Australia đề xuất luật mới bắt buộc báo cáo liên quan đến khí hậu

Nhằm thúc đẩy tương lai bền vững, Chính phủ Australia mới đây đã tiết lộ một dự luật đột phá, trong đó đưa ra các yêu cầu bắt buộc về báo cáo liên quan đến khí hậu đối với các công ty vừa và lớn. Nó nhằm mục đích tăng cường tính minh bạch, giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu và tăng cường đầu tư vào các nguồn năng lượng sạch và đáng tin cậy hơn.

Australia đề xuất luật mới bắt buộc báo cáo liên quan đến khí hậu -0
Nguồn: ITN

Bộ trưởng Tài chính Australia Jim Chalmers nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp sự minh bạch, rõ ràng và chắc chắn cần thiết để tham gia vào việc chuyển đổi sang một thế giới có phát thải ròng bằng không (net-zero).

Dự luật trên được đưa ra sau khi Bộ Tài chính đưa ra “Tư vấn khám phá” vào tháng 12.2022 về việc phát triển khuôn khổ công bố rủi ro khí hậu, và thông báo tiếp theo vào tháng 6.2023 về kế hoạch thực hiện các yêu cầu công bố tài chính bắt buộc liên quan đến khí hậu. Tháng 10.2023, Ủy ban Tiêu chuẩn kế toán Australia (AASB) công bố dự thảo nêu rõ các tiêu chuẩn được đề xuất để các công ty báo cáo thông tin liên quan đến khí hậu, tạo cơ sở cho các yêu cầu công bố thông tin mới.

Theo dự luật, các công ty thuộc các ngưỡng quy mô cụ thể sẽ được yêu cầu báo cáo về các rủi ro và cơ hội liên quan đến khí hậu, các số liệu và mục tiêu cho phát thải phạm vi 1, 2 và 3, cũng như tiết lộ các quy trình quản trị và quản lý rủi ro liên quan đến các vấn đề này. Đề xuất luật mới sẽ áp dụng đối với tất cả các công ty đại chúng. Trong đó, các công ty lớn được yêu cầu cung cấp báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán cho Ủy ban Chứng khoán và đầu tư Australia (ASIC) đáp ứng các ngưỡng quy mô cụ thể (bắt đầu với các công ty có trên 500 nhân viên, doanh thu trên 500 triệu USD hoặc tài sản trên 1 tỷ USD, cũng như chủ sở hữu tài sản có tài sản trên 5 tỷ USD). Các công ty này sẽ bắt đầu báo cáo cho năm tài chính bắt đầu từ ngày 1.7.2024.

Trong khi đó, các công ty cỡ trung bình (hơn 250 nhân viên, doanh thu hơn 200 triệu USD, tài sản 500 triệu USD) sẽ được yêu cầu bắt đầu báo cáo từ tháng 7.2026, và các công ty nhỏ hơn (hơn 100 nhân viên, doanh thu hơn 50 triệu USD, tài sản hơn 25 triệu USD) sẽ thực hiện việc này vào năm sau đó…

Dự luật cũng sẽ đưa ra các yêu cầu bảo đảm đối với báo cáo liên quan đến khí hậu, tương tự như đối với báo cáo tài chính, theo đó các công ty phải lấy báo cáo bảo đảm từ kiểm toán viên tài chính của họ.

Chính phủ Australia đã bắt đầu thời gian tham vấn cho dự luật mới, cho phép các bên liên quan cung cấp phản hồi cho đến ngày 9.2.

Thế giới 24h

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Giải quyết tận gốc việc dạy thêm
Thế giới 24h

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Giải quyết tận gốc việc dạy thêm

Đánh giá sau hơn 3 năm thực hiện chính sách “giảm kép” cho thấy, chính sách này ban đầu đã tạo ra những chuyển biến tích cực. Song do nhu cầu học thêm của các gia đình quá lớn, đã xuất hiện tình trạng dạy chui với các cơ sở, tổ chức dạy thêm trá hình. Các chuyên gia cho rằng, chừng nào còn các kỳ thi khốc liệt chừng đó các gia đình sẽ còn nhu cầu luyện thi và có cầu sẽ có cung, dù ở hình thức nào.

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Giảm gánh nặng cho phụ huynh và học sinh
Thế giới 24h

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Giảm gánh nặng cho phụ huynh và học sinh

Nổi tiếng với môi trường học tập cạnh tranh khốc liệt, Trung Quốc cũng là quốc gia chứng kiến cuộc đua dạy thêm, học thêm và tình trạng bùng nổ các trung tâm gia sư tư nhân trở thành một vấn nạn. Vào năm 2021, Chính phủ đã ban hành chính sách mới “shuang jian” (song giảm) hay còn gọi là “giảm kép” với hai mục tiêu: giảm áp lực học tập cho học sinh bằng cách giảm khối lượng bài tập và giảm áp lực tài chính cho phụ huynh bằng cách siết chặt hoạt động dạy thêm.

