Bà Rịa - Vũng Tàu: Kinh tế 6 tháng đầu năm khởi sắc, thu hút thêm hơn 1,66 tỷ USD vốn FDI

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có những chuyển biến theo hướng tích cực; thu hút thêm hơn 1,66 tỷ USD vốn FDI, tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kinh tế 6 tháng đầu năm khởi sắc, thu hút thêm hơn 1,66 tỷ USD vốn FDI -0
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút thêm 1,66 tỷ USD vốn FDI, tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, giá trị sản xuất công nghiệp trừ dầu khí ước đạt hơn 229.562 tỷ đồng, tăng 11,65%; tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn ước đạt 37.714 tỷ đồng, tăng 13,27%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 3.325 tỷ đồng, tăng 19,22%; kim ngạch xuất khẩu (trừ dầu khí) ước đạt hơn 2,6 tỷ USD, tăng 9,6%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt hơn 3,2 tỷ USD, tăng 8,14%; doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 10.519 tỷ đồng, tăng 10,33%.

Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh khoảng 31.528 tỷ đồng, tăng 15,11%; tổng thu ngân sách trên địa bàn khoảng 48.674 tỷ đồng tăng 10,63%.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục duy trì mức tăng cao cả về số dự án và số vốn đầu tư. Cụ thể, tỉnh đã cấp mới và điều chỉnh tăng vốn đến tháng 6.2024 cho 30 dự án FDI với tổng vốn đăng ký tăng thêm hơn 1,66 tỷ USD, đạt 83,1% kế hoạch năm 2024, tăng gấp 8 lần so với cùng kỳ.

Trong đó, 19 dự án FDI đăng ký mới, với tổng mức đầu tư đăng ký đạt hơn 1,5  tỷ USD, tăng gấp 42 lần so với cùng kỳ; 11 dự án điều chỉnh tăng vốn đạt 134,24 triệu USD, bằng 78,9% so với cùng kỳ.

Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh đã cấp mới, điều chỉnh tăng vốn cho 16 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đăng ký đạt hơn 27.000 tỷ đồng, tăng gấp 3,08 lần so với cùng kỳ.

Bên cạnh sự khởi sắc về kinh tế, các lĩnh vực văn hóa thể thao, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, thông tin truyền thông... đều triển khai đầy đủ, kịp thời góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân; công tác cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh.

Trong 6 tháng đầu năm vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: tổng chi ngân sách khoảng 13.579 tỷ đồng, tăng 47,57% nhưng chỉ đạt 41,49% dự toán cả năm. Nguyên nhân chủ yếu là do vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư công dẫn đến chi đầu tư phát triển chỉ đạt 36,91% dự toán; công tác tổ chức đấu giá các khu đất dự kiến đấu giá năm 2024-2025 triển khai còn chậm; tình trạng giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hẹn tại một số cơ quan, đơn vị vẫn còn....

Trước kết quả trên, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ đề nghị các sở, ngành, địa phương cần tập trung khắc phục những hạn chế trong 6 tháng đầu năm 2024. Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Với việc tỉnh tiếp tục tăng cường cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, dự báo trong 6 tháng cuối năm, GRDP (trừ dầu khí) của tỉnh có thể đạt tốc độ tăng trên 8% đưa tốc độ tăng GRDP cả năm 2024 có thể sẽ đạt từ 8,1% - 8,5%.

Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo cụm liên kết ngành, phấn đấu đưa tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực về công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tỉnh Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất. Đồng thời, chú trọng vấn đề thu hút đầu tư và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử
Trên đường phát triển

Thành phố Vĩnh Yên bứt phá trong chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành phố Vĩnh Yên cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có bước đi đột phá, sáng tạo. Trong đó, đột phá về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa thành phố này vươn mình mạnh mẽ…

“Vườn ươm" hạt giống đỏ
Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo
Địa phương

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo

Trong quá trình phát triển, thu hút đầu tư, Yên Bái có nhiều cách làm sáng tạo, cách tiếp cận chủ động “đi tìm” chứ không “ngồi đợi”, được người dân, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh ủng hộ. Những câu chuyện thực tế diễn ra thời gian qua là minh chứng khẳng định tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương để mở rộng các mối quan hệ hữu nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư và nâng cao vị thế, uy tín của Yên Bái với bạn bè quốc tế...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn
Địa phương

Tư duy đột phá, quyết tâm hành động

Yên Bái còn nhiều khó khăn, song nói như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn, nếu cứ mang “cái nghèo” ra để “kêu khó, than khổ” thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. Trên cơ sở đã định vị được con đường và mục tiêu phát triển, với ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, Yên Bái đã sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển.

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954- một trong những hạng mục chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau. Ảnh Huỳnh Lâm
Trên đường phát triển

Cà Mau phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, UBND tỉnh vừa phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội Ðảng, đại hội thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Ðại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ VII.

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu
Trên đường phát triển

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu

Nhằm hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, UBND tỉnh Phú Yên định hướng tiếp tục thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu; tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao; kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.

Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ hủ tục lạc hậu
Địa phương

Thanh Hóa phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2024 - 2029, tỉnh Thanh Hóa tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong vùng, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với miền xuôi; đặc biệt, giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn.