Bài 1: Buýt nhanh BRT chưa đạt kỳ vọng? -0

Bài 1: Buýt nhanh BRT chưa đạt kỳ vọng? -0

Sau gần 6 năm triển khai, nhiều ý kiến cho rằng, tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên của Hà Nội chưa đáp ứng được kỳ vọng. Tuyến BRT01 Kim Mã - Yên Nghĩa được phê duyệt từ năm 2007 với tổng vốn đầu tư khoảng 55 triệu USD, tương đương 1.100 tỷ đồng. Ngày 1.1.2017, tuyến bắt đầu hoạt động theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã. Thời gian di chuyển toàn tuyến dài 14,77km sẽ mất khoảng 45 phút.

Dự án được thực hiện bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB). Đây là hợp phần trong lộ trình dài hơi phát triển giao thông công cộng Hà Nội mà WB tham gia. Tuyến BRT01 được xây dựng với nhiều mục tiêu như thời gian di chuyển nhanh, cải thiện tình trạng ùn tắc, ô nhiễm; làm nền tảng phát triển hạ tầng giao thông công cộng; thúc đẩy người dân chuyển từ xe cá nhân sang phương tiện công cộng.

Bài 1: Buýt nhanh BRT gây thất vọng -0
Bến tuyến buýt nhanh BRT

Theo báo cáo trả lời kiến nghị cử tri trước và sau Kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, UBND TP Hà Nội cho biết, đã giao cho Viện Kinh tế xã hội thành phố khảo sát đánh giá tuyến buýt nhanh BRT sau khi đi vào khai thác. Theo đó, người dân đánh giá tuyến BRT đã tạo được hình ảnh mới về phương thức vận tải hành khách công cộng theo hướng văn minh hiện đại, tạo cho người dân có ý thức khi sử dụng vận tải hành khách công cộng theo hướng xanh - sạch - đẹp.

Còn theo báo cáo đánh giá kết quả hoạt động tuyến BRT (từ năm 2017 đến hết tháng 6.2022), sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, loại hình buýt nhanh BRT đã mang lại những kết quả tích cực. Được nhân dân tin tưởng sử dụng và đánh giá tốt. Chất lượng phục vụ được duy trì ổn định, sản lượng hành khách ngày càng tăng và doanh thu luôn được duy trì ở mức cao so toàn mạng. Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan chức năng và các chuyên gia, dù được đầu tư vốn lớn, có làn đường riêng, nhưng sau gần 6 năm vận hành, tuyến BRT chưa thu hút người dân, chưa giảm được ùn tắc và thúc đẩy giao thông công cộng.

Cụ thể, ĐBQH Trương Xuân Cừ (TP Hà Nội) đánh giá, ưu điểm của là tuyến BRT nhanh hơn tuyến buýt truyền thống, bởi đây là hình thức vận tải công cộng với làn đường biệt lập, được ưu tiên tại các nút giao cắt nên rút ngắn được thời gian di chuyển; loại bỏ hoàn toàn thao tác rẽ vào - ra bến khi dừng đón trả khách trên đường nên không có khả năng gây cản trở, ùn tắc giao thông... So sánh với xe buýt thông thường hiện nay vẫn sử dụng chung làn đường với các loại phương tiện khác, ưu thế của buýt BRT là có. Tuy nhiên, từ khi tuyến BRT đi hoạt hoạt động đến nay, lưu lượng người sử dụng buýt nhanh BRT tuy có tăng, nhưng số lượng khách không lớn.

Bài 1: Buýt nhanh BRT chưa đạt kỳ vọng? ảnh 4Bài 1: Buýt nhanh BRT chưa đạt kỳ vọng? ảnh 5

Mặt khác, BRT cũng chưa góp phần giải quyết vấn đề ách tắc giao thông một cách hiệu quả. Thực tế, tình trạng ùn tắc ở các tuyến đường nội đô Hà Nội rất thường xuyên, các phương tiện di chuyển khó khăn, nhất là vào giờ cao điểm, những vẫn dành một diện tích lớn, riêng cho làn BRT là rất lãng phí.

