Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong hoạt động của HĐND

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND ra đời cùng với Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để hoạt động của HÐND nói chung, hoạt động giám sát nói riêng được triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn những điểm nghẽn cần sớm được tháo gỡ để hoạt động của HĐND ngày càng khoa học, hiệu quả, đáp ứng tốt hơn mong đợi của cử tri. Trong đó, có 3 vấn đề cần được quan tâm là chế tài - nhân lực và thẩm quyền.

Bài 1: Cụ thể chế tài trong thực hiện kết luận, kiến nghị

Giám sát là một trong hai chức năng cơ bản của HĐND. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND ra đời đã bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về hiệu quả hoạt động giám sát, đó là: “giám sát của Quốc hội, HĐND là hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước”. Tuy nhiên, luật hiện hành chưa quy định cụ thể, rõ ràng về chế tài trong thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát. Điều này khiến cho hoạt động giám sát của HĐND tỉnh mặc dù rất “sôi động” nhưng có lúc, có nơi vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa giám sát tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Nông Cống.jpg
Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa khảo sát tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Nông Cống. Ảnh: Mỹ Hạnh

Mới chỉ dừng ở kiến nghị, đề xuất

Trước tiên phải khẳng định, giám sát của HĐND có ý nghĩa quan trọng. Theo dõi, đôn đốc, giám sát là các hoạt động tiếp nối của HĐND sau khi quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương theo thẩm quyền được phân cấp, nhằm bảo đảm các cơ quan nhà nước hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm tính minh bạch, trung thực trong thực hiện. Đây còn là cách thức kiểm soát quyền lực - một trong những kênh phát hiện, ngăn chặn hành vi tùy tiện, vượt quyền của một số cá nhân, đơn vị.

Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND ra đời đã bổ sung quy định mang tính nguyên tắc về hiệu quả hoạt động giám sát. Đó là: “giám sát của Quốc hội, HĐND là hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước”. Việc hoàn thiện hành lang pháp lý cùng với trách nhiệm, trí tuệ, bản lĩnh của đại biểu đã giúp hoạt động giám sát của HĐND ngày càng bài bản, khoa học, thực chất và hiệu quả hơn.

Thực tế, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều cuộc giám sát chuyên đề về các vấn đề lớn, bức xúc, nổi cộm của địa phương được nhiều người dân và dư luận quan tâm. Các báo cáo kết quả giám sát của HĐND tỉnh rất chi tiết, đưa ra những kiến nghị, đề xuất góp phần bảo đảm tính hiệu quả của hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và tâm tư, nguyện vọng người dân. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, giám sát của HĐND mới chỉ dừng lại ở kiến nghị, đề xuất. Khoản 3, Điều 89 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND quy định trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát không thực hiện hoặc thực hiện không đúng yêu cầu trong nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Nếu xử lý theo thẩm quyền của HĐND thì ngoài đôn đốc, giám sát, kiến nghị ra, Luật chưa cho phép HĐND có một chế tài nào cụ thể để xử lý; nếu kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý thì chưa rõ là cơ quan nào, mức độ xử lý ra sao. Điều này khiến cho một số cuộc giám sát chuyên đề vẫn mang tính hình thức, kiến nghị qua giám sát của HĐND chưa được các cơ quan có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và triệt để, làm hạn chế hiệu quả hoạt động, chưa phát huy được tối đa chức năng, quyền hạn của HĐND.

Chế tài gắn với quyền bỏ phiếu tín nhiệm của HĐND

Trong năm 2023, Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa đã giám sát kết quả thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về hoạt động chất vấn, các Kết luận của Thường trực HĐND tỉnh sau giám sát chuyên đề từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay. Bên cạnh những chuyển biến tích cực, giám sát cũng cho thấy, công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện các kiến nghị sau chất vấn, sau giám sát của một số đơn vị chưa khoa học, chưa đặt ra mục tiêu và thời gian hoàn thành nên có kiến nghị ban hành từ năm 2021 nhưng đến nay sở chuyên ngành còn đang tổng hợp, rà soát, đôn đốc; có dự án vi phạm, dừng hoạt động hàng chục năm, đến thời điểm giám sát đang báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý.

Điển hình, việc ban hành Nghị quyết số 294/NQ-HĐND, ngày 13.7.2022 của HĐND tỉnh Thanh Hóa về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Khóa XVII thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao trước cử tri và Nhân dân, nhằm huy động các cấp chính quyền tập trung, kiên quyết xử lý, ngăn chặn tình trạng dự án được giao đất, cho thuê đất chậm tiến độ. Tuy nhiên, đến nay, tình hình không có chuyển biến so với trước khi chất vấn, số dự án chậm tiến độ không giảm mà còn có xu hướng gia tăng. Dự án chậm tiến độ nhiều, nhưng từ tháng 7.2022 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường chưa tham mưu UBND tỉnh thu hồi được dự án nào. Nhiều dự án chậm tiến độ nhiều năm nhưng chưa được kiên quyết xử lý dứt điểm, gây dư luận không tốt tại địa phương, như: Dự án Nhà máy xi măng Thanh Sơn tại huyện Ngọc Lặc, được UBND tỉnh cho thuê đất năm 2009, dừng việc xây dựng từ năm 2010, đến nay vẫn chưa xử lý được. Có dự án chậm không do lỗi của nhà đầu tư, được cho thuê đất từ năm 2013, đến nay vẫn chưa xử lý xong, như: Dự án Khu dịch vụ tổng hợp khách sạn, nhà hàng siêu thị của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Hoàng Long…