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Học sinh bị áp lực cả "thừa" lẫn "thiếu"
Thế giới 24h

Chính sách "giảm kép" của Trung Quốc về dạy thêm: Học sinh bị áp lực cả "thừa" lẫn "thiếu"

Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) chỉ ra Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về xếp hạng học sinh. Không chỉ ở Thượng Hải và Bắc Kinh, học sinh ở các vùng nông thôn, vùng khó khăn cũng vượt trội so với các bạn cùng lứa ở một số quốc gia. Tuy nhiên, vị thế này cũng gây nhiều áp lực trong môi trường học tập, khi trẻ em phải dành quá nhiều thời gian cho việc học tập trong khi rất ít thời gian nghỉ ngơi hoặc vận động.

Lãnh đạo Mỹ - Ấn Độ nhất trí giải quyết bất đồng thuế quan, thương mại
Thế giới 24h

Lãnh đạo Mỹ - Ấn Độ nhất trí giải quyết bất đồng thuế quan, thương mại

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nhất trí sẽ sớm bắt đầu các cuộc đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại và giải quyết bế tắc về thuế quan. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí củng cố quan hệ quốc phòng và an ninh trong cuộc gặp song phương đầu tiên tại Nhà Trắng ngày 13.2.

Châu Âu yêu cầu phải có một ghế trên bàn đàm phán về Ukraine
Thế giới 24h

Châu Âu yêu cầu phải có một ghế trên bàn đàm phán về Ukraine

Các cường quốc hàng đầu châu Âu, bao gồm Anh, Pháp và Đức, đã tuyên bố họ phải tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai về số phận của Ukraine, nhấn mạnh rằng chỉ có một thỏa thuận công bằng với các biện pháp đảm bảo an ninh mới có thể đảm bảo hòa bình lâu dài. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Nga và Mỹ sẽ nhanh chóng đàm phán kết thúc chiến tranh Ukraine.

Trung Quốc có thể lấp khoảng trống của Mỹ ở WHO?
Thế giới 24h

Trung Quốc có thể lấp khoảng trống của Mỹ ở WHO?

Trong suốt hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã xây dựng một chương trình viện trợ y tế công cộng quy mô cho thế giới, được thúc đẩy mạnh mẽ hơn do đại dịch Covid-19. Khi Hoa Kỳ rút lui khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các chương trình viện trợ nhân đạo liên quan đến y tế công cộng, liệu Trung Quốc có thể thay thế vị trí này và củng cố hơn nữa ảnh hưởng trên toàn cầu?

EU: Thuế quan của Mỹ chỉ khiến tất cả cùng thua
Thế giới 24h

EU: Thuế quan của Mỹ chỉ khiến tất cả cùng thua

Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về áp dụng mức thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ, không có miễn trừ hay ngoại lệ, đã gây ra sự phản đối dữ dội trên khắp châu Âu. Cả các nhà lãnh đạo đến các chuyên gia ở châu Âu đều cảnh báo biện pháp này sẽ không mang lại lợi ích cho bất kỳ ai.

Hàn Quốc sẽ mở rộng hỗ trợ nông nghiệp cho 50 quốc gia vào năm 2029
Thế giới 24h

Hàn Quốc sẽ mở rộng hỗ trợ nông nghiệp cho 50 quốc gia vào năm 2029

Chính phủ Hàn Quốc đã công bố một kế hoạch dài hạn nhằm hỗ trợ các quốc gia phụ thuộc vào nông nghiệp bằng cách chia sẻ bí quyết, công nghệ, nguồn vốn do cả chính phủ và các công ty tư nhân cung cấp nhằm tăng cường vai trò của quốc gia này trong nỗ lực cải thiện an ninh lương thực ở các quốc gia đang phát triển.

Vụ bé gái bị giáo viên đâm tử vong ở Hàn Quốc: Báo động về sức khỏe tâm thần của giáo viên và an toàn trường học
Thế giới 24h

Vụ bé gái bị giáo viên đâm tử vong ở Hàn Quốc: Báo động về sức khỏe tâm thần của giáo viên và an toàn trường học

Cảnh sát đang điều tra vụ án một bé gái bị giáo viên đâm tử vong tại một trường tiểu học ở Daejeon cho biết hôm 11.2, vụ tấn công đã được giáo viên này lên kế hoạch nhưng nghi phạm đã chọn ngẫu nhiên nạn nhân là học sinh cuối cùng rời khỏi trường. Thảm kịch làm dấy lên lo ngại về an toàn trường học cũng như sức khỏe tâm thần của giáo viên.

Iran nới lỏng hạn chế nhập khẩu ô tô và iPhone: Động thái hướng tới mở cửa?
Thế giới 24h

Iran nới lỏng hạn chế nhập khẩu ô tô và iPhone: Động thái hướng tới mở cửa?

Tất cả những gì sinh viên kiến ​​trúc Amirhossein Azizi mong ước cho sinh nhật lần thứ 19 của mình là chiếc iPhone đời mới nhất, thứ không xuất hiện ở quốc gia này trước kia. Và với quốc gia đang túng thiếu tiền mặt như Iran, đó cũng chính là những gì nền kinh tế này cần – từng bước hướng tới mở cửa.

Khởi đầu thuận lợi cho thời kỳ mới
Thế giới 24h

Khởi đầu thuận lợi cho thời kỳ mới

Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba vừa kết thúc chuyến công du Washington hôm 9.2 với nhiều thành công khi ông có được cam kết của chủ nhân Nhà Trắng về việc theo đuổi “thời hoàng kim mới” trong quan hệ Hoa Kỳ - Nhật Bản.