Bà Rịa – Vũng Tàu: Diễn tập thực chiến trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính

Nhằm nâng cao kinh nghiệm xử lý sự cố đối với hệ thống đang vận hành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tổ chức diễn tập thực chiến trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.

Buổi diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2023
Buổi diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu  năm 2023

Diễn tập thực chiến bảo đảm an toàn thông tin mạng năm 2023 với chủ đề “Tấn công vào hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh” do Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức với mục tiêu nhằm phát hiện ra những điểm yếu, lỗ hổng hệ thống để có biện pháp khắc phục; tạo kỹ năng xử lý các tình huống, quy trình chuẩn cho đội ngũ chuyên trách của tỉnh.

Buổi diễn tập có sự tham gia của hơn 70 người đến từ Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC), Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh, quản trị mạng các sở, ban, ngành tỉnh và các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

Ban tổ chức đã chia lực lượng tham gia thành 2 nhóm gồm nhóm đội tấn công và nhóm đội phòng thủ.

Cụ thể, nhóm đội tấn gồm lực lượng các đơn vị: VNCERT/CC; Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; quản trị mạng các sở, ban, ngành trong tỉnh; các phòng, bộ phận chuyên môn nghiệp vụ về CNTT/ATTT của Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Viễn thông Bà Rịa - Vũng Tàu, Viettel Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty DTG và một số doanh nghiệp công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

Đội tấn công sẽ thực hiện tấn công khai thác lỗ hổng vào hệ thống thông tin đã được lựa chọn, qua đó đánh giá năng lực phòng thủ hiện tại liên quan đến con người, công nghệ và quy trình mà đơn vị đang có.

Đội phòng thủ gồm lực lượng các đơn vị: VNCERT/CC, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Công ty QTSC, Công ty iNet.

Đội phòng thủ có nhiệm vụ sử dụng các công nghệ, quy trình hiện đang có của mình để theo dõi, phát hiện và cố gắng ngăn chặn kịp thời các hành động tấn công của đội tấn công.

Diễn tập thực chiến sẽ chuyển từ trạng thái “tĩnh” sang “động” và diễn ra không cần kịch bản, trong thời gian đủ dài để thành viên tham gia có thể phát huy các kỹ năng xử lý sự cố như các cuộc tấn công trong thực tế.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nâng cao chất lượng an toàn thông tin, bảo vệ hệ thống giải quyết thủ tục hành chính -0
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Theo Giám đốc Sở TTTT tỉnh Đỗ Hữu Hiền, Tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, kinh tế số, đẩy mạnh chuyển đổi số; An toàn thông tin là yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững. Việc đảm bảo hệ thống chính quyền số hoạt động thông suốt, hệ thống thông tin được đảm bảo an toàn, phát hiện kịp thời, hạn chế tối đa tấn công mạng, trong đó có hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Hệ thông thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh là một trong những hệ thống thông tin đang được khai thác sử dụng nhiều nhất cung cấp các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp; cung cấp công khai danh mục và thông tin về các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ tra cứu, giám sát kết quả giải quyết hồ sơ; hỗ trợ hỏi, đáp, đánh giá kết quả giải quyết hồ sơ; công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Đây cũng là một trong những hệ thống thông tin đang được kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là một cơ sở dữ liệu quan trọng bậc nhất của quốc gia.

Địa phương

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.