Cuộc khủng hoảng nhà ở của Anh và các giải pháp chính sách

Bài 1: Cuộc khủng hoảng quốc gia và lỗ hổng chính sách

Nói đến nước Anh, người ta thường nghĩ đến một quốc gia giàu có và quý tộc, nhưng giờ đây xứ sở sương mù còn được biết đến là nơi có tỷ lệ người vô gia cư cao nhất toàn cầu. 

150.000 trẻ em vô gia cư - con số báo động

Số liệu thống kê chính thức do Bộ Nhà ở, Cộng đồng và Chính quyền địa phương (MHCLG) công bố hôm 8.8.2024 cho thấy, tính đến tháng 3.2024, nước Anh có 151.630 trẻ em đang sống trong những nơi ở tạm. Đây là con số kỷ lục, cao hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở Scotland số trẻ em vô gia cư là 16.263 trẻ em, tăng 10%, tương đương mỗi ngày có 45 trẻ em lâm vào cảnh vô gia cư.

“Chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhà ở nghiêm trọng nhất trong lịch sử và tỷ lệ người vô gia cư ở mức kỷ lục. Đây không khác gì một cuộc khủng hoảng quốc gia”, Bộ trưởng Angela Rayner cho biết trong một tuyên bố.

Theo tiêu chí của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tình trạng vô gia cư không chỉ là những người sống lang thang ngoài đường phố, mà bao gồm cả những người không có nơi ở cố định vì không đủ khả năng mua nhà ở. Do đó danh hiệu “quốc gia có tỷ lệ người vô gia cư cao nhất” thuộc về nước Anh.

Nước Anh giữ kỷ lục về số lượng người vô gia cư. Ảnh: The Independent
Nước Anh giữ kỷ lục về số lượng người vô gia cư. Nguồn: The Independent

Báo cáo chính thức cho thấy số hộ gia đình vô gia cư ở Anh đã tăng hơn 100% trong khoảng từ năm 2010 - 2023, từ 48.000 lên 112.000 hộ, con số cao nhất kể từ khi số liệu này được theo dõi. Phần lớn những hộ vô gia cư này phải sống tạm bợ trong các căn nhà ẩm mốc. Việc phải di chuyển liên tục giữa các nơi ở tạm bợ khiến trẻ em phải nghỉ học còn người lớn thì nghỉ làm.

Bà Polly Neate, thuộc tổ chức từ thiện Shelter cho biết: "Giá thuê nhà đang tăng cao, hỗ trợ của Chính phủ không theo kịp được với giá thuê nhà. Nếu ai không trả được tiền thuê thì sẽ bị đuổi khỏi nhà và trở thành vô gia cư, không có cơ hội nào cả, vì hàng thập kỷ nay nhà xã hội không đáp ứng đủ".

Cung không đủ cầu

Một trong những yếu tố chính góp phần vào cuộc khủng hoảng nhà ở tại Anh là nguồn cung nhà ở hạn chế trong khi nhu cầu ngày càng lớn hơn do dân số ở Anh tăng đều đặn qua các năm (gần 20% trong 50 năm qua và gần 6% trong thập kỷ qua). Chính phủ đã cam kết xây dựng 180.000 ngôi nhà mới, giá cả phải chăng vào năm 2026, nhưng theo Liên đoàn Nhà ở Quốc gia, có khoảng 8,5 triệu người có nhu cầu nhà ở vẫn chưa được đáp ứng.

Trong khi đó, quá trình xây mới cũng gặp khó khăn do thủ tục cấp phép quy hoạch rườm rà, hệ thống quy hoạch chặt chẽ, tốc độ xây dựng chậm, tình trạng cắt giảm biên chế và ngân sách cho các dự án nhà ở xã hội và tình trạng khan hiếm đất đai để phát triển.

Ngoài ra, nguồn cung nhà cho thuê cũng ngày càng suy giảm trầm trọng do những khó khăn chủ nhà phải đối mặt như lãi suất tăng và chi phí vay thế chấp cao, khiến các khoản đầu tư mua nhà để cho thuê ngày càng kém hấp dẫn. Một báo cáo của công ty tư vấn bất động sản Savills hồi đầu năm cho thấy lợi nhuận ròng của các nhà đầu tư trong lĩnh vực cho thuê tư nhân đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2007, do lãi suất tăng và những thay đổi quy định về thuế. Mặc dù chưa có dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư ồ ạt rời thị trường cho thuê nhà, số người bán đang nhiều hơn số người mua và ngày càng nhiều người nói rằng họ sẽ bán thay vì đầu tư do lãi suất vay thế chấp tăng quá cao trong khi chủ nhà không thể tăng giá thuê tương đương mức tăng chi phí vay thế chấp.

