Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc đấu thầu, cung ứng thuốc

Bài 1: Chưa sát nhu cầu thực tế sử dụng thuốc hàng năm

Bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần được khắc phục trong việc đấu thầu, cung ứng thuốc thuộc danh mục được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán của các cơ sở y tế công lập thuộc tỉnh quản lý giai đoạn 2021 - 2024. Theo đó, xây dựng kế hoạch sử dụng thuốc chưa sát với nhu cầu thực tế sử dụng thuốc hàng năm; qua nhiều lần đấu thầu tập trung cấp địa phương nhưng vẫn còn thiếu một số loại thuốc do nhà thầu không tham gia đấu thầu…

Cơ bản đáp ứng yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh

Kết quả giám sát cho thấy, giai đoạn 2021 - 2024, các cơ sở y tế đã chủ động đề xuất danh mục, xây dựng nhu cầu sử dụng thuốc cơ bản phù hợp với nhu cầu khám, chữa bệnh và phân tuyến kỹ thuật, Sở Y tế kịp thời tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tham mưu, thực hiện công tác đấu thầu thuốc tập trung cấp địa phương theo quy định. Việc triển khai công tác đấu thầu thuốc tập trung cấp địa phương được tổ chức thực hiện cơ bản thuận lợi, kết quả trúng thầu đúng niên độ theo yêu cầu của giai đoạn 2021 - 2022 và 2023 - 2024, qua đấu thầu đã tiết kiệm được kinh phí mua thuốc. Trên cơ sở hợp đồng khung kết quả trúng thầu, các cơ sở y tế công lập của tỉnh tiến hành hợp đồng mua, cung ứng thuốc cụ thể với các doanh nghiệp.

doan-giam-sat-cua-hoi-dong-nhan-dan-tinh-gia-lai-kiem-tra-viec-bao-quan-thuoc-tai-benh-vien-da-khoa-tinh-anh-nhu-nguyen-5958.jpg
Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh kiểm tra việc bảo quản thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ảnh: Như Nguyệt

Các cơ sở y tế mua thuốc, các doanh nghiệp cung ứng thuốc cơ bản bảo đảm theo kết quả trúng thầu; việc sử dụng thuốc BHYT tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế. Thuốc thuộc danh mục quỹ BHYT chi trả của các cơ sở y tế công lập cơ bản đáp ứng yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người dân trên địa bàn tỉnh. Một số đơn vị sử dụng thuốc BHYT đạt tỷ lệ cam kết tối thiểu 80% theo quy định. Việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân bảo đảm phù hợp với chỉ định trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc kèm theo hồ sơ đăng ký thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép; hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế. Hội đồng thuốc và điều trị của các cơ sở y tế đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong việc xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc theo quy định. Công tác phối hợp giữa các cơ sở y tế công lập với cơ quan bảo hiểm xã hội cùng cấp trong việc ứng quỹ và thanh toán chi phí mua thuốc BHYT thực hiện bảo đảm quy định.

Vẫn còn thiếu một số loại thuốc

Bên cạnh những kết quả đạt được, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế. Theo đó, trung tâm y tế xây dựng kế hoạch sử dụng thuốc chưa sát với nhu cầu thực tế sử dụng thuốc hàng năm (về mô hình bệnh tật, quy mô dân số và số lượng người dân có thẻ BHYT đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu tại địa phương); nhiều cơ sở y tế thực hiện cam kết sử dụng thuốc BHYT chưa đạt tối thiểu 80% số lượng thuốc do đơn vị lập kế hoạch theo quy định. Qua nhiều lần đấu thầu tập trung cấp địa phương nhưng vẫn còn thiếu một số loại thuốc do nhà thầu không tham gia đấu thầu như: thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc phục vụ cấp cứu, thuốc tiền chất, thuốc chuyên khoa đặc trị, các vị thuốc y học cổ truyền… Vì vậy, các cơ sở y tế phải tự mua sắm theo các hình thức khác như: chỉ định thầu hoặc mua sắm trực tiếp nên gặp nhiều khó khăn.

Kết quả đấu thầu chưa bảo đảm về chủng loại đầy đủ theo danh mục thuốc đã đăng ký kế hoạch đấu thầu, việc cung ứng thuốc của một số nhà thầu (do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là thời điểm dịch Covid-19) còn chậm, chưa đầy đủ nên có thời điểm thiếu cục bộ một số loại thuốc ở một số cơ sở y tế, bệnh nhân phải mua một vài loại thuốc bên ngoài để điều trị. (Theo phản ánh của Bệnh viện Đa khoa tỉnh và một số trung tâm y tế như huyện Chư Prông, Mang Yang, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Tâm thần kinh).