Bài 1: Buýt nhanh BRT gây thất vọng -0
Đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ
Bài 1: Buýt nhanh BRT chưa đạt kỳ vọng? ảnh 7

ĐBQH Khóa XIII, TP Hà Nội Bùi Thị An nhận định, các phương tiện vận tải giao thông công cộng đã góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông cho Hà Nội. Xe buýt nhanh BRT cũng là một loại hình trong hệ thống vận tải khách công cộng với mục tiêu vận tải số lượng lớn, thời gian di chuyển nhanh. Nhưng khi mô hình xe buýt nhanh BRT được đưa vào hoạt động tại Hà Nội cho thấy hiệu quả chưa cao. Mặc dù, được dành làn đường riêng ưu tiên nhưng lưu lượng người di chuyển trên các xe BRT là thấp.

Theo ghi nhận của phóng viên, vào các khung giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều, tuyến đường có làn xe buýt BRT chạy luôn trong tình trạng ùn tắc khó lưu thông vì làn này chiếm khoảng 1/3 diện tích mặt đường.

Không những thế, để tiếp cận với các nhà chờ, người dân phải băng qua mặt đường. Hơn nữa BRT lại sử dụng phần đường cũ trên tuyến đường vốn đã thường xuyên ùn tắc, nhiều đoạn đi chung hỗn hợp với các phương tiện khác. Do đó, được xây dựng với mục tiêu là tuyến buýt nhanh vận chuyển khối lượng lớn, nhưng BRT lại đi tốc độ bình thường.

Bài 1: Buýt nhanh BRT chưa đạt kỳ vọng? -0

Số liệu từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội cho thấy, tuyến BRT Yên Nghĩa - Kim Mã phục vụ khoảng 5 triệu hành khách mỗi năm trong giai đoạn 2017-2020. Khi dịch Covid-19 bùng phát, lượng khách giảm còn 1,8 triệu lượt vào năm 2021. Doanh thu năm 2018 toàn tuyến đạt 27,5 tỷ đồng, năm 2020 sụt còn 15,2 tỷ đồng, tỷ lệ trợ giá lên đến 36,6%.

Sản lượng khách đi vé tháng 1 tuyến của tuyến BRT (là đối tượng đi lại thường xuyên trên tuyến) cao nhất toàn mạng: Năm 2017 là 1,6 nghìn người/tháng, năm 2018 là 2,2 nghìn người/tháng, năm 2019 là 2,1 nghìn người/tháng (chiếm 7,8% 7,6% lượng vé tháng 1 tuyến của toàn mạng vận tải hành khách công cộng).

Doanh thu thực hiện của tuyến luôn ở mức cao trong toàn mạng: Năm 2017 đạt 25 tỷ đồng (đứng thứ hai toàn mạng); năm 2018 đạt 27,5 tỷ đồng (đứng thứ hai toàn mạng); năm 2019 đạt 24,8 tỷ đồng (đứng thứ nhất toàn mạng). Tỷ lệ trợ giá/chi phí năm 2018 chỉ là 26,6% thấp thứ hai toàn mạng; năm 2019 tỷ lệ này là 36,6%, thấp nhất toàn mạng vận tải hành khách công cộng.

Từ năm 2020 đến nay, do chịu tác động của đại dịch Covid-19 (xe buýt phải dừng hoạt động và giảm dịch vụ từ 20-80% công suất), sản lượng và doanh thu thực hiện trên tuyến BRT sụt giảm so với giai đoạn trước đó. Khách bình quân/lượt năm 2020 đạt 45,6 hành khách/lượt tăng 6,5% so với năm 2019; năm 2021 đạt 23 hành khách/lượt giảm 49,6% so với năm 2020; 6 tháng đầu năm 2022 đạt 45,5 hành khách/lượt, tăng 97,7% so năm 2021.

Doanh thu năm 2020 đạt 15,2 tỷ đồng (đứng thứ hai toàn mạng); doanh thu năm 2021 đạt 7,9 tỷ đồng (đứng thứ nhất toàn mạng). Tỷ lệ trợ giá/chi phí năm 2020 là 48,6%, thấp nhất toàn mạng; năm 2021 tỷ lệ này là 65,2%, thấp nhất toàn mạng.

Tuy nhiên, trong ba năm (2017-2020) tổng lượng hành khách đi tuyến BRT gần như không đổi. Trong khi đó, từ năm 2019 đến nay mỗi năm Hà Nội tăng khoảng 320.000 phương tiện cá nhân, với 80% là xe máy.