Giá nhà và chi phí thuê tăng cao

Tình trạng mất cân bằng giữa cung và cầu đã dẫn đến giá nhà cao hơn và chi phí thuê nhà tăng. Đây cũng là nguyên nhân khiến người dân không thể có khả năng mua/thuê nhà, dẫn đến tỷ lệ người vô gia cư ngày càng đông. Giá thuê trung bình cho một căn nhà ba phòng ngủ trong thành phố năm 2023 tăng 13% so với năm 2022.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt khiến người dân khó có thể tiết kiệm tiền trả trước hoặc trả tiền thuê nhà hàng tháng mà không phải đối mặt với áp lực tài chính.

Ngoài ra, các chuyên gia cho rằng việc đóng băng khoản trợ cấp nhà ở địa phương (LHA) năm 2016 - khoản phúc lợi nhằm hỗ trợ tiền thuê nhà cho các hộ gia đình nghèo đi thuê nhà, khiến tình hình trầm trọng hơn. Một phân tích của Viện Nghiên cứu tài chính cho thấy trên chỉ 5% trong tổng số tiền thuê nhà tư nhân năm 2023 được thanh toán bằng LHA.

Bên cạnh đó, rất nhiều quy định hiện hành gây bất lợi cho người thuê nhà dài hạn, chẳng hạn như quy định yêu cầu người thuê nhà ngoài trả tiền thuê căn hộ còn phải trả phí mặt bằng. Nhiều chủ đầu tư tại Anh lợi dụng việc tăng giá thuê mặt bằng để biến căn hộ thành tài sản tạo ra thu nhập. Trong một số trường hợp, những ngôi nhà này sẽ được bán với giá cao gấp đôi sau mỗi thập kỷ và khiến người mua hoàn toàn mất khả năng chi trả. Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh sau đó đã phải tái điều tra các khoản hợp đồng không hợp lý để trả lại công bằng cho người dân.

Khả năng cung cấp nhà ở xã hội hạn chế

Tồi tệ hơn, nhà ở xã hội, nơi cung cấp chỗ ở giá cả phải chăng cho những người có nhu cầu, đã suy giảm 25% kể từ thập niên 1970, khiến nhiều hộ gia đình không có nhiều lựa chọn nếu không đủ tiền thuê nhà. Năm 1980, 94.140 ngôi nhà xã hội được xây dựng. Tuy nhiên, đến năm 1983, nguồn cung đã giảm một nửa xuống chỉ còn 44.240 ngôi nhà mới. Trong giai đoạn 2021 - 2022, chỉ có 7.528 ngôi nhà xã hội mới được giao - gần như không đủ cho 1,6 triệu người trong danh sách chờ. Nhu cầu về nhà ở xã hội vượt quá nguồn cung hiện có, khiến danh sách chờ được mua nhà ngày càng dài thêm.

Tình trạng này một phần xuất phát từ đầu tư công giảm, ít hỗ trợ hơn thông qua hệ thống quy hoạch, chi phí phát triển và đất đai tăng cao. Điều này có nghĩa là khoản đầu tư ít ỏi đó sẽ không đi xa được.

Tác động của thị trường mua để cho thuê

Thị trường mua để cho thuê đề cập đến hoạt động mua bất động sản với mục đích cho thuê. Mặc dù thị trường này có những lợi ích riêng, nhưng cũng góp phần gây ra cuộc khủng hoảng nhà ở. Các nhà đầu tư, bị thu hút bởi tiềm năng thu nhập từ việc cho thuê, đã đầu cơ bất động sản, làm giảm số lượng nhà sẵn có trên thị trường, khiến người dân khó tiếp cận nhà ở với giá hợp lý.

Giải quyết cuộc khủng hoảng nhà ở tại Anh đòi hỏi một chiến lược tổng thể, kết hợp nhiều biện pháp từ tăng nguồn cung bằng cách tăng nguồn nhà xây mới, cải thiện điều kiện cho thuê, ưu tiên nhà ở giá rẻ, giải quyết chênh lệch nhu cầu giữa các địa phương, ngăn chặn đầu cơ bất động sản và cung cấp hỗ trợ tài chính.

