Bác sĩ khuyến cáo, các loại vaccine nên tiêm cho trẻ vào mùa thi cử

Mùa thi của các “sĩ tử” rơi vào thời điểm giao mùa, nắng mưa thất thường tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây lan nhanh chóng của các loại vi khuẩn và virus gây bệnh.

Theo đó, học hành căng thẳng và ôn tập ngày đêm trong điều kiện thời tiết thất thường, cộng thêm áp lực thi cử, mất ngủ và lo lắng khiến sức đề kháng của trẻ suy giảm. Đây chính là “kẽ hở” cho các mầm bệnh tấn công cơ thể, các bệnh đường hô hấp do thời tiết và bệnh đường tiêu hoá do thực phẩm.

Bác sĩ Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, hiện các bệnh truyền nhiễm theo mùa, dễ lây lan trong môi trường học đường đều đã có vaccine phòng ngừa hiệu quả. Trước mùa thi từ 2-3 tuần, phụ huynh cần cho trẻ tiêm đầy đủ các loại vaccine nhằm đảm bảo thuốc có đủ thời gian phát huy hiệu quả bảo vệ trẻ tốt nhất.

Những loại vaccine cần tiêm cho trẻ trước mùa thi dưới đây như sau:

Theo các chuyên gia, trẻ tiền học đường (4-6 tuổi) và trẻ vị thành niên (15-17 tuổi) thường dễ bị quên tiêm vaccine nhắc lại. Điều này hình thành “khoảng trống miễn dịch” khiến nhiều trẻ có nguy cơ mắc bệnh hơn và gây áp lực cho hệ thống y tế.

Do đó, phụ huynh nên cho trẻ tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ, đặc biệt là các nhóm vắc xin khuyến cáo cần ưu tiên để trẻ đảm bảo sức khoẻ ôn tập thi cử và bước vào một mùa hè khỏe mạnh.

Bác sĩ Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC thông tin, hiện nay các bệnh nguy hiểm ở trẻ học đường đều có vaccine phòng ngừa. Cúm và biến chứng do cúm đã có thể ngừa được bằng vaccine cúm tứ giá thế hệ mới Vaxigrip Tetra (Pháp) Influvac Tetra (Hà Lan) phòng hiệu quả 4 chủng cúm A/H3N2, A/H1N1, B/Yamagata và B/Victoria, hiệu quả lên đến 90%.

Đối với bệnh não mô cầu, trẻ có thể tiêm vaccine Menactra phòng hiệu quả viêm màng não do não mô cầu các chủng B, BC, A, C, Y và W135. Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe, trẻ nên được tiêm đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh như sởi – rubella – quai bị, ho gà – bạch hầu – uốn ván, dại, tả, viêm não Nhật Bản, phế cầu khuẩn, thương hàn…

Bác sĩ khuyến cáo, bên cạnh việc chủ động tiêm vaccine cho trẻ, phụ huynh và giáo viên nên thường xuyên nhắc nhở trẻ duy trì thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay khi ở trường học cũng như ở nhà; không đưa tay lên mắt, mũi, miệng; giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.

Đồng thời, giáo viên cần chú ý phát hiện sớm những trẻ có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi và liên hệ gia đình đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám, kịp thời cách ly điều trị nếu mắc các bệnh truyền nhiễm.

Tư vấn

Cảnh báo những triệu chứng có nguy cơ bị ung thư phổi di căn não
Sức khỏe

Cảnh báo những triệu chứng có nguy cơ bị ung thư phổi di căn não

PGS.TS. Đồng Văn Hệ – Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật thần kinh cho biết, di căn não là biến chứng thường gặp ở nhiều loại ung thư nhưng đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân ung thư phổi. Tuy nhiên, mọi người phải cẩn trọng để ý các triệu chứng để phát hiện căn bệnh này.

Áp lực học tập, nữ sinh 15 tuổi nhập viện cấp cứu vì thủng hành tá tràng
Sức khỏe

Áp lực học tập, nữ sinh 15 tuổi nhập viện cấp cứu vì thủng hành tá tràng

Thời gian gần đây, số ca bệnh lý tiêu hóa nguy hiểm có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là các trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng dẫn đến thủng tạng rỗng. Đây là một cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây nhiễm trùng, nhiễm độc ổ bụng, suy đa tạng… thậm chí tử vong.

Căn bệnh khiến diễn viên Quý Bình vĩnh biệt khán giả ở tuổi 42 nguy hiểm như thế nào?
Sức khỏe

Căn bệnh khiến diễn viên Quý Bình vĩnh biệt khán giả ở tuổi 42 nguy hiểm như thế nào?

Ngày 06.3, diễn viên NSƯT Quý Bình được nhiều đồng nghiệp xác nhận đã qua đời ở tuổi 42 sau thời gian dài điều trị bệnh ung thư não, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng gia đình, bạn bè và người hâm mộ. Hơn một năm qua, diễn viên sinh năm 1983 gần như ở ẩn để chữa bệnh tại nhà riêng…

Bệnh nhân tuyến giáp không nhất phải khám vào buổi sáng
Sức khỏe

Bệnh nhân tuyến giáp không nhất phải khám vào buổi sáng

Để giúp người bệnh tuyến giáp đồng hành cùng các cơ sở y tế trong nỗ lực giảm tải và đỡ vất vả cho chính người bệnh  trong quá trình khám bệnh, bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai đã phân tích và đưa ra lời khuyên để mọi người lựa chọn thời gian thăm khám trong ngày cho phù hợp.

Trẻ bị cúm có nên dùng Tamiflu điều trị?
Sức khỏe

Trẻ bị cúm có nên dùng Tamiflu điều trị?

Tamiflu đã được phê duyệt sử dụng vào năm 1999 để sử dụng cho trẻ em từ 2 tuần tuổi trở lên. Mặc dù, các tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ nên được coi là an toàn để sử dụng, tuy nhiên cha mẹ không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc.