Bài 1: Cảng Đà Nẵng gắn kết cùng thương hiệu của thành phố đáng sống!

Khẳng định thương hiệu cảng biển có quy mô và hiện đại

Lời Tòa soạn:Ngày 26.6.2024, Quốc hội Khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1.1.2025. Trong đó, đặt ra yêu cầu xây dựng dự án Cảng biển Liên Chiểu và hệ thống hạ tầng kết nối logistics, khu thương mại tự do. Hiện tại, Đà Nẵng đang có Cảng Tiên Sa (trực thuộc Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng). Do đó, cần có các giải pháp để cảng Liên Chiểu cùng với Cảng Tiên Sa phát huy tối đa công năng, trở thành đầu mối giao thương hàng hoá bằng đường biển cho khu vực và cả nước, góp phần đưa Đà Nẵng thành trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước, đô thị biển quốc tế.

Bài 1:

Cảng Đà Nẵng gắn kết cùng thương hiệu của thành phố đáng sống!

3-4499.jpg
Tàu hàng tấp nập cập Cảng Tiên Sa

Từ quá khứ đến hiện tại, vùng biển Đà Nẵng luôn có vị trí chiến lược, vị thế giao thương quan trọng. Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng xác định, xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố cảng biển, đô thị biển quốc tế với vị trí là hạt nhân của chuỗi đô thị và cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây Nguyên.

Ngược dòng lịch sử...

Ngược thời gian về 123 năm trước (1.9.1901), là thời điểm Cảng Đà Nẵng được thành lập bởi Toàn quyền Đông Dương, với mục tiêu là cảng cửa ngõ thay cho cảng đô thị cổ Hội An. Trải qua thời gian, Cảng Đà Nẵng tiếp tục đồng hành và phát triển với Đà Nẵng và miền Trung.

Đến ngày 29.3.1975, thành phố Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng. Ban Giao thông liên khu 5 tiếp quản toàn bộ cơ sở vật chất và nhanh chóng tổ chức Cảng Đà Nẵng đi vào hoạt động bốc dỡ hàng hóa cho tàu các nước XHCN vận chuyển hàng hóa viện trợ cho Việt Nam. Ngày 19.1.1976, Bộ Giao thông Vận tải ra Quyết định số 222/QĐTC thành lập Cảng Đà Nẵng trực thuộc Cục Đường biển Việt Nam. Trong quá trình hoạt động, do yêu cầu về tổ chức và đổi mới quản lý doanh nghiệp, Cảng Đà Nẵng được Nhà nước bổ sung nhiệm vụ và thay đổi cơ quan chủ quản nhiều lần. Đến ngày 8.5.1998, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 91/1998/QĐ-TTg chuyển Cảng Đà Nẵng làm thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.

Năm 2014, Cảng Đà Nẵng chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty TNHH MTV sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Kể từ đó đến nay, Cảng Đà Nẵng đã phát triển mạnh mẽ, sản lượng hàng hóa, container, doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng. Cụ thể, sản lượng hàng hóa tăng trưởng bình quân đạt 8,2%, container đạt 13%, doanh thu đạt 11% và lợi nhuận đạt 16%. Như vậy, sau 10 năm cổ phần hóa, sản lượng tăng hơn 3 lần, container tăng 7 lần, doanh thu tăng hơn 3 lần và lợi nhuận tăng hơn 5 lần. Đây là thành tích rất ấn tượng của Cảng Đà Nẵng trong điều kiện Cảng Đà Nẵng chỉ còn duy nhất 1 khu bến cảng Tiên Sa, do cảng Sông Hàn đã được bàn giao cho thành phố Đà Nẵng phục vụ phát triển du lịch vào năm 2015.