Bên cạnh đó, tại các đơn vị được giám sát hầu như khoa đông y, Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng không điều trị bằng vị thuốc y học cổ truyền; các kho bảo quản thuốc tại một số đơn vị còn tình trạng xuống cấp chưa bảo đảm theo quy định như Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh; Trung tâm y tế huyện Chư Prông, Phú Thiện, Krông Pa; Bệnh viện Lao và bệnh phổi…

Một khó khăn nữa là đội ngũ viên chức tham gia thực hiện công tác đấu thầu hầu hết kiêm nhiệm, mặc dù đã được tập huấn nhưng hạn chế về kinh nghiệm, nghiệp vụ đấu thầu nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu thuốc. Việc thanh tra, kiểm tra thực hiện hợp đồng mua thuốc, việc cung ứng thuốc thuộc danh mục thuốc đã trúng thầu tại các cơ sở y tế công lập chưa thường xuyên.

Đoàn giám sát cũng nhận thấy khó khăn của các đơn vị y tế khi việc thanh toán, quyết toán 20% còn lại của quý IV từ quỹ BHYT phải chờ đến tháng 10 năm sau mới được thanh toán đã ảnh hưởng đến việc chi trả các chế độ, chính sách cho đội ngũ y, bác sĩ và chi trả tiền thuốc cho các nhà thầu. Nhất là các cơ sở y tế công lập thực hiện chế độ tự chủ 100%, trong khi đó giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chưa được điều chỉnh kịp thời so với chính sách cải cách tiền lương mới hiện nay. Bên cạnh đó, giá thuốc kê cho bệnh nhân tính theo giá trúng thầu, chưa tính các chi phí khác nên ảnh hưởng đến chi phí chi thường xuyên của đơn vị. Trong khi, nguồn thu của một số đơn vị tự chủ không đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên, dẫn đến có một số đơn vị nợ quá hạn các nhà thầu, ảnh hưởng đến công tác cung ứng đủ thuốc để phục vụ bệnh nhân.

Hội đồng nhân dân

Bài 1: Vượt qua thách thức đấu tranh chống chặt phá rừng tự nhiên
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Vượt qua thách thức đấu tranh chống chặt phá rừng tự nhiên

Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Gia Lai đã vượt qua được những khó khăn, thách thức trong việc đấu tranh chống chặt phá rừng tự nhiên, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, khai thác rừng trái pháp luật và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tình hình vi phạm lâm luật năm 2023 giảm 206 vụ, tương đương 47,13% so với cùng kỳ năm 2021. Một số dự án triển khai bước đầu của các doanh nghiệp được thuê đất trồng rừng đã hình thành nên vùng nguyên liệu tập trung như các Dự án đầu tư trồng rừng của Công ty TNHH TM DV Minh Phước…

HĐND tỉnh Trà Vinh thông qua nghị quyết nghiên cứu xây dựng tuyến đường hành lang ven biển hơn 9.100 tỷ
Hội đồng nhân dân

HĐND tỉnh Trà Vinh thông qua nghị quyết nghiên cứu xây dựng tuyến đường hành lang ven biển hơn 9.100 tỷ

Chiều 1.11, tại Kỳ họp 18, HĐND tỉnh Trà Vinh đã thông qua Nghị quyết về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng tuyến đường hành lang ven biển trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư hơn 9.100 tỷ đồng; trong đó, vốn ODA hơn 6.700 tỷ, vốn đối ứng hơn 2.400 tỷ đồng.

Nghệ An: Giải trình công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch
Diễn đàn

Nghệ An: Giải trình công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nước sạch

Sáng 1.11, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đã tổ chức phiên giải trình về công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh nước sạch (nước sạch đô thị và nước sạch nông thôn) trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Nam Đình và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Như Khôi chủ trì phiên giải trình.

Bài cuối: Tạo đổi thay thực sự đời sống người dân ven biển
Diễn đàn

Bài cuối: Tạo đổi thay thực sự đời sống người dân ven biển

Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, bảo vệ chủ quyền biển đảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu nhấn mạnh việc triển khai các dự án phát triển kinh tế biển, khu vực ven biển phải đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng, an ninh; tạo đổi thay thực sự đời sống người dân vùng biển.

Khắc phục khó khăn để hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố
Chuyển động

Khắc phục khó khăn để hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố

Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà làm Trưởng đoàn đã làm việc với huyện Ba Vì về việc kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 theo Nghị quyết số 20/NQ-HĐND của HĐND thành phố.

