảng ta là một đảng cách mạng, khoa học và chân chính

Công cuộc đấu tranh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo đang ở trong những thời khắc vô cùng quyết liệt để giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và hệ thống chính trị; khẳng định quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta kiên quyết, kiên trì “chống giặc nội xâm”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào” như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trước toàn Đảng và quốc dân, được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

Bài 1: Xây dựng và phát triển chủ thuyết đổi mới xã hội chủ nghĩa
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Xây dựng và phát triển chủ thuyết đổi mới xã hội chủ nghĩa

Lời tòa soạn: Nhìn lại 40 năm trước, đặt mình vào những buổi đầu bắt tay thực hiện công cuộc Đổi mới năm 1986, khi “... Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực khắc phục khó khăn, kiên trì tìm tòi, khai phá con đường đổi mới chưa có một khuôn mẫu cho trước...”, mới có thể thấy hết được tầm vóc, ý nghĩa của vấn đề giải phóng và tự giải phóng vào thời điểm phức tạp, cam go có tính chất bước ngoặt của tiến trình đổi mới, từng bước xây dựng và phát triển chủ thuyết đổi mới XHCN Việt Nam, với hệ thống lý luận đổi mới cách mạng, khoa học và phù hợp.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản xoay quanh chủ đề Thành tựu lý luận 40 năm Đổi mới: Chủ thuyết đổi mới XHCN Việt Nam.

Bài cuối: Phát triển các nguồn lực chất lượng cao, ngang tầm nhiệm vụ
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Phát triển các nguồn lực chất lượng cao, ngang tầm nhiệm vụ

GS.TS. VŨ VĂN HIỀN - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

Internet và mạng xã hội là môi trường các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta. Đây là mặt trận đấu tranh quyết liệt nhất, gay go nhất và diễn biến lâu dài, phức tạp nên phải xác định kiên quyết, kiên trì; cần phát triển các nguồn lực có chất lượng ngày càng cao, ngang tầm nhiệm vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.

Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên môi trường mạng xã hội
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên môi trường mạng xã hội

GS.TS VŨ VĂN HIỀN - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài TNVN, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

Lời Tòa soạn: Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị “về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” đã chỉ rõ “Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân…

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của GS.TS Vũ Văn Hiền nguyên Ủy viên Trung ương Đảng - nguyên Tổng Giám đốc Đài TNVN về “Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên môi trường mạng xã hội”.

Cảnh giác với các luận điệu xuyên tạc về công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Cảnh giác với các luận điệu xuyên tạc về công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay

Lúc quyết tâm chính trị, tinh thần đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đang lên cao cũng là lúc các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội lại ra sức lợi dụng vấn đề này để tiến hành các hoạt động chống phá. Vì vậy, hơn lúc nào hết, trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải nhận thức rõ ràng, đấu tranh kiên quyết với những âm mưu, thủ đoạn đó.

Thúc đẩy thay đổi tư duy, tạo môi trường xã hội không khoan nhượng
Chính trị

Thúc đẩy thay đổi tư duy, tạo môi trường xã hội không khoan nhượng

Quá trình phát triển lý luận về đường lối đổi mới đất nước gắn với đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc những vấn đề lý luận, thực tiễn về đường lối đổi mới đất nước là một phần không thể thiếu trong xây dựng và củng cố sự hiểu biết chính xác, toàn diện về các chính sách, biện pháp và kết quả quá trình đổi mới. Trong đó, kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng là một nhiệm vụ trọng yếu; việc đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc lý luận của công cuộc phòng chống tham nhũng và tiêu cực giúp thúc đẩy sự thay đổi văn hóa và tư duy, tạo ra môi trường xã hội không khoan nhượng đối với tham nhũng và tiêu cực…

Gần 620 tác phẩm báo chí tham gia cuộc thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba
Văn hóa

Gần 620 tác phẩm báo chí tham gia cuộc thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba

Sáng 22.4, Báo Quân đội Nhân dân phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội gặp mặt báo chí thông tin về Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023 - 2024).

Thế Nước Rồng bay
Thể chế và phát triển

Thế Nước Rồng bay

Khi cùng nhân loại bước vào năm 2023, Việt Nam dù đối mặt với chồng chất bao khó khăn, thậm chí nan giải và tiếp tục giải quyết không ít thách thức gay gắt nhưng tất cả không thể làm nguội lạnh những khát vọng phát triển của năm 2022 và càng không thể làm lụi tắt ngọn lửa cả dân tộc hành động vì hạnh phúc của mình và nhân loại.