Nghị viện thế giới

Nguồn: venturevillage.world
Nghị viện thế giới

Phần Lan: Bảo đảm chất lượng giáo dục và vị thế cao quý của nghề giáo

Phần Lan thường được coi là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về chính sách, luật pháp dành cho giáo viên. Hệ thống giáo dục của nước này luôn được xếp hạng cao trên toàn cầu. Những ưu đãi đối với giáo viên ở Phần Lan nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp, sự kính trọng đối với nghề giáo và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt, góp phần củng cố vị thế vững chắc của những nhà giáo như là một nghề cao quý trong xã hội.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Quy chế công chức cho giáo viên ở Đức: Bảo đảm ổn định trong giáo dục

Hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với cấu trúc chặt chẽ, hiệu quả và tiêu chuẩn cao. Một trong những khía cạnh góp phần vào thành công của hệ thống này là quy chế "Beamte" - trao cho lao động ở khu vực công, bao gồm một tỷ lệ lớn giáo viên tư cách "công chức nhà nước". Tư cách đặc biệt này mang lại cho giáo viên ở Đức nhiều quyền lợi, từ bảo đảm việc làm, phúc lợi, uy tín xã hội đến sự ổn định lâu dài.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Các nước củng cố, hoàn thiện pháp luật về nhà giáo

Pháp luật về nhà giáo trên thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, góp phần hình thành những thế hệ tương lai mạnh mẽ và thúc đẩy phát triển xã hội bền vững. Những quy định này không chỉ thiết lập khung pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên, mà còn bảo vệ quyền lợi của họ, từ đó nâng cao chuẩn mực nghề nghiệp.

Các nghị sĩ Mexico phải họp tại một sân vận động trong nhà để thông qua dự luật.
Nghị viện thế giới

Cải cách tư pháp 2024 ở Mexico: Từ ý tưởng đến hiện thực

Ngày 15.9 vừa qua, Tổng thống Mexico López Obrador đã ký ban hành Sắc lệnh sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Hiến pháp chính trị Hợp chúng quốc Mexico liên quan đến ngành tư pháp (sau đây gọi là Sắc lệnh), đưa Mexico trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới sẽ bỏ phiếu bầu toàn bộ thẩm phán theo hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp.

Thượng viện Mexico thông qua kế hoạch cải cách ngày 11.9.
Nghị viện thế giới

Cải cách tư pháp 2024 ở Mexico: Quốc gia đầu tiên thẩm phán do dân bầu

Sắc lệnh cải cách tư pháp nhằm mục đích chuyển đổi hệ thống tư pháp từ hệ thống bổ nhiệm, chủ yếu tập trung vào thâm niên làm việc, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn, sang hệ thống bầu cử, đưa Mexico trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất trên thế giới có toàn bộ thẩm phán do dân bầu.

Getty images
Nghị viện thế giới

Siêu công trình khắc chế "thủy thần"

Nhằm giúp Thủ đô Tokyo không bị ngập lụt mỗi khi mùa mưa đến, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng một trong những hệ thống đường hầm ngầm chống ngập lớn nhất thế giới có tên Kênh xả ngầm bên ngoài khu vực đô thị (G-cans), được thiết kế để ngăn chặn ngập lụt ở khu vực đô thị Tokyo, nơi rất dễ bị ảnh hưởng bởi bão, mưa lớn và mực nước sông dâng cao.

Drone cứu hộ
Nghị viện thế giới

Tăng cường ứng dụng công nghệ trong hoạt động cứu trợ

Khắc phục hậu quả thiên tai là một trong bốn khâu quan trọng trong chu trình quản lý thiên tai của Nhật Bản (giảm nhẹ, chuẩn bị, ứng phó, khắc phục hậu quả). Chính quyền Nhật Bản đã xây dựng nhiều chính sách sáng tạo nhằm bảo đảm hoạt động ứng phó, cứu trợ và phục hồi hiệu quả cho những nạn nhân và khu vực bị ảnh hưởng.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?
Nghị viện thế giới

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?

Tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí theo luật định của người sử dụng lao động tại Trung Quốc vẫn tương đối cao. Biện pháp hạ tỷ lệ đóng góp có thể là giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng lại làm gia tăng gánh nặng đối với quỹ hưu trí.