Bài 1: Buýt nhanh BRT gây thất vọng -0

Bài 1: Buýt nhanh BRT chưa đạt kỳ vọng? ảnh 10

Bài 1: Buýt nhanh BRT chưa đạt kỳ vọng? ảnh 11

Bài 1: Buýt nhanh BRT chưa đạt kỳ vọng? ảnh 12

Bài 1: Buýt nhanh BRT chưa đạt kỳ vọng? ảnh 13

Bài 1: Buýt nhanh BRT chưa đạt kỳ vọng? ảnh 14

Chị Nguyễn Thuỳ Linh (quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, sử dụng phương tiện giao thông công cộng có nhiều tiện ích, giảm tải lượng phương tiện cá nhân, giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, tính kết nối giữa BRT với phương tiện công cộng khác còn kém khiến người sử dụng xe buýt BRT phải đi bộ khá xa mới tới bến xe và phải băng cắt qua làn đường hỗn hợp với lượng phương tiện dày đặc là nguyên nhân khiến người dân ngại sử dụng phương tiện này.

​​​​​​​​​​Lý giải nguyên nhân BRT chưa hút khách, PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, BRT đối với một số quốc gia khác rất thích hợp, nhưng đối với Việt Nam còn rất nhiều các điều kiện hạ tầng chưa thực sự phù hợp. Có thể thấy, khi được triển khai dự án BRT đã không được khảo sát kỹ lưỡng. Giao thông phải được đồng bộ ở nhiều mặt, từ nhà ra bến bãi cho đến đường xá. Trong khi BRT đã tách rời khỏi hệ thống giao thông mà không có sự liên kết. Điều này dẫn tới lượng người sử dụng không nhiều, dự án hoạt động kém hiệu quả, gây thất thu cho nhà nước. Do vậy, để tuyến xe buýt nhanh BRT hoạt động hiệu quả phải gắn kết với các hệ thống giao thông khác tạo sự tiện lợi cho người dân sử dụng. Vì đa số người dân sử dụng các tuyến xe công cộng như xe buýt BRT đều để phục vụ cho công việc.

EMagazine

Cô giáo "vén mây" giúp trẻ vùng cao làm bạn với tiếng Anh
Giáo dục

Cô giáo "vén mây" giúp trẻ vùng cao làm bạn với tiếng Anh

Trên cung đường đèo quanh co, trắc trở lên Bản Mù, huyện Trạm Tấu chứng kiến hành trình cô giáo Nguyễn Hải Quyên - Trường TH&THCS Võ Thị Sáu, Thị xã Nghĩa Lộ, mang tiếng Anh đến bản vùng cao khó khăn nhất của tỉnh Yên Bái, nơi ngày đêm lẩn khuất trong sương mù.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã phát biểu kết thúc Phiên chất vấn.
Thời sự Quốc hội

Với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, khẩn trương khắc phục những hạn chế, có giải pháp mới thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ

Lời Tòa soạn: Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, với tinh thần đổi mới, đồng hành cùng với Chính phủ, cùng các cơ quan, tổ chức trong cả hệ thống chính trị, quyết tâm vượt qua các khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu năm 2025 và những năm tiếp theo, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã phát biểu kết thúc Phiên chất vấn. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên chất vấn. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Nỗ lực cao nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới với ý chí, niềm tin vào tương lai phát triển mạnh mẽ

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Quốc hội bắt đầu Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám với 3 nhóm lĩnh vực. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì, phát biểu khai mạc và điều hành phiên chất vấn. 

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu: 

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới
EMagazine

Tạo động lực đưa sự nghiệp giáo dục lên tầm cao mới

Ngày mai (9.11), dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Đây là một trong những dự án luật được đông đảo cử tri quan tâm và đội ngũ nhà giáo mong đợi từ lâu… Kỳ vọng, khi luật được ban hành và có hiệu lực sẽ góp phần đổi mới công tác quản lý nhà nước về nhà giáo, giúp nâng cao tính chủ động của cơ quan quản lý giáo dục các cấp; đồng thời, sẽ là hành lang pháp lý vững chắc để phát triển đội ngũ nhà giáo, tạo động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục nước ta lên tầm cao mới.

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Thời sự Quốc hội

Nông dân là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới

Lời Tòa soạn: Tối 14.10, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương Hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

CHỐNG LÃNG PHÍ
Sự kiện nổi bật

CHỐNG LÃNG PHÍ

Lời Toà soạn: Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với tiêu đề "Chống lãng phí".

Bài cuối: Sớm xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó
Trên đường phát triển

Bài cuối: Sớm xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác cảnh báo, ứng phó

Với tập quán sinh sống ven sông, rạch, ven biển, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội chủ yếu dựa vào sông nước nên đối với Vĩnh Long hay các địa phương khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khi xảy ra sạt lở là ảnh hưởng trực tiếp ngay đến người dân. Vì vậy, mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng sụt lún, sạt lở; phát triển, bảo vệ, khai thác bền vững đất, rừng, tài nguyên, khoáng sản; bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững là nhiệm vụ được cấp ủy, chính quyền địa phương xác định phải tập trung thực hiện với các giải pháp cả cấp bách lẫn lâu dài.

 Bài 2: Ưu tiên nguồn lực cho các giải pháp công trình, phi công trình phòng, chống sạt lở
Trên đường phát triển

Bài 2: Ưu tiên nguồn lực cho các giải pháp công trình, phi công trình phòng, chống sạt lở

Xác định những tác động của sạt lở đến đời sống kinh tế - xã hội, thời gian qua, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã tập trung thực hiện song song các giải pháp phi công trình và công trình trong phòng, chống sạt lở. Các giải pháp phi công trình được đánh giá đã giảm thiểu hiệu quả các tác động từ tự nhiên; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với phòng, chống sạt lở. Trong khi đó, các công trình hướng tới giải quyết dứt điểm hiện tượng sạt lở bờ sông ở những nơi nguy hiểm, xây dựng khu tái định cư bố trí hàng trăm hộ dân vùng sạt lở nguy hiểm về nơi ở mới, an toàn và góp phần chỉnh trang các đô thị, khu dân cư theo hướng văn minh, hiện đại…

Bài 1: Vĩnh Long triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ sông
Trên đường phát triển

Bài 1: Vĩnh Long triển khai đồng bộ các giải pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do sạt lở bờ sông

Trong những năm qua, tình hình sạt lở bờ sông tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra rất phức tạp, có xu hướng gia tăng cả về phạm vi và quy mô; nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng con người và trực tiếp làm thiệt hại tài sản, cơ sở hạ tầng của Nhà nước và người dân. Tại Vĩnh Long, địa phương đang triển khai đồng bộ, căn cơ nhiều giải pháp ngắn hạn và dài hạn nhằm tăng cường công tác dự báo, ứng phó và khắc phục hậu quả do sạt lở bờ sông gây ra

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc Diễn văn kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh: Trí Dũng
Sự kiện nổi bật

Sớm xây dựng Hà Nội trở thành "Thủ đô xã hội chủ nghĩa” như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước

Lời Tòa soạn: Sáng nay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Thành phố Hà Nội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954-10.10.2024). Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đọc Diễn văn kỷ niệm. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát
Sự kiện nổi bật

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát

Lời Toà soạn: Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản đối với nhiều địa phương Bắc Bộ, nhưng ngay trong những thời khắc khó khăn nhất luôn có sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, qua đó góp phần giảm đến mức tối đa thiệt hại.

Ngày 21.9, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có bài viết: "Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống Nhân dân, tích cực khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát". Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc
Chính trị

Tập trung cao nhất các công việc “về đích” để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội XIV của Đảng

Lời Tòa soạn: Chiều nay, 20.9, sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và họp phiên bế mạc. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc quan trọng.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc:

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

titlecolor:3
Quốc hội và Cử tri

Cần kiên trì, nhất quán, thống nhất trong quan điểm chỉ đạo và tổ chức thực hiện

Cần phải tập trung chỉ đạo để hoàn thiện các văn bản thuộc thẩm quyền, đồng thời đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên, liên tục đến tất cả các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân với Báo Đại biểu Nhân dân về các nội dung liên quan đến việc áp dụng Bảng giá đất theo quy định tại khoản 1, Điều 257, Luật Đất đai năm 2024.

titlecolor:2
Chính trị

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

TÔ LÂM- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Lời Tòa soạn: Trong không khí phấn khởi, tự hào của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đón chào kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2.9.1945 - 2.9.2024), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam TÔ LÂM đã có bài viết quan trọng với tiêu đề: “Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu: