Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh, bổ sung vốn cho các dự án giao thông trọng điểm

HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa tổ chức kỳ họp thứ 23 - kỳ họp chuyên đề. Trong kỳ họp, các đại biểu đã xem xét, thảo luận 15 tờ trình quan trọng liên quan đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế - ngân sách và pháp chế.

kỳ hop 23 HDND BRVT - 1.jpg
Chủ tọa kỳ họp thứ 23 - kỳ họp chuyên của HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026

Thảo luận nhiều tờ trình quan trọng

Cụ thể, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã đưa ra thảo luận một số tờ trình nổi bật bao gồm: tờ trình về quy định số lượng, chức danh người trực tiếp tham gia hoạt động tại thôn, ấp, khu phố, khu dân cư và hỗ trợ kinh phí cho các địa bàn này trên toàn tỉnh; tờ trình về mức đơn giá thuê đất đối với đất xây dựng công trình ngầm và đất có mặt nước, quy định về tỷ lệ % tính đơn giá thuê đất; tờ trình điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách tỉnh.

Tờ trình về phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Đường Quy hoạch số 15, thị trấn Long Hải (giai đoạn 2), huyện Long Điền; tờ trình về việc sửa chữa, nâng cấp tuyến đường quản lý hệ thống kênh thuộc dự án hồ chứa nước Sông Ray, huyện Châu Đức.

Đáng chú ý là tờ trình đề nghị phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng đường băng cố định kết hợp giao thông phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng tại khu vực núi Minh Đạm, huyện Long Điền, giai đoạn 2. Các đại biểu cũng xem xét tờ trình về việc bãi bỏ Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND liên quan đến mức chi tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và cưỡng chế thu hồi đất.

kỳ hop 23 HDND BRVT.jpg
Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Yến; Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ và các đại biểu tham dự kỳ họp

Kỳ họp còn tập trung vào các tờ trình về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở, cũng như các quy định về mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở.

Phát biểu tại kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mai Ngọc Thuận nhấn mạnh, với tinh thần đồng hành, chia sẻ trách nhiệm và chủ động phối hợp với UBND tỉnh để kịp thời giải quyết các công việc đột xuất trong công tác quản lý Nhà nước, HĐND tỉnh đã cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm tạo ra những đột phá chiến lược, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cản trở sự phát triển. Các đại biểu đã nhất trí thông qua 17 nghị quyết, trong đó 15 nghị quyết chứa đựng những quyết sách quan trọng trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, làm cơ sở pháp lý cho UBND tỉnh, các sở, ngành và chính quyền địa phương chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới.

Thay mặt HĐND tỉnh, ông Mai Ngọc Thuận đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện kịp thời và thống nhất, giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành và địa phương phối hợp triển khai; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để đảm bảo các nghị quyết được thực hiện hiệu quả.

Trong phiên họp, các đại biểu cũng tiến hành miễn nhiệm và bầu kiện toàn chức danh Phó Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh. Bà Nguyễn Thị Hải Yến, Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026, được bầu giữ chức danh Phó Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh.

kỳ hop 23 HDND BRVT - 4.jpg
Các đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua các
Nghị quyết tại kỳ họp

Bổ sung vốn cho các dự án trọng điểm

Một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp là việc thông qua nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024. Theo đó, tổng số vốn điều chỉnh là hơn 1.092 tỷ đồng, bao gồm 994 tỷ đồng chưa phân bổ của hai dự án lớn và 98 tỷ đồng từ 36 dự án khác chưa giải ngân hết. Số vốn này sẽ được phân bổ cho 6 dự án giao thông quan trọng, trong đó, dự án đường trục chính TP. Vũng Tàu (đoạn từ nút giao đường ven biển Vũng Tàu - Bình Thuận (ĐT 994) đến vòng xoay đường 51B,C) được phân bổ 500 tỷ đồng.

Dự án đường trục chính TP. Vũng Tàu, với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng, hiện đang tiến hành kiểm đếm, thống kê hiện trạng sử dụng đất để phục vụ công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng. Khi hoàn thành, dự án này sẽ giúp kết nối thông suốt cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu với trung tâm TP. Vũng Tàu, đồng thời liên kết với các tuyến đường ven biển và trục chính đô thị, tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh. Điều này không chỉ giúp phát triển đô thị dọc tuyến mà còn thúc đẩy thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế - xã hội cho cả tỉnh.

Dự án đường giao thong BRVT.JPG
kỳ họp thứ 23 của ĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thông qua nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2024

Số vốn hơn 592 tỷ đồng còn lại được phân bổ cho 5 dự án khác, gồm: Nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 từ vòng xoay Nhà Lớn đến Quốc lộ 51, xây mới đoạn từ Quốc lộ 51 đến cầu Cửa Lấp, TP. Vũng Tàu (234 tỷ đồng); xây mới cầu Cửa Lấp 2, nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 từ huyện Long Điền đến huyện Đất Đỏ (160 tỷ đồng); nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 994 từ khu du lịch nghỉ dưỡng Trung Thủy đến Quốc lộ 55, huyện Xuyên Mộc (90 tỷ đồng); đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao - Hòa Bình - Bình Châu (43 tỷ đồng); nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 329 giai đoạn 2 (65 tỷ đồng).

HĐND tỉnh cũng đã giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết này, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân hết 100% kế hoạch vốn trong năm 2024. Ngoài ra, trong kế hoạch đầu tư công năm 2025, UBND tỉnh phải bố trí 494 tỷ đồng để hoàn ứng ngân sách cho dự án thành phần 3 của dự án đầu tư xây dựng đường Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1).

Nghị quyết này là một bước quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các dự án giao thông trọng điểm, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của Bà Rịa - Vũng Tàu.

Địa phương

Trọng tâm là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
Địa phương

Trọng tâm là kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Đến năm 2030, Đồng Nai sẽ trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại, tốc độ tăng trưởng cao… Đến năm 2050, phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đi đầu trong phát triển công nghiệp công nghệ cao, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thông minh, hiện đại; là trung tâm giao thương quốc tế, du lịch, dịch vụ gắn với các đô thị đẳng cấp quốc tế, nơi tập trung trí thức và nhân tài, lấy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm và hoàn thành mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030
Trên đường phát triển

TP. Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa đến năm 2030

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án "Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030" giai đoạn 2024-2025. Đây là bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện của các ngành công nghiệp văn hóa, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội của thành phố.

"Cặp bài trùng" Công ty Ba Hưng - Hưng Vạn Phát liên tục trúng hàng loạt gói thầu tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An
Địa phương

"Cặp bài trùng" Công ty Ba Hưng - Hưng Vạn Phát liên tục trúng hàng loạt gói thầu tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An

Công ty TNHH MTV Ba Hưng và Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Hưng Vạn Phát đều là những doanh nghiệp nhỏ có 10 nhân viên nhưng liên tục trúng thầu với vai trò độc lập và liên danh như một “cặp bài trùng” trong hoạt động đấu thầu tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo TP. Cần Thơ Trần Thanh Bình
Địa phương

Tạo cơ hội, công bằng trong tiếp cận giáo dục

Tiếp nối những thành công cũng như kết quả đạt được trong các niên học trước, năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục TP. Cần Thơ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Cần Thơ TRẦN THANH BÌNH đã trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân về phương hướng, giải pháp của ngành để tạo sức bật cho giáo dục thành phố trong năm học mới.

Tỉnh Hòa Bình phấn đấu đến hết tháng 1.2025 giải ngân 100% nguồn vốn được phân bổ năm 2024
Trên đường phát triển

Hòa Bình: Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công

Giải ngân hiệu quả nguồn vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết để thúc đẩy phát triển KT - XH tỉnh Hòa Bình. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng thông qua các giải pháp cụ thể và đồng bộ, tỉnh đang từng bước cải thiện tốc độ giải ngân, phấn đấu đến hết tháng 1.2025 sẽ hoàn thành 100% nguồn vốn được phân bổ năm 2024.

Nhiều tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
Địa phương

Quảng Ninh dồn lực tái thiết sau bão, giữ vững tăng trưởng

Quyết tâm đi lên từ gian khó, phát huy tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm", tỉnh Quảng Ninh đã thành lập tổ công tác để xây dựng đề án khôi phục tái thiết tỉnh với mục tiêu phát triển hơn sau bão Yagi. Đặc biệt, là khắc phục được những điểm yếu, phát huy được thế mạnh của tỉnh để phấn đấu giữ vững tăng trưởng trên 10% năm 2024, là năm thứ 10 liên tiếp, đạt một thập kỷ tăng trưởng 2 con số.

Toàn thành phố hiện có 4.349 tổ khuyến học, 1.729 chi hội khuyến học, 796 ban khuyến học, 83 hội khuyến học cấp xã và 9 hội khuyến học cấp huyện
Địa phương

Hướng đến xã hội học tập

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10.5.2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13.4.2007 của Bộ Chính trị Khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” (Kết luận số 49-KL/TW), đến nay, TP. Cần Thơ đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong công tác này. Đây cũng là nền tảng quan trọng để thành phố phát triển xứng tầm là trung tâm về giáo dục - đào tạo của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Bắc Ninh "kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng"
Trên đường phát triển

Bắc Ninh "kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng"

Chiều 22.9, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư năm 2024, với chủ đề “Bắc Ninh - Kinh Bắc, khởi sắc đầu tư’’. Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn tỉnh Bắc Ninh “khai phá tiềm năng, khẳng định chính mình, kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng”.

Nam Định: Trên 97% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trên đường phát triển

Nam Định: Trên 97% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã đẩy mạnh xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ pháp lý, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế ở địa phương.

Hậu Giang: 74/75 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
Trên đường phát triển

Hậu Giang: 74/75 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Theo Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 25/2021 quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND cấp huyện tập trung quán triệt, triển khai các nội dung quy định, thành lập hội đồng đánh giá, ban hành quy chế hoạt động... Trọng tâm là chỉ đạo, hướng dẫn, phổ biến, tập huấn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, bảo đảm nghiêm túc, thực chất, đúng quy định.

Năm 2024, tỉnh Sóc Trăng phấn đấu đạt diện tích nuôi tôm nước lợ 50.820ha, với sản lượng khoảng 212.000 tấn
Địa phương

Sóc Trăng xây dựng nền nông nghiệp giá trị cao, bền vững

Theo kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN - PTNT) giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Sóc Trăng đặt trọng tâm từng bước chuyển từ tư duy “phát triển sản xuất nông nghiệp” sang “phát triển kinh tế nông nghiệp” với nhiều chương trình, dự án được triển khai trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, phát triển sản phẩm đặc trưng của địa phương. Bước chuyển đó hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững với các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng tốt, giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Hòa Bình: Triển khai nhanh, bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình: Triển khai nhanh, bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập

Kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của mưa, bão trên địa bàn thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long đề nghị, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và các đơn vị liên quan khẩn trương rà soát, đánh giá thực trạng, đề xuất phương án khắc phục trượt sạt các tuyến đường. Đặc biệt, triển khai nhanh bảo đảm chất lượng dự án cấp bách ngăn lũ, chống ngập, bảo đảm an toàn giao thông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.