Hơn một thế kỷ tuổi đời, với những định hướng chiến lược phát triển đúng đắn, cùng với giai đoạn 2 cảng Tiên Sa đi vào hoạt động từ cuối năm 2018, Cảng Đà Nẵng vươn tầm mạnh mẽ với 1.700m cầu tàu, tiếp nhận các tàu hàng tổng hợp lên đến 70.000 DWT, tàu container đến 4.000 TEUs, tàu khách đến 170.000 GT, cùng hệ thống phần mềm quản lý, phương tiện thiết bị xếp dỡ và kho bãi hiện đại, đồng bộ.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng Bùi Hồng Trung nhận định, sự phát triển của Cảng Đà Nẵng luôn gắn liền với sự phát triển của thành phố Đà Nẵng theo suốt chiều dài lịch sử, góp phần chung vào công cuộc bảo vệ an ninh Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cảng Đà Nẵng là một khâu quan trọng, then chốt trong chuỗi dịch vụ logistics của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Để đạt được những thành quả trên là do Cảng Đà Nẵng đã sớm chuyển mình, bắt kịp với hơi thở, nhịp thay đổi của nền kinh tế số. Đặc biệt, lãnh đạo cảng luôn quyết tâm tạo ra các thay đổi và tính thích ứng cao với sự biến động của thị trường trong công tác chuyển đổi số nhằm đem lại nhiều lợi ích, giảm chi phí và làm tăng giá trị gia tăng cho khách hàng. Theo đó, Cảng Đà Nẵng đã định hướng và tập trung phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, số hóa tối đa tất cả các khâu trong quy trình tác nghiệp, đặc biệt chú trọng hàng container.

Theo đánh giá chung của giới chuyên gia, để có được sự phát triển thuận lợi như vậy, Cảng Đà Nẵng luôn nhận được sự quan tâm sát sao của các cấp lãnh đạo từ Chính phủ tới các bộ, ngành cũng như Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố trong vùng. Ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với địa phương, Cảng Đà Nẵng đã luôn đồng hành cùng thành phố Đà Nẵng.

Như vậy, trải qua hơn một thiên niên kỷ thăng trầm theo chiều dài lịch sử của đất nước, đến nay, Cảng Đà Nẵng đã chuyển mình thành cảng biển lớn nhất miền Trung và là cửa ngõ thương mại không thể thiếu trên hành lang kinh tế Đông - Tây, là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của quốc gia, khu vực và thế giới.

3 trụ cột chính phát triển

Cảng Đà Nẵng phát triển dựa trên 3 trụ cột: cảng biển, logistics và du lịch/dịch vụ. Trong đó, Cảng biển là mảng kinh doanh chủ lực, việc đẩy mạnh hoạt động logistics với mục đích nâng cao năng lực cạnh tran

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng làm việc với Cảng Đà Nẵng để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho Cảng Đà Nẵng

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng làm việc với Cảng Đà Nẵng để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho Cảng Đà Nẵng

h cho cảng biển thông qua việc tập trung nguồn hàng và phát triển dịch vụ du lịch theo hướng tận dụng tối đa lợi thế về nguồn lực hiện có và có khả năng phát triển trong tương lai.

Với định hướng chiến lược này, Cảng Đà Nẵng dành mọi nguồn lực tập trung cho việc được chấp thuận là nhà đầu tư của hai bến khởi động tại Cảng Liên Chiểu và đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án Trung tâm dịch vụ logistics Hòa Nhơn trên diện tích 20ha với hệ thống kho bãi rộng lớn, phục vụ cho toàn bộ khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Trung tâm này hoạt động theo định hướng ICD tích hợp kho ngoại quan, hải quan, kho nội địa, kho phân phối và kho thương mại điện tử, bãi chứa container.

Sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Ban Lãnh đạo và toàn thể người lao động, Cảng Đà Nẵng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đều có chung sự “nỗ lực không ngừng cho sự thông suốt, nhanh chóng, an toàn của các dòng hàng hóa, con người và văn hóa vì tin rằng điều đó tạo nên sự thịnh vượng của Quốc gia” đã được Chính phủ, các bộ, ban, ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, xã hội và địa phương ghi nhận. Cảng Đà Nẵng vững tin hơn cho một tương lai tươi sáng, vững bước trên con đường phát triển trở thành một trong những cảng biển hiện đại hàng đầu của cả nước.

Với slogan “Kết nối vì sự thịnh vượng”, Cảng Đà Nẵng luôn tâm niệm rằng, hoạt động của cảng ngoài yếu tố doanh lợi thì còn một mục đích lớn hơn, đó là bảo đảm sự thông suốt và nhanh chóng của dòng hàng hóa, con người qua cửa khẩu, góp phần làm cho kinh tế địa phương Đà Nẵng ngày càng phát triển, văn minh và thịnh vượng.

Bí thư Đảng ủy, Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Cảng Đà Nẵng Trần Lê Tuấn cho biết, Cảng Đà Nẵng đã, đang và sẽ tiếp tục đầu tư nâng cấp toàn diện để trở thành “cảng xanh” hiện đại nhất khu vực miền Trung, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường cũng như hướng tới đáp ứng với các quy định quốc tế về cảng xanh trong lộ trình phát triển tương lai.

“Hiện, Cảng Đà Nẵng sở hữu hệ thống cầu bến và trang thiết bị hiện đại. Văn hóa Cảng Đà Nẵng đề cao tính chính trực, tận tâm, sáng tạo và tôn trọng cá nhân. Thành công của hiện tại sẽ là đòn bẩy mà cũng là áp lực ở tương lai. Chúng tôi luôn tâm niệm sẽ luôn là đơn vị tiên phong với chính mình ở địa phương, khu vực cũng như trong ngành hàng hải; không phải chỉ dừng lại những con số báo cáo thường lệ năm sau cao hơn năm trước mà phải luôn nỗ lực phấn đấu là ngày sau hơn ngày trước, ngày mai phải hơn ngày hôm nay; để không ngừng phát triển, luôn tích cực đổi mới toàn diện, góp phần vào sự thành công của hệ thống cảng biển tại khu vực và cùng ngành hàng hải Việt Nam vươn ra biển lớn” - người đứng đầu Cảng Đà Nẵng chia sẻ.

Có thể khẳng định, định hướng chiến lược của Cảng Đà Nẵng cũng đã hoàn toàn theo định hướng phát triển chung của thành phố Đà Nẵng và các nội dung liên quan đến hoạt động logistics, cảng biển được nêu trong Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội.

Khẳng định thương hiệu cảng biển có quy mô và hiện đại nhất miền Trung, gắn kết với chiều dài phát triển TP. Đà Nẵng

Cảng Đà Nẵng nằm trong lòng TP. Đà Nẵng, một thành phố năng động đóng vai trò quan trọng của miền Trung. Với vị trí nằm trong vịnh Đà Nẵng rộng trên 100km2 với độ sâu tối đa 17m, bao bọc bởi núi Hải Vân và bán đảo Sơn Trà, che chắn bởi đê chắn sóng dài 450m, Cảng Đà Nẵng rất thuận lợi cho tàu cập và làm hàng quanh năm.

Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Đà Nẵng Trần Lê Tuấn đón nhận Cờ thi đua Chính phủ cho Cảng Đà Nẵng

Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Đà Nẵng Trần Lê Tuấn đón nhận Cờ thi đua Chính phủ cho Cảng Đà Nẵng

Với vị trí vô cùng thuận lợi là cửa ngõ tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây, Cảng Đà Nẵng được xem là cảng biển có quy mô hiện đại và quan trọng nhất ở miền Trung. Qua nhiều thời kỳ phát triển với 123 năm, Cảng Đà Nẵng không ngừng tập trung nâng cao dịch vụ khai thác cảng, phục vụ tàu container, tàu khách, tàu chuyên dụng trọng tải lớn; song song là tập trung đầu tư phát triển mạnh dịch vụ logistics, tăng cường kết nối cảng với vùng hậu phương.

