Bài 2:

Ba loại sản phẩm khoa học công nghệ tạo ra tiền

Hoạt động chuyển giao công nghệ có thể được thực hiện thông qua ít nhất một trong ba loại sản phẩm được tạo ra từ nghiên cứu cứu khoa học gồm: sản phẩm công nghệ mới, sản phẩm tri thức mới và sản phẩm danh tiếng mới. Ngoài ra, những sản phẩm này phải mang lại tiền, nghĩa là Khoa học công nghệ (KHCN) ra tiền.

Chuyển nhượng/giao quyền sở hữu

Theo Luật Chuyển giao công nghệ1, chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

Tổ Chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)2 định nghĩa chuyển giao công nghệ là một quá trình hợp tác cho phép các phát hiện khoa học, kiến ​​thức và sở hữu trí tuệ được truyền từ người/tổ chức phát minh, chẳng hạn như các đại học và các tổ chức nghiên cứu, đến người dùng.

Mục tiêu của quá trình này là biến các phát minh và kết quả khoa học thành các sản phẩm và dịch vụ mới mang lại lợi ích cho xã hội. Chuyển giao công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với chuyển giao tri thức. Một cách ngắn gọn, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Thương mại Hoa Kỳ3 mô tả chuyển giao công nghệ là chu trình tổng thể của việc đưa kiến ​​thức và công nghệ đến với xã hội thông qua các hoạt động như thương mại hóa và xuất bản.

Và định nghĩa này cũng tương đồng với định nghĩa chuyển giao công nghệ của Cục sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ (USPTO)4; cụ thể, chuyển giao công nghệ là quá trình chuyển giao công nghệ từ các phòng thí nghiệm liên bang, các đại học hoặc các tổ chức nghiên cứu khác sang ngành công nghiệp nơi công nghệ có thể được phát triển thành sản phẩm hoặc dịch vụ thương mại.

Đại học Stanford và Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) được xem là các đại học hàng đầu của Mỹ và có thể được xem là biểu tượng cho các đại học trên thế giới về chuyển giao công nghệ từ đại học. Cả hai đại học lừng danh này đều có chung khẳng định rằng chuyển giao công nghệ là sự dịch chuyển của tri thức và những khám phá mới từ đại học đến công chúng để mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.

Quá trình này diễn ra theo nhiều cách khác nhau như các ấn phẩm nghiên cứu, trao đổi tại các hội nghị khoa học, các hoạt động không chính thức và mối quan hệ chính thức với ngành công nghiệp, và quan trọng nhất là các sinh viên có trình độ học vấn được đưa vào thị trường lao động.5,6

Để Khoa học công nghệ (KHCN) ra tiền thì những sản phẩm từ KHCN phải được chuyển giao hay còn gọi là chuyển giao công nghệ. Đây là việc rất quan trọng và là khâu quyết định giá trị mang lại từ hoạt động nghiên cứu khoa học.

Giá trị của chuyển giao công nghệ phải được cụ thể hóa bằng các loại sản phẩm thu được và giá trị tiền mang lại, chứ không thể chỉ là những câu từ hoa mỹ mang tính hình thức hoặc là những sản phẩm chỉ làm đẹp cho thành tích không thực chất.

Ba loại sản phẩm khoa học công nghệ tạo ra tiền -0
Sản phẩm tri thức mới có tầm quan trọng không kém sản phẩm công nghệ mới và có thể xác định là ưu tiên đối với các địa phương, quốc gia

Ba loại sản phẩm từ nghiên cứu khoa học và hai loại tiền từ KHCN

Theo những phân tích ở trên và từ thực tiễn nghiên cứu về đo lường khoa học và chính sách quản trị nghiên cứu cũng như từ thực tiễn tham gia trực tiếp quản lý nghiên cứu khoa học, có thể thấy rằng hoạt động chuyển giao công nghệ có thể được thực hiện thông qua ít nhất một trong ba loại sản phẩm được tạo ra từ nghiên cứu cứu khoa học gồm sản phẩm công nghệ mới, sản phẩm tri thức mới và sản phẩm danh tiếng mới. Ngoài ra, những sản phẩm này phải mang lại tiền, nghĩa là KHCN ra tiền.

Thứ nhất, sản phẩm công nghệ mới: Hoạt động KHCN có thể tạo ra những kết quả nghiên cứu được phát triển thành những sản phẩm công nghệ mới và chỉ những loại sản phẩm này thì mới có cơ hội được đầu tư từ các doanh nghiệp để tiến hành thương mại hóa.

Đối với những sản phẩm công nghệ mới có cơ hội được chuyển giao tốt, doanh nghiệp và tác giả sản phẩm và tổ chức sở hữu sản phẩm có thể thương lượng để thống nhất giải pháp chuyển giao các sản phẩm này vào thị trường và mang lại nguồn thu cho các bên liên quan.

Nguồn thu này phải được thể hiện qua giá trị mang lại từ các hợp đồng thương mại hóa sản phẩm công nghệ mới, nghĩa là KHCN ra tiền. Có thể nói loại sản phẩm này là mục tiêu lâu dài của hoạt động KHCN nói chung.

Thứ hai, sản phẩm tri thức mới:Sản phẩm của các cơ sở giáo dục là con người được đào tạo. Có cơ sở giáo dục mà trong đó nghiên cứu khoa học là bắt buộc theo luật định như cao đẳng, đại học, học viện, viện nghiên cứu có đào tạo sau đại học. Các sản phẩm từ KHCN của các tổ chức này có thể là các sản phẩm công nghệ mới, và mặt khác các sản phẩm này còn góp phần tạo nên chất lượng của người được đào tạo.

Người được đào tạo được tiếp nhận những tri thức mới từ sản phẩm KHCN của người đào tạo (giảng viên); và ngay cả người đào tạo cũng có thể được tiếp nhận loại tri thức mới này để phục vụ cho hoạt động đào tạo. Quá  trình này được xem là chuyển giao sản phẩm tri thức mới từ KHCN vào người được đào tạo.

Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ từ KHCN dưới dạng sản phẩm tri thức mới còn có thể được thực hiện thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn bên trong hoặc cả bên ngoài các cơ sở giáo dục gắn với nghiên cứu khoa học.

Chuyển giao công nghệ dưới dạng sản phẩm tri thức mới tạo ra sản phẩm người được đào tạo như những sinh viên tốt nghiệp tham gia vào thị trường lao động, người học được trang bị những tri thức mới đóng góp vào sự phát triển nói chung.

Giá trị thu được từ hoạt động chuyển giao này là rất lớn, có thể nói là quyết định cho sự phát triển chung, và ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống. Nếu quy giá trị này ra tiền thì có thể nói đây là số tiền rất lớn.

Như vậy, có thể nói sản phẩm tri thức mới có tầm quan trọng không kém sản phẩm công nghệ mới và có thể xác định là ưu tiên đối với các địa phương, quốc gia có nên khoa học chưa thực sự phát triển và còn khó khăn trong việc tạo ra các sản phẩm công nghệ mới.

Thứ ba, sản phẩm danh tiếng mới:Danh tiếng có thể đến từ những phát minh mới được công bố dưới dạng các bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học uy tín rất cao trên thế giới như Nature hay Science, những giải thưởng khoa học uy tín (khu vực, thế giới), hoặc việc vinh danh vì những hiệu quả mang lại từ các sản phẩm khoa học. Khi đó, cá nhân họ có thể nâng cao uy tín khoa học của họ lên một tầm cao mới, và rất nhiều cơ hội mới và quan trọng sẽ đến với cá nhân này như thăng tiến trong học thuật, nguồn kinh phí tài trợ nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu,…

Ngoài ra, tổ chức và đất nước của người làm nghiên cứu có thành tựu như thế cũng sẽ đồng thời được nâng tầm thương hiệu và uy tín học thuật trên phạm vi rộng lớn hơn trên toàn cầu. Chính những cơ hội và việc nâng tầm đó mang về rất nhiều giá trị cho nhiều bên liên quan; việc này được xem là chuyển giao công nghệ thông qua sản phẩm danh tiếng mới. Nếu để quy giá trị này ra tiền thì có khi lại là vô giá.

Gần đây, cộng đồng học thuật có nhiều quan tâm đến danh sách những người làm nghiên cứu có trích dẫn khoa học cao trên thế giới được công bố hàng năm bởi Nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan).

Mặc dù thành tích trích dẫn khoa học này không trực tiếp ra tiền nhưng lại tạo nên rất nhiều giá trị cho cá nhân người làm nghiên cứu, tổ chức và đất nước của họ. Đối với một đại học, việc có được những nhà khoa học có trích dẫn khoa học cao có thể tác động rất tốt vào việc thu hút nhân sự chuyên môn có uy tín cao, tuyển sinh tốt hơn và đặc biệt là tuyển sinh sau đại học, nhận được nhiều hơn kinh phí nghiên cứu từ bên ngoài, hợp tác trong nước và quốc tế, xếp hạng đại học, …

Trong một chuyến tham quan và phát triển hợp tác với một đại học uy tín trong khu vực, tác giả bài viết này đã chứng kiến tận mắt việc đại học này có một mục giới thiệu các nhà khoa học có trích dẫn cao của họ với sự kính trọng và vô cùng tự hào; và đây còn có thể là một thông điệp mang tính “cảnh báo” đối với những đối tác muốn phát triển hợp tác với họ.

Có thể nói thành tựu trích dẫn cao của các nhà khoa học đã được chuyển giao công nghệ thông qua sản phẩm danh tiếng mới, bên cạnh các giá trị chuyển giao công nghệ khác. Sản phẩm danh tiếng mới có thể xem là tinh hoa của KHCN và có vai trò rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của nhân loại.

Như vậy, những thành tựu về KHCN còn có thể mang về nhiều giá trị cho cá nhân người làm nghiên cứu, cho tổ chức của họ, cho tổ chức tài trợ nghiên cứu và cho cả tổ quốc của họ thông qua các sản phẩm danh tiếng mới.

Quy trình để Khoa học công nghệ ra tiền
Quy trình để Khoa học công nghệ ra tiền

Hai loại tiền từ Khoa học Công nghệ

Trên cơ sở phân tích ở trên về các loại sản phẩm KHCN có thể thu được từ chuyển giao công nghệ, có thể thấy KHCN ra hai loại tiền gồm tiền trực tiếp và tiền gián tiếp.

Tiền trực tiếp từ KHCN: Sản phẩm công nghệ mới từ KHCN được chuyển giao cho doanh nghiệp và đồng thời được thương mại hóa ra thị trường thì mang lại các hợp đồng và nguồn thu trực tiếp. Nguồn thu này là tiền trực tiếp thu được từ KHCN.

Tiền gián tiếp từ KHCN: Mặc dù sản phẩm tri thức mới và sản phẩm danh tiếng mới từ KHCN không trực tiếp ra tiền nhưng chính những sản phẩm này lại quyết định trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng tư vấn và nâng cao danh tiếng. Chính những giá trị này gián tiếp góp phần mang lại nguồn thu rất lớn và chính yếu cho người làm khoa học và tổ chức của họ. Do đó, KHCN được chuyển giao công nghệ dưới dạng hai sản phẩm này ra tiền gián tiếp, hay là tiền gián tiếp từ KHCN.

Bài 3: 7 vấn đề và 6 giải pháp để khoa học công nghệ tạo ra tiền

TS. Lê Văn Út

Trưởng nhóm nghiên cứu Đo lường khoa học và Chính sách quản trị nghiên cứu, Trường Đại học Văn Lang

Tài liệu tham khảo

  1. Luật Chuyển Giao Công Nghệ, Luật Số 07/2017/QH14, ngày 19 tháng 6 năm 2017.
  2.  Intellectual property and technology transfer, World Intellectual Property Organization.
  3. What is tech transfer? The National Institute of Standards and Technology, the   United States Department of Commerce.
  4. Technology transfer, United States Patent and Trademark Office.
  5. Technology transfer process, Technology Licensing Office, The Massachusetts Institute of Technology.
  6. The inventor's guide to technology transfer, Stanford University Office of Technology Licensing.

Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng
Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại cho rằng những trường đại học vốn áp dụng tỷ lệ rất lớn cho phương thức xét tuyển bằng học bạ sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định ràng buộc chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, đặc biệt là các trường tốp dưới.

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển
Giáo dục

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển

Ngày 2.12, Học viện Ngoại giao tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm thành lập. Trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển Học viện là cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo về quan hệ quốc tế hàng đầu Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước.

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo
Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo

Đây là một trong những điểm mới trong Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18.1.2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Thử nghiệm dạy và học môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh
Giáo dục

Thử nghiệm dạy và học môn Toán, Khoa học, Sinh học bằng tiếng Anh

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đã nghiên cứu xây dựng thử nghiệm học liệu dạy Toán, Khoa học với cấp Trung học cơ sở và môn Sinh học với cấp Trung học phổ thông bằng tiếng Anh. Với sự hỗ trợ của công nghệ, những bộ tài liệu số, tài liệu cập nhật trí tuệ nhân tạo, sẽ hỗ trợ thầy cô thuận lợi hơn khi giảng dạy các môn học này bằng tiếng Anh.