Bài 2: Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm

Tiếp tục phát triển kinh tế biển Ninh Thuận theo 3 Khu vực đã được phê duyệt. Trong đó, tập trung phát triển khu vực ven biển phía Bắc với chức năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và trải nghiệm, đô thị du lịch, du lịch sinh thái gắn với khai thác hiệu quả Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa; phát triển khu vực ven biển trung tâm gắn với khai thác quy hoạch và khai thác hiệu quả khu du lịch quốc gia Ninh Chữ gắn với động lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

Lạng Sơn: HĐND tỉnh thông qua các nghị quyết quan trọng về đất đai và phân bổ ngân sách
Hội đồng nhân dân

Lạng Sơn: HĐND tỉnh thông qua các nghị quyết quan trọng về đất đai và phân bổ ngân sách

Chiều nay, 30.10, HĐND tỉnh Lạng Sơn Khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 29 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị một số nội dung quan trọng. Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đoàn Thị Hậu; Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Đinh Hữu Học chủ toạ kỳ họp.

Có thể đưa vào cơ chế đặc thù một số nội dung về chế độ, chính sách
Hội đồng nhân dân

Có thể đưa vào cơ chế đặc thù một số nội dung về chế độ, chính sách

Phát biểu kết luận Hội nghị tiếp xúc, đối thoại với lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng do Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai vừa tổ chức, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Văn Niên nhấn mạnh việc phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, tăng cường sinh kế, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng thích ứng với biến đổi khí hậu... Những vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đề nghị các ngành tổng hợp, đề xuất đối với một số nội dung thuộc về chế độ chính sách có thể đưa vào cơ chế đặc thù của tỉnh.

Bài 1: Đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Diễn đàn

Bài 1: Đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Kinh tế biển của tỉnh Ninh Thuận có những chuyển biến quan trọng, kết cấu hạ tầng vùng biển và ven biển cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển; tiềm năng du lịch biển được nhiều nhà đầu tư quan tâm; tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản đạt kết quả tích cực, chuyển dịch theo hướng phát triển đánh bắt xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo… Tuy nhiên, phát triển kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa gắn kết hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường…

Bố trí vốn hiệu quả và chú trọng hậu kiểm đầu tư
Hội đồng nhân dân

Bố trí vốn hiệu quả và chú trọng hậu kiểm đầu tư

Ngày 29.10, Đoàn giám sát của HĐND thành phố Hà Nội đã làm việc với các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Kho bạc Nhà nước thành phố, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố, Cục Thống kê thành phố về việc thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23.9.2021 của HĐND thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tặng bức ảnh thắng cảnh thác 50 (huyện Kbang) cho Thường trực HĐND tỉnh Salavan. Ảnh: Đ.T
Hội đồng nhân dân

Trao đổi kinh nghiệm hoạt động để cùng phát triển

Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm giữa đoàn đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai và tỉnh Salavan (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) vừa diễn ra, các đại biểu HĐND 2 tỉnh đã trao đổi nhiều kinh nghiệm hoạt động để cùng phát triển, gắn kết sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa 2 tỉnh Gia Lai-Salavan nói riêng và 2 nước Việt Nam - Lào nói chung.

Rà soát, hoàn thiện chính sách, hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản và nhà ở xã hội là yêu cầu quan trọng đặt ra hiện nay.
Đại biểu - Cử tri

Phúc đáp ngay những yêu cầu thực tiễn

Ngày 28.10, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội. Theo dõi các diễn biến sôi nổi của phiên họp qua các phương tiện thông tin đại chúng, cử tri, Nhân dân cả nước đánh giá rất cao quá trình làm việc kỹ lưỡng, trách nhiệm, khách quan của Quốc hội. Những kiến nghị thẳng thắn được đưa ra trong báo cáo giám sát đã khẳng định tinh thần chủ động vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và phúc đáp ngay đối với những vấn đề liên quan mật thiết với đời sống cử tri, Nhân dân và sự phát triển của đất nước.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Thanh Hóa LÊ TIẾN LAM
Đại biểu - Cử tri

Cần giải pháp căn cơ giải quyết tình trạng lũng đoạn, thổi giá bất động sản

Sôi nổi, thẳng thắn, các ĐBQH đã đề xuất nhiều giải pháp có tính khả thi nhằm khắc phục hạn chế, bất cập của thị trường bất động sản và nhà ở xã hội... là ý kiến đánh giá của đại diện cơ quan dân cử các địa phương dự thính phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV ngày 28.10 về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn giám sát công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn quận Ba Đình
Chuyển động

Không để phát sinh vi phạm mới về trật tự xây dựng khu vực bãi sông

Giám sát công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn quận Ba Đình, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu, UBND quận tập trung phân loại, xác định rõ thời điểm vi phạm để phối hợp với các đơn vị để xử lý, kiên quyết không để phát sinh vi phạm mới.