Nhằm khẳng định tầm vóc, vị thế là cảng biển hiện đại bậc nhất trong khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung, 5 năm trở lại đây, Cảng Đà Nẵng tiên phong chuyển đổi số toàn diện, tối ưu hóa quy trình sản xuất và khai thác, đẩy nhanh quá trình giao nhận, nâng cao năng suất, góp phần phát triển kinh tế biển mạnh mẽ để tiến đến là cửa ngõ giao thương quốc tế hàng đầu.

Cảng triển khai phần mềm cảng điện tử ePORT và là doanh nghiệp tiên phong trong chuyển đổi số với việc triển khai lệnh giao hàng điện tử thông quan hải quan điện tử, hóa đơn điện tử và thanh toán điện tử. Phần mềm cảng điện tử ePORT ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới như: sử dụng robot trong nhiều công đoạn để nâng cao năng suất, tăng hiệu quả công việc và giảm thiểu sai sót do thao tác thủ công; ứng dụng thuật toán nhận dạng mã container, tự động nhận biết số container nhập xuất tàu và tại cổng cảng...

Để đẩy nhanh quá trình số hóa, Cảng Đà Nẵng đã xây dựng bức tranh tổng thể là cảng số hóa ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến trong và ngoài nước áp dụng vào vận hành, khai thác và quản trị. Cảng Đà Nẵng đã chuyển đổi số thành công để tăng năng lực cạnh tranh, giảm chi phí, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ để tất cả hướng đến mục tiêu “Lấy khách hàng làm trung tâm”, luôn luôn hướng về khách hàng bảo đảm khách hàng có khả năng tương tác mọi lúc, mọi nơi trên không gian số. Cảng Đà Nẵng luôn phấn đấu nhằm mang lại sự tiện ích nhiều nhất cho khách hàng vì Cảng Đà Nẵng ý thức được rằng: Khách hàng là người quyết định sự tồn tại và phát triển của mình. Cảng Đà Nẵng hiện là đối tác tin cậy của các chủ tàu, chủ hàng, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế biển, ngành du lịch thành phố Đà Nẵng và khu vực. Đó là động lực để Cảng Đà Nẵng không ngừng phấn đấu trở thành cảng biển hiện đại hàng đầu cả nước.

Trong các năm qua, Cảng Đà Nẵng đã liên tục đầu tư kết cấu hạ tầng, phương tiện thiết bị, phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc đầu tư xây dựng Dự án bãi sau cầu cảng số 4, 5 bến cảng Tiên Sa còn thể hiện cam kết của Cảng Đà Nẵng trong việc định hướng phát triển cảng theo hướng dịch vụ tàu container, tàu du lịch và tàu trọng tải lớn. Dự án đã nhận được sự ủng hộ và đồng thuận lớn từ Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, UBND TP. Đà Nẵng, các đơn vị chức năng Trung ương và địa phương. Đặc biệt, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thực hiện dự án, thông qua các công tác định hướng, cung cấp nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi để Cảng Đà Nẵng triển khai Dự án.

Dự án góp phần không nhỏ vào sự phát triển đồng bộ hệ thống logistics phục vụ cảng biển, tạo nền tảng để Cảng Tiên Sa trở thành cảng container hiện đại trong khu vực. Mặt khác, Cảng Đà Nẵng ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của thành phố Đà Nẵng mà còn của cả khu vực miền Trung.

Kinh tế

Airbus và Vietjet bàn giao tàu bay mới mang hình ảnh kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp
Kinh tế

Airbus và Vietjet bàn giao tàu bay mới mang hình ảnh kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp

Tàu bay A321 thế hệ mới mang hình ảnh biểu tượng kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp vừa được Airbus bàn giao cho Vietjet tại sân bay Orly (Paris) trước sự chứng kiến và chúc mừng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và Pháp.