Từ thực tiễn trên, cần sớm có chế tài cụ thể đối với việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát của HĐND để HĐND phát huy tối đa hiệu quả hoạt động giám sát. Theo đó, với những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND thì chế tài cần gắn với quyền hạn của HĐND trong lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm, bãi miễn các chức vụ do HĐND bầu. Với những vấn đề khác nằm ngoài thẩm quyền của HĐND thì cần quy định rõ HĐND sẽ kiến nghị với cơ quan nào để xử lý việc không thực hiện các kết luận, kiến nghị giám sát.

Không riêng HĐND, trong hoạt động của đoàn ĐBQH cũng có tình trạng kiến nghị sau giám sát của Đoàn ĐBQH chuyển đến cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét giải quyết nhưng chưa nhận được kết quả, giải quyết đến nơi đến chốn do quy định Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND và các quy định có liên quan còn chưa cụ thể. Đặc biệt, Luật chưa bổ sung chế tài quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc xem xét, đôn đốc giải quyết các kiến nghị sau giám sát, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân chậm hoặc không giải quyết kiến nghị của ĐBQH, Đoàn ĐBQH.

Từ thực tiễn nêu trên, cần nghiên cứu bổ sung 1 điều trong dự thảo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND “quy định cụ thể trách nhiệm và chế tài tương xứng, đủ sức răn đe đối với trường hợp cơ quan, đơn vị khi nhận được kiến nghị sau giám sát của Đoàn ĐBQH, HĐND mà không giải quyết hết chức trách nhiệm vụ được phân công”.

Hoạt động giám sát tác động trực tiếp đến số lượng, chất lượng, hiệu quả trong thực hiện các chức năng của HĐND. Để thực hiện tốt hoạt động giám sát, bên cạnh hoàn thiện khung pháp lý thì tổ chức bộ máy như thế nào để hoạt động đạt hiệu quả cao nhất cũng đang là vấn đề đặt ra hiện nay.

Hội đồng nhân dân

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại
Diễn đàn

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại

Tổ chức chính quyền hai cấp, sát nhập chính quyền cơ sở là nhiệm vụ đã chín muồi và cấp thiết. Nhưng quy mô, mức độ chính quyền cơ sở cần phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ khi bước vào guồng máy mới. Điều quan trọng, đừng bỏ phí dân tài, lựa chọn được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mới và thực sự được cử tri và Nhân dân tin tưởng trao gửi quyền hạn.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà phát biểu kết luận
Diễn đàn

Xử lý dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán trong lĩnh vực tài chính

Làm việc với Sở Tài chính về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán, Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Sở Tài chính trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế được chỉ rõ, Đoàn giám sát đề nghị, Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán đã được đưa ra. Qua đó, bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng của người dân; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An Trần Thị Bích Liên giới thiệu với đoàn giám sát về mô hình giáo dục chất lượng cao của nhà trường
Chuyển động

Tạo cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập

Giám sát việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn ngày càng đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bước đầu đã tạo được sự cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
Diễn đàn

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề), HĐND tỉnh Bình Dương Khóa X diễn ra hôm qua, ngày 11.4, không chỉ xem xét, thông qua những nghị quyết quan trọng về đầu tư công, quy hoạch và đất đai, mà còn khẳng định quyết tâm chính trị trong việc tái thiết bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, phục vụ tốt hơn. Không dừng ở cam kết, chính quyền Bình Dương đang chuyển cải cách thành hành động cụ thể, với nguyên tắc xuyên suốt: không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản phát biểu tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua Đề án đề nghị công nhận thị xã Mỹ Hào là Đô thị loại III

Ngày 11.4, tại Trụ sở HĐND-UBND tỉnh, HĐND tỉnh Khóa XVII đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp không thường lệ), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Xuân Tiến; Phó Chủ tịch HĐND Trần Thị Tuyết Hương chủ trì kỳ họp.

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo
Hội đồng nhân dân

Đồng thuận, niềm tin - sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo

Giữa những con số tăng trưởng ấn tượng, thành phố Hải Phòng chọn cách "chậm lại" để lắng nghe, thấu hiểu và chăm lo cho từng số phận, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau. Khi đặt người dân và cán bộ vào trung tâm cải cách, thành phố không chỉ tinh gọn bộ máy, mà còn xây dựng được một nền tảng phát triển bền vững: sự đồng thuận và niềm tin. Trong một thế giới đầy biến động, đó chính là sức mạnh lớn nhất của một chính quyền kiến tạo.

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số
Hội đồng nhân dân

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng hai con số

Cuối tháng 3.2025, Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương đã phối hợp tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “đối thoại với cử tri”, chủ đề “Bình Dương cải thiện môi trường đầu tư - Giải pháp tối ưu để tăng trưởng kinh tế 2 con số”. Chương trình không chỉ truyền đi khát vọng tăng trưởng hai con số theo Nghị quyết số 25 của Chính phủ, mà còn thể hiện quyết tâm chính trị rõ ràng: biến đối thoại thành động lực phát triển.