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột
Nghị viện thế giới

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột

Trong hơn ba thập kỷ, Trung Quốc đã nỗ lực chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch cũ, nơi lương hưu được trả và bảo đảm hoàn toàn thông qua các doanh nghiệp nhà nước, sang mô hình phù hợp với thị trường. Hiện tại, Trung Quốc thúc đẩy mô hình hưu trí ba trụ cột, bao gồm hệ thống lương hưu cơ bản do nhà nước lãnh đạo; chương trình lương hưu tự nguyện của người lao động từ người sử dụng lao động; chương trình lương hưu tự nguyện của cá nhân.

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học
Nghị viện thế giới

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học

Lực lượng lao động suy giảm và dân số già hóa nhanh chóng của Trung Quốc đã làm gia tăng mối lo ngại về tính bền vững trong tương lai của quỹ hưu trí, một báo cáo dự đoán rằng tổng chi tiêu của quỹ sẽ bắt đầu vượt quá mức đóng góp vào năm 2028 và dự trữ sẽ giảm theo cấp số nhân sau đó, dẫn đến quỹ sẽ cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2035.

image_sapo
Quốc tế

Bài 2: Bảo đảm tiếng nói của khu vực được lắng nghe

Hội đồng Liên bang (Thượng viện) là một trong hai viện của Quốc hội Liên bang Nga, đóng vai trò quan trọng trong quy trình lập pháp và giám sát các vấn đề của quốc gia, qua đó cho thấy tiếng nói của khu vực trong các quyết định quan trọng của đất nước.

image_sapo
Quốc tế

Bài 1: “Xương sống lập pháp” của quốc gia

Quốc hội Liên bang Nga, được nêu trong Điều 94 của Hiến pháp Nga (2020), hoạt động như cơ quan lập pháp và đại diện của Liên bang Nga. Đây là Quốc hội lưỡng viện bao gồm: Hội đồng Liên bang và Duma Quốc gia. Hai viện có vai trò khác biệt, nhưng cùng nhau tạo thành "xương sống lập pháp" của đất nước.

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội
Nghị viện thế giới

10 điều đặc biệt về vị trí Chủ tịch Quốc hội

Chức vụ Chủ tịch Quốc hội là một chức vụ có từ thời kỳ đầu thiết lập Nghị viện vương quốc Anh. Đây là một đặc điểm thiết yếu của hệ thống nghị viện và là một trong những chức vụ “lâu đời nhất” của hệ thống Westminster. Theo thời gian, vị trí Chủ tịch Quốc hội ngày càng chứng tỏ vai trò với tư cách là những “nhạc trưởng” quan trọng trong phiên họp của Quốc hội nói riêng và trong hoạt động của Quốc hội nói chung.

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà
Nghị viện thế giới

Bài 3: Hai đạo luật mới tạo điều kiện cho người dân sở hữu nhà

Một trong những mục tiêu mà Chính phủ Bảo thủ trước kia của Anh và tân Chính phủ Công đảng (vừa lên nắm quyền vào tháng 7.2024) hướng tới là tháo gỡ những rào cản để tạo thuận lợi cho người dân sở hữu nhà ở. Điều này được thực hiện thông qua hai văn bản pháp lý: Đạo luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu vĩnh viễn năm 2024 (đã trở thành luật) và Dự luật Cải cách chế độ sở hữu nhà thuê và sở hữu chung, đang chuẩn bị được đưa ra xem xét tại Nghị viện.

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt
Nghị viện thế giới

Bài 2: Dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng: Kỳ vọng tháo gỡ các nút thắt

Trong buổi lễ khai mạc Nghị viện khóa mới ngày 17.7 vừa qua, Vua Charles của Vương quốc Anh đã đọc diễn văn khai mạc và công bố một gói gồm 39 dự luật mà Chính phủ mới của Công đảng sẽ thúc đẩy Nghị viện thông qua nhằm hồi sinh nền kinh tế. Trong số 39 dự luật được công bố, dự luật Quy hoạch và Cơ sở hạ tầng đã thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi đây được xem là nỗ lực của Công đảng trong thực hiện cam kết tranh cử là giải quyết tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng.

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa
Quốc tế

Cân bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ cộng đồng bản địa

Tây Ban Nha từ lâu là một trong những điểm đến hàng đầu của khách du lịch, thu hút hàng triệu khách mỗi năm. Tuy nhiên, lượng du lịch tăng đột biến gần đây đã thúc đẩy nước này đưa ra nhiều quy định mới nhằm cân bằng giữa lợi ích kinh tế từ ngành du lịch với việc bảo vệ cộng đồng địa phương.