Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không thay đổi nhiều. Khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Untitled.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Lê Ngọc Khánh chủ trì cuộc họp công bố quyết định điều chỉnh bảng giá đất

Chiều 19.9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Lê Ngọc Khánh đã chủ trì cuộc họp công bố Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND ngày 17.9.2024 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 38/2019/QĐ-UBND liên quan đến bảng giá đất định kỳ 5 năm (1.1.2020 - 31.12.2024) trên địa bàn tỉnh. Quyết định này đã qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung theo Quyết định số 25/2022/QĐ-UBND và Quyết định số 20/2024/QĐ-UBND.

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh đã báo cáo về cơ sở pháp lý của các quyết định liên quan. Theo quy định tại Điều 114 của Luật Đất đai 2013, UBND tỉnh đã ban hành ba quyết định quy định bảng giá đất áp dụng cho giai đoạn 2020-2024: Quyết định số 38/2019/QĐ-UBND, Quyết định số 25/2022/QĐ-UBND và Quyết định số 20/2024/QĐ-UBND.

Mặc dù bảng giá đất đã được điều chỉnh nhiều lần, thị trường giá đất vẫn tiếp tục tăng. Do đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 65/2023/QĐ-UBND, quy định hệ số điều chỉnh giá đất cho năm 2024 để bảo đảm giá đất trong bảng giá đất phản ánh đúng tình hình thị trường.

Ảnh TP Vũng Tàu.JPG
Việc quy định hệ số điều chỉnh giá đất cho năm 2024 để bảo đảm giá đất trong bảng giá đất phản ánh đúng tình hình thị trường

Với việc ban hành Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND ngày 17.9.2024, UBND tỉnh đã tiếp tục điều chỉnh bảng giá đất, tương ứng với giá đất tại các quyết định trước đó, có tính đến hệ số điều chỉnh tại Quyết định số 65/2023/QĐ-UBND. Điều này giúp bảo đảm tính phù hợp của bảng giá đất với tình hình thị trường, đồng thời không tạo gánh nặng tài chính cho người dân.

Sở TN-MT cũng khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không bị thay đổi nhiều. Cụ thể, khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Ví dụ, một hộ dân được giao đất tại Phường 10, TP. Vũng Tàu với diện tích 100m², nếu quyết định giao đất được ban hành vào tháng 7.2024, tiền sử dụng đất phải nộp sẽ tính dựa trên giá đất tại Quyết định số 25/2022/QĐ-UBND, cộng với hệ số điều chỉnh theo Quyết định số 65/2023/QĐ-UBND thì tổng tiền sử dụng đất phải nộp là 2,257 tỷ đồng. Nếu quyết định giao đất vào ngày 20.9.2024, tiền sử dụng đất vẫn giữ nguyên mặc dù giá đất trong bảng giá đất tại Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND đã tăng lên.

đât du an BTVT.JPG
Bảng giá đất mới sẽ không ảnh hưởng lớn đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Bảng giá đất điều chỉnh theo Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND sẽ được áp dụng trong nhiều trường hợp, bao gồm: tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất; tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền hàng năm; tính thuế sử dụng và thuế thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tính lệ phí trong quản lý, sử dụng đất.

Tính tiền phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại về đất đai; xác định giá đất trong đấu giá quyền sử dụng đất; xác định giá đất tại các khu tái định cư và các trường hợp khác.

Việc điều chỉnh này giúp bảng giá đất ban hành phù hợp với diễn biến của thị trường đất đai trên địa bàn tỉnh, bảo đảm công bằng cho người dân khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai.

Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút đầu tư tăng gấp đôi, hướng tới phát triển đột phá trong năm 2025
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu hút đầu tư tăng gấp đôi, hướng tới phát triển đột phá trong năm 2025

Năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt nhiều thành tựu nổi bật nhờ sự lãnh đạo quyết liệt, đồng bộ và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều tăng trưởng mạnh, tạo nền tảng vững chắc để tỉnh tiếp tục phát triển trong giai đoạn tiếp theo.

Ninh Thuận cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh
Trên đường phát triển

Ninh Thuận cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh

Một trong những quan điểm chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Ninh Thuận năm 2024 là “Lấy doanh nghiệp là trung tâm, là động lực và mục tiêu cho sự phát triển, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân”. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét, chỉ số PCI năm 2023 của tỉnh đạt 69,10 điểm, tăng 3,67 điểm, tăng 38 bậc so với năm 2021 và tăng 19 bậc so với năm 2022, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 2/14 tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung, nằm trong top 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất.

Bình Dương thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ bền vững, đi vào chiều sâu
Trên đường phát triển

Bình Dương thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ bền vững, đi vào chiều sâu

Hiệu quả phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương dù đã được cải thiện đáng kể, song, vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nguyên phụ liệu cho sản xuất trong nước cả về số lượng lẫn chất lượng. Ở giai đoạn mới, Bình Dương tiếp tục quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ, sớm hoàn chỉnh quy hoạch vùng nguyên phụ liệu và vùng công nghiệp hỗ trợ, cùng với đó nâng dần tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm.

Thái Nguyên: Huyện Võ Nhai đào tạo nghề, trao sinh kế
Địa phương

Thái Nguyên: Huyện Võ Nhai đào tạo nghề, trao sinh kế

Là huyện miền núi, tỷ lệ hộ nghèo cao, những năm qua, cùng với thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển KT-XH, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đổi mới theo hướng gắn với nhu cầu thực tiễn. Có kiến thức, nhiều hộ có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, tạo động lực thoát nghèo bền vững.

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển

Năm 2024, mặc dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng đạt trên 11% - năm thứ 10 liên tiếp duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số; đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được Quốc hội thông qua… Những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể đã làm được, mang ý nghĩa lịch sử, tạo động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển của thành phố.

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo cụm liên kết ngành, phấn đấu đưa tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực về công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tỉnh Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất. Đồng thời, chú trọng vấn đề thu hút đầu tư và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử
Trên đường phát triển

Thành phố Vĩnh Yên bứt phá trong chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành phố Vĩnh Yên cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có bước đi đột phá, sáng tạo. Trong đó, đột phá về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa thành phố này vươn mình mạnh mẽ…

“Vườn ươm" hạt giống đỏ
Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo
Địa phương

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo

Trong quá trình phát triển, thu hút đầu tư, Yên Bái có nhiều cách làm sáng tạo, cách tiếp cận chủ động “đi tìm” chứ không “ngồi đợi”, được người dân, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh ủng hộ. Những câu chuyện thực tế diễn ra thời gian qua là minh chứng khẳng định tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương để mở rộng các mối quan hệ hữu nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư và nâng cao vị thế, uy tín của Yên Bái với bạn bè quốc tế...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn
Địa phương

Tư duy đột phá, quyết tâm hành động

Yên Bái còn nhiều khó khăn, song nói như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn, nếu cứ mang “cái nghèo” ra để “kêu khó, than khổ” thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. Trên cơ sở đã định vị được con đường và mục tiêu phát triển, với ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, Yên Bái đã sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển.

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.