Tập đoàn SOVICO và UNESCO ký thoả thuận khung hợp tác chiến lược 2025-2035
Kinh tế

Tập đoàn SOVICO và UNESCO ký thoả thuận khung hợp tác chiến lược 2025-2035

Ngày 7.10 (giờ địa phương), tại trụ sở UNESCO, Pháp, tập đoàn SOVICO và UNESCO đã ký và trao Thoả thuận khung hợp tác chiến lược giai đoạn 2025 – 2035,  hiện thực hoá một số chương trình hợp tác trong Thoả thuận Hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO. Chương trình trao văn kiện diễn ra trang trọng trước sự chứng kiến của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay cùng các Lãnh đạo cấp cao của hai bên.

Nhà đầu tư háo hức khi Vinhomes và Vincom Retail “bắt tay” phát triển phố thương mại độc đáo
Bất động sản

Nhà đầu tư háo hức khi Vinhomes và Vincom Retail “bắt tay” phát triển phố thương mại độc đáo

Thị trường Móng Cái đang nóng lên sau khi Vinhomes và Vincom Retail chính thức mở bán quỹ căn tại phố thương mại độc đáo – Trung tâm thương mại quốc tế Vinhomes Golden Avenue. Các nhà đầu tư, doanh nghiệp tại Móng Cái và các tỉnh, thành phía Bắc đang sẵn sàng chốt căn shophouse để đón đầu cơ hội kinh doanh có 1-0-2.

TOMECO xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Khu Công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội
Kinh tế

TOMECO xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tại Khu Công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội

Nhằm mở rộng quy mô sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, vừa qua Công ty CP Công nghiệp hỗ trợ TOMECO đã khởi công Dự án xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ TOMECO tại Khu Công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP).

Công ty TNHH thương mại và xây dựng Quốc Thịnh trúng thầu sát giá tại nhiều dự án xây dựng trường học có tiềm lực ra sao?
Doanh nghiệp

Công ty TNHH thương mại và xây dựng Quốc Thịnh trúng thầu sát giá tại nhiều dự án xây dựng trường học có tiềm lực ra sao?

Công ty TNHH thương mại và xây dựng Quốc Thịnh là một trong những doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực thi công xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo tìm hiểu, trong những năm vừa qua, nhà thầu này là liên tiếp trúng khoảng 64 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của nhà thầu này lên tới hơn 1.500 tỷ đồng.

Hỗ trợ hơn 5.000 doanh nghiệp chuyển đổi số
Kinh tế

Hỗ trợ hơn 5.000 doanh nghiệp chuyển đổi số

Với nguồn kinh phí 33 tỷ đồng từ 5 doanh nghiệp công nghệ lớn, dự kiến sẽ có khoảng 5.100 doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sẽ được hỗ trợ chuyển đổi số trong thời gian tới.

Agribank tiên phong đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao
Kinh tế

Agribank tiên phong đầu tư phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay và là một trong những lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Tiếp nối chủ trương đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) xác định cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trọng tâm, trong đó nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là lĩnh vực được ưu tiên, với nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển bền vững.

Khuyến công tiếp tục là trợ lực vững chắc cho các cơ sở công nghiệp nông thôn
Kinh tế

Gỡ khó chính sách cho hoạt động khuyến công

Các tỉnh, thành khu vực phía Nam mong muốn những khó khăn về nguồn lực, kinh phí, cơ sở hạ tầng, chính sách… về khuyến công sớm được tháo gỡ. Đây sẽ là trợ lực tốt để các địa phương phấn đấu đạt mục tiêu của năm 2024 và giai đoạn tiếp theo.

Khuyến công giúp khẳng định thương hiệu nước mắm Kiên Giang
Kinh tế

Khuyến công giúp khẳng định thương hiệu nước mắm Kiên Giang

Các cơ sở chế biến nước mắm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là các cơ sở chế biến sâu (thành phẩm) với quy mô còn nhỏ, lẻ sau khi được nguồn vốn khuyến công hỗ trợ đã đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, đổi mới công nghệ, năng lực quản lý; từ đó xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước khẳng định được thương hiệu sản phẩm.

Khuyến công tạo động lực mới cho phát triển công nghiệp nông thôn
Kinh tế

Khuyến công đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế khu vực

Công tác khuyến công thời gian qua đã ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành khu vực phía Nam; không chỉ mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy, xây dựng các địa phương ngày càng giàu mạnh.

EVN triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện những tháng cuối năm.
Kinh tế

Vận hành an toàn, bảo đảm cung ứng điện

Theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 9 tháng năm 2024, Tập đoàn đã bảo đảm cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống tháng 9 đạt 24,56 tỷ kWh; lũy kế 9 tháng năm 2024 đạt 232,6 tỷ kWh, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Bản tin chứng khoán ngày 8/10: Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ.
Thị trường

Bản tin chứng khoán ngày 8/10: Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ.

Theo chứng khoán Alpha, nhà đầu tư nên hold danh mục để tận dụng nhịp tăng giá hiện tại, tận dụng nhịp giảm để tăng tỷ trọng từng phần, ưu tiên cổ phiếu có sẵn. Cơ cấu cổ phiếu phòng thủ sang cổ phiếu thị trường (hệ số Beta cao hơn), cổ phiếu có dòng tiền và thông tin hỗ trợ. Tập trung vào cổ phiếu: chứng khoán, bất động sản, ngân hàng, xuất khẩu....

Cụm khí điện đạm Cà Mau
Doanh nghiệp

Petrovietnam chuyển dịch mô hình kinh doanh mạnh mẽ, đột phá

Theo TS. Lê Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Tập đoàn đang hướng tới trở thành Tập đoàn Công nghiệp - năng lượng quốc gia, giữ vai trò tiên phong phát triển các lĩnh vực về năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Để làm được điều đó, đòi hỏi Petrovietnam phải chuyển dịch mô hình kinh doanh mạnh mẽ, đột phá hơn nữa để có thể bắt kịp các Tập đoàn cùng ngành trong khu vực.

 Kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và hình thành các chuỗi liên kết hàng thuần Việt
Kinh tế

Kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và hình thành các chuỗi liên kết hàng thuần Việt

Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu sớm đưa vào vận hành các công trình, dự án đầu tư tạo năng lực sản xuất mới, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, triển khai các giải pháp kết nối vùng và đẩy mạnh xúc tiến thương mại.

Vietcombank nhận giải thưởng Asian Experience Awards 2024 cho giải pháp Call API
Doanh nghiệp

Vietcombank nhận giải thưởng Asian Experience Awards 2024 cho giải pháp Call API

Mới đây, tại Singapore, Tạp chí The Asian Business Review đã tổ chức lễ trao giải thưởng thường niên Asian Experience Awards nhằm ghi nhận, vinh danh những sáng kiến đột phá của các doanh nghiệp, ngân hàng trong việc mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng từng lĩnh vực tại mỗi quốc gia. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vinh dự nhận giải thưởng “Trải nghiệm khách hàng của năm - ngành Ngân hàng" (Customer Experience of the Year - Banking) cho giải pháp công nghệ Call API, giúp nâng cao sự hài lòng và trải nghiệm của khách hàng.

Phát triển ngành cơ khí và sản xuất chế tạo: Cần trợ lực từ doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ
Kinh tế

Phát triển ngành cơ khí và sản xuất chế tạo: Cần trợ lực từ doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ

Trong 8 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) của Việt Nam ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung tám tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,6%. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò nền tảng, là động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế, với mức tăng 9,7%, đóng góp 8,4 điểm phần trăm trong mức tăng chung (Tổng cục Thống kê, 6.9.2024).

Vinachem: Thi đua hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu
Doanh nghiệp

Vinachem: Thi đua hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu

Thực hiện Kế hoạch số 140- KH/ĐUK ngày 26.8.2024 của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ban hành Kế hoạch tổ chức đợt thi đua phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 với nhiều nội dung quan trọng.