Azerbaijan chỉ định cựu lãnh đạo ngành dầu mỏ làm Chủ tịch COP29: Liệu có xung đột lợi ích?

Azerbaijan, nước sẽ giữ vai trò là Chủ tịch Hội nghị Khí hậu lần thứ 29 của LHQ (COP29) đã chọn Bộ trưởng Sinh thái - một cựu giám đốc điều hành công ty dầu mỏ nhà nước - để chịu trách nhiệm chỉ đạo và điều hành các cuộc đàm phán về khí hậu vào cuối năm nay. Quyết định trên một lần nữa khơi dậy cuộc tranh luận về vai trò của ngành dầu khí trong các cuộc đàm phán quốc tế nhằm hướng tới mục tiêu giảm sự phụ thuộc của nhân loại vào nhiên liệu hóa thạch.

Azerbaijan chỉ định cựu lãnh đạo ngành dầu mỏ làm Chủ tịch COP29: Liệu có xung đột lợi ích? -0
Ông Mukhtar Babayev, Bộ trưởng Sinh thái và Tài nguyên thiên nhiên của Azerbaijan, đã được chọn làm Chủ tịch COP29, người sẽ dẫn dắt các cuộc đàm phán về khí hậu của LHQ vào cuối năm nay. Ảnh: AP

Nghịch lý dầu mỏ và khí hậu

Ông Mukhtar Babayev từng là Giám đốc Điều hành công ty dầu mỏ quốc doanh SOCAR của Azerbaijan trong gần 25 năm trước khi đảm nhận chức vụ hiện tại là Bộ trưởng Bộ sinh thái và Tài nguyên thiên nhiên từ năm 2018.

Quyết định của Azerbaijan đánh dấu hai năm liên tiếp, một quan chức đứng đầu ngành nhiên liệu hóa thạch sẽ giám sát các cuộc đàm phán về khí hậu toàn cầu. Trong năm 2023, việc Chủ tịch Hội nghị Khí hậu lần thứ 28 của Liên Hợp Quốc (COP28), ông Ahmed al-Jaber là lãnh đạo tập đoàn dầu khí nhà nước Adnoc của Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), một tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới, cũng đã gây ra nhiều tranh cãi. Ông Al-Jaber đã phải đối mặt với những phản ứng dữ dội từ những nhà hoạt động vì môi trường và các nhà lập pháp, những người lo ngại rằng mối liên hệ của ông với ngành này sẽ tạo ra xung đột lợi ích khi một trong những mục tiêu của cuộc đàm phán khí hậu là giảm dần vai trò của ngành dầu khí và các loại nhiên liệu hóa thạch khác.

COP28 kết thúc với một thỏa thuận rộng rãi nhằm hướng tới đưa thế giới chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch bao gồm dầu, khí đốt và than đá. Đây cũng là lần đầu tiên nhiên liệu hóa thạch được đề cập đến trong kết quả cuối cùng của các cuộc đàm phán về khí hậu trong gần 30 năm. Tuy nhiên, một số nhà môi trường cho rằng, thỏa thuận chưa thực sự mạnh mẽ khi không sử dụng ngôn ngữ "loại bỏ" dần nhiên liệu hóa thạch, phần lớn là do sự phản đối của các quốc gia phụ thuộc vào dầu khí.

Những lời chỉ trích

Một số chuyên gia và các nhà lãnh đạo về khí hậu đã kêu gọi xem xét lại các quy định của Liên Hợp Quốc để ngăn chặn các công ty dầu mỏ định hình các hội nghị về khí hậu hàng năm.

Michael Mann, một nhà khoa học khí hậu nổi tiếng làm việc tại Đại học Pennsylvania, đã viết trong một bài báo trên tờ Los Angeles Times vào tháng trước: “Do xung đột lợi ích to lớn, các nhà điều hành ngành dầu mỏ không được phép gây ảnh hưởng đối với các cuộc đàm phán khí hậu, chứ đừng nói đến việc chủ trì hội nghị thượng đỉnh”.

