Bắc Ninh "kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng"

Chiều 22.9, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư năm 2024, với chủ đề “Bắc Ninh - Kinh Bắc, khởi sắc đầu tư’’. Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn tỉnh Bắc Ninh “khai phá tiềm năng, khẳng định chính mình, kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng”.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Quyết định số 1589/QĐ-TTg ngày 8.12.2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh.

Picture3png.png
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: ITN

Bùng nổ thu hút đầu tư

Với tâm thế đưa Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1589/QĐ-TTg ngày 28.12.2023 có quan điểm đột phá, lấy truyền thống, văn hóa và con người Bắc Ninh làm nền tảng, đồng thời khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo.

Quy hoạch hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030 đưa Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; là trung tâm kinh tế, văn hóa năng động của khu vực phía Bắc, có tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 8-9%/năm, GRDP bình quân đầu người đạt 346,6 triệu đồng/người/năm.

Đến năm 2050, Bắc Ninh thuộc nhóm địa phương đứng đầu cả nước về quy mô kinh tế; một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất thông minh hàng đầu châu Á và thế giới. Đây là thành phố xanh, thông minh, hiện đại, đáng sống với trình độ phát triển cao, mang đậm bản sắc văn hóa Bắc Ninh - Kinh Bắc; người dân được thụ hưởng các dịch vụ xã hội và chất lượng cuộc sống ngang với các nước phát triển trong khu vực châu Á. Triển khai Quyết định phê duyệt, tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng và phê duyệt Quy hoạch 25 phân khu của tỉnh.

Tại Hội nghị, Bắc Ninh giới thiệu các tiềm năng, thế mạnh, lợi thế, cơ chế chính sách thu hút đầu tư. Tỉnh đã và đang nỗ lực, quyết tâm cao triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung vào cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư... Đến nay, Bắc Ninh đã cấp đăng ký đầu tư cho 2.413 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh và góp vốn mua, mua cổ phần, phần vốn góp đạt hơn 28 tỷ USD.

UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục thu hút đầu tư năm 2024, định hướng đến năm 2030 gồm 167 dự án, với diện tích khoảng 11.638ha. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp 5 dự án; thương mại, dịch vụ 36 dự án; nhà ở, khu đô thị 83 dự án; nhà ở xã hội 27 dự án; hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp 12 dự án và 04 dự án về thể thao, văn hóa, nước sạch, môi trường.

Tại Hội nghị, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh trao Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Biên bản ghi nhớ, Thỏa thuận nguyên tắc cho 18 dự án đầu tư có quy mô lớn ở tỉnh với tổng vốn hơn 5,6 tỷ USD.

Cũng tại Hội nghị, Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và tỉnh Bắc Ninh thực hiện nghi thức bấm nút khởi công Dự án Đầu tư xây dựng cầu Kênh vàng và đường dẫn hai đầu cầu-biểu tượng cho sự phát triển, kết nối giữa Bắc Ninh và Hải Dương; đồng thời thực hiện nghi thức khởi công Dự án Khu nhà ở xã hội thuộc Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Quế Võ.

Picture1.png
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo cơ quan Trung ương, tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương thực hiện nghi thức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu, kết nối hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương. Ảnh: ITN

Nói về công tác quy hoạch Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quy hoạch có vai trò rất quan trọng, tạo ra những cơ hội lớn, tác động lâu dài, là động lực quan trọng trong phát triển. Theo Thủ tướng, công tác quy hoạch có vai trò dẫn dắt định hướng, giúp phát triển bền vững. Có quy hoạch tốt thì mới có dự án và nhà đầu tư tốt, cuối cùng ra sản phẩm.

Thủ tướng đề nghị tỉnh Bắc Ninh kích hoạt mọi nguồn lực xã hội để phát triển, tăng cường đầu tư vào yếu tố con người và kết nối vùng. Đối với con người chú trọng nhà ở xã hội. Tỉnh Bắc Ninh xác định đột phá về hạ tầng giao thông và hạ tầng số, văn hóa. Đồng thời, Bắc Ninh đột phát phát triển công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, sản xuất thông minh, dịch vụ để bứt phá, phát huy tối đa nguồn lực bên trong và bên ngoài.

“Bắc Ninh phải có cơ chế chính sách huy động nguồn lực, sức mạnh tổng lực của toàn xã hội; tập trung phát triển hạ tầng, đô thị hóa, cải cách hành chính với cách tiếp cận thân thiện, cởi mở,” Thủ tướng nhấn mạnh.

Tại hội nghị, Thủ tướng mong muốn tỉnh Bắc Ninh thực hiện 16 chữ là "khai phá tiềm năng, khẳng định chính mình, kiên định mục tiêu, kiến tạo, thịnh vượng" và 16 chữ "Bắc Ninh văn hiến hội tụ tinh hoa, đoàn kết kiên cường, phồn vinh hạnh phúc."

3 nhiệm vụ trọng tâm và 6 đột phá chiến lược

Hiện thực hóa các mục tiêu đặt ra, Bắc Ninh đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm và 6 đột phá phát triển, đó là: Tập trung nguồn lực đầu tư vào ngành công nghiệp và dịch vụ; chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển; chuyển đổi và thu hút đầu tư vào nhóm ngành mới.

Phấn đấu trước năm 2030 tỉnh Bắc Ninh có 4 thành phố: Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong; 2 thị xã: Quế Võ, Thuận Thành; 2 huyện: Lương Tài, Gia Bình.

Thực hiện hiệu quả cải cách hành chính, chuyển đổi số; xây dựng chính quyền số gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, hiện đại. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài.

6 đột phá phát triển được tỉnh Bắc Ninh đặt ra: Thứ nhất, nghiên cứu, đề xuất, triển khai thí điểm một số cơ chế, chính sách mới có tính đột phá, đặc thù để tỉnh Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có những chính sách khuyến khích, ưu đãi vượt trội mang tính cạnh tranh quốc tế đối với các dự án lớn, quan trọng để thu hút được các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư sản xuất kinh doanh, nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển.

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhất là hạ tầng giao thông (đường sắt đô thị, giao thông ngầm; giao thông kết nối nội vùng, liên vùng).

Thứ ba, hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp, chuyển đổi các khu công nghiệp theo hướng xanh, tuần hoàn, bền vững.

Thứ tư, thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, tiếp cận chuẩn mực của thế giới để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương, vùng và cả nước

Thứ năm, thúc đẩy mạnh mẽ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực có tiềm năng và lợi thế.

Thứ sáu, nâng cao chất lượng quản trị, chất lượng đội ngũ cán bộ gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Picture2.png
Chủ tịch UBND tỉnh Vương Quốc Tuấn trao Quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Ảnh: ITN

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Bắc Ninh đưa ra 6 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp về huy động vốn đầu tư; nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; về môi trường, khoa học công nghệ; cơ chế, chính sách liên kết phát triển; quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn; tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.

Trên đường phát triển

Nam Định: Trên 97% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trên đường phát triển

Nam Định: Trên 97% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ pháp lý, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế ở địa phương.

Hậu Giang: 74/75 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trên đường phát triển

Hậu Giang: 74/75 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Theo Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 25/2021 quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND cấp huyện tập trung quán triệt, triển khai các nội dung quy định, thành lập hội đồng đánh giá, ban hành quy chế hoạt động... Trọng tâm là chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến, tập huấn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, bảo đảm nghiêm túc, thực chất, đúng quy định.

Năm 2024, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu đạt diện tích nuôi tôm nước lợ 50.820ha, với sản lượng khoảng 212.000 tấn
Địa phương

Sóc Trăng xây dựng nền nông nghiệp giá trị cao, bền vững

Theo kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN - PTNT) giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Sóc Trăng đặt trọng tâm từng bước chuyển từ tư duy “phát triển sản xuất nông nghiệp” sang “phát triển kinh tế nông nghiệp” với nhiều chương trình, dự án được triển khai trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương. Bước chuyển đó hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững với các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt, giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh Nguyễn Văn Út chỉ đạo địa phương tiếp tục nhân rộng các mô hình hay. Ảnh: Hùng Anh
Trên đường phát triển

Đổi mới về nội dung, hình thức, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương

Ngay từ những tháng đầu năm 2024, các ngành, địa phương bám sát chỉ đạo của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh Long An đã cụ thể hóa việc chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện trong nhiệm vụ được giao. Từ đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã có đổi mới về nội dung, hình thức, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương.

Nhờ Chương trình Xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng huyện Phúc Thọ được quan tâm, đầu tư
Địa phương

Phúc Thọ dồn lực xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

Là huyện thuần nông, xuất phát điểm nhiều khó khăn, với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bước vào giai đoạn mới, huyện đã và đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, xây dựng các xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu... để sớm hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra.

Lạng Sơn: Đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn bão lũ
Địa phương

Lạng Sơn: Đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn bão lũ

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề cho người dân một ở số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn. Với sự chủ động của chính quyền, lực lượng chức năng, sự đồng lòng của người dân, công tác khắc phục hậu quả sau lũ đã và đang được tiến hành khẩn trương, nỗ lực cao nhất để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất.

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024
Địa phương

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024

Đó là nhiệm vụ Ban chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải giao cho tỉnh Lâm Đồng tại phiên họp thứ 14 về các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì, diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nối đầu cầu Chính phủ với các địa phương.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không thay đổi nhiều. Khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.