Sau khi Azerbaijan chọn ông Mukhtar Babayev làm Chủ tịch COP29, ông Mann viết trên nền tảng X: “Có vẻ như các bên đàm phán về Công ước Khung của LHQ về khí hậu không lưu tâm đến các đề xuất của chúng tôi”.

Theo quy định, nước Chủ nhà đăng cai Hội nghị COP có quyền chọn Chủ tịch cho các cuộc đàm phán. Và việc ông Mukhtar Babayev, người hiện đang giữ ghế Bộ trưởng Sinh thái, được chỉ định làm Chủ tịch COP29 không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng điều bất ngờ là ông lại từng là một giám đốc điều hành kỳ cựu trong ngành dầu mỏ.

Điều đó cũng có thể hiểu được do Azerbaijan là một quốc gia dầu khí, với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc sản xuất và xuất khẩu các nguồn nhiên liệu hóa thạch. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, dầu khí hỗ trợ khoảng 90% doanh thu xuất khẩu của đất nước và tài trợ khoảng 60% ngân sách chính phủ.

Azerbaijan cũng là nước xuất khẩu dầu thứ ba đăng cai tổ chức các cuộc đàm phán về khí hậu hàng năm của LHQ sau Ai Cập và UAE.

Quyết tâm của Azerbaijan trong cam kết khí hậu

Trong khi ông Mukhtar Babayev sẽ giữ vai trò Chủ tịch COP29, Thứ trưởng Ngoại giao Azerbaijan Yalchin Rafiyev, sẽ đóng vai trò là nhà đàm phán chính của các cuộc đàm phán, bắt đầu vào tháng 11 tới. Chánh văn phòng của ông Babayev, Rashad Allahverdiyev, đã xác nhận việc bổ nhiệm và cho biết các quốc gia, nhóm quan sát và Ban Thư ký khí hậu của LHQ đã được thông báo về việc lựa chọn.

Ông Babayev, 56 tuổi, có bằng khoa học chính trị của Đại học quốc gia Moscow và các bằng khác về quan hệ kinh tế đối ngoại của Đại học Kinh tế quốc gia Azerbaijan.

Trong bài phát biểu tại Dubai trong khuôn khổ COP28, ông cho biết Azerbaijan đặt mục tiêu cắt giảm 35% ô nhiễm khí hậu vào năm 2030 và 40% vào năm 2050. Nước này cũng đặt mục tiêu tăng công suất năng lượng tái tạo lên 30% tổng năng lượng quốc gia trong thập kỷ này.

Ông Babayev nhấn mạnh: “Khi tác động của biến đổi khí hậu ngày càng trở nên rõ ràng, chúng tôi thừa nhận sự cần thiết phải đoàn kết nỗ lực, thúc đẩy hợp tác toàn cầu và đảm bảo rằng hành động của chúng tôi phù hợp với mức độ nghiêm trọng của tình hình”.

Ý kiến bạn đọc

Quốc tế

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng
Quốc tế

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng

Năm 2024, Pakistan chứng kiến ​bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội và sự trở lại của chủ nghĩa khủng bố, đẩy đất nước trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng. Để giải quyết những thách thức này, Pakistan cần chuyển đổi toàn diện với những ưu tiên: phục hồi kinh tế, hiện đại hóa kỹ thuật số, cải cách giáo dục, đơn giản hóa quy định, mở rộng cơ sở thuế, đổi mới công nghiệp và ổn định chính trị để bảo đảm tiến bộ bền vững.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Ấn Độ củng cố vị thế trong cuộc đua AI toàn cầu
Quốc tế

Ấn Độ củng cố vị thế trong cuộc đua AI toàn cầu

Thành công chỉ sau một đêm của công cụ DeepSeek của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể nhận thức của Ấn Độ về cuộc đua AI. Nhằm củng cố vị thế của mình trong cuộc cạnh tranh AI toàn cầu, quốc gia này đã có những thay đổi đáng chú ý trong các chiến lược và sáng kiến, được thiết kế để thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới AI quốc gia, cho phép nước này cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc thông qua sự tham gia tích cực với các công ty khởi nghiệp và doanh nhân Ấn Độ.