Áp lực đổi mới quyết định sứ mệnh của lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn

Áp lực phải đổi mới đại học là cực kỳ lớn. Ở lĩnh vực xã hội - nhân văn, áp lực còn lớn hơn. Việc tự đổi mới từ mỗi giảng viên sẽ quyết định trực tiếp tương lai của Nhà trường.

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11), GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH và NV), ĐH Quốc gia Hà Nội đã chia sẻ một số quan điểm và góc nhìn về định hướng phát triển của Nhà trường, lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nói chung.

Áp lực đổi mới quyết định sứ mệnh của lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn -0
GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội 

Người học sẽ ngày càng khắt khe khi chọn trường

GS.TS Hoàng Anh Tuấn cho biết, xu hướng biến đổi rất nhanh của giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ hiện nay. 

Sự biến đổi, kỳ thực, có đưa đến những “thế” và “lực” nhất định cho các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn – bởi thế giới đã, đang khẳng định vai trò nền tảng không thể thay thế của lĩnh vực nhân văn – nghệ thuật – tư tưởng – đạo đức… trong xã hội 4.0; cũng bởi trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò then chốt của khoa học xã hội và nhân văn như nền tảng và nguồn lực quan trọng cho sự phát triển xã hội đương đại… 

Cơ hội là có, và đã được nhìn nhận khá rõ. Song, thách thức với  Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng không nhỏ, cụ thể: 

Mấy năm trở lại đây, không ít đơn vị đào tạo khoa học xã hội và nhân văn của nhiều trường đại học đã phải giải thể hoặc sáp nhập do thiếu sinh viên. Trường Nhân văn nhờ vị thế và danh tiếng, vẫn duy trì được nguồn tuyển sinh ổn định và chất lượng cao – dù tổng số nguyện vọng thí sinh đăng ký vào Nhà trường có xu hướng giảm nhẹ qua từng năm. 

Trong khi tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT có nguyện vọng học đại học trong cả nước ngày càng giảm, số lượng các trường đại học tư thục và quốc tế tổ chức đào tạo các ngành thuộc khối xã hội - nhân văn đang có xu hướng gia tăng trong một vài năm trở lại đây. 

Các trường đại học tư thục và quốc tế ở Việt Nam không chỉ đào tạo các ngành khoa học xã hội định hướng ứng dụng và hấp dẫn người học, mà bắt đầu mở các chương trình thuộc lĩnh vực nhân văn – nghệ thuật nhưng theo hướng liên ngành, hiện đại, mã ngành thí điểm đáp ứng nhu cầu tự thân của người học và yêu cầu nhân lực cho thị trường lao động 4.0.

Cơ sở hạ tầng chất lượng và tư duy quản trị hiện đại là thế mạnh để các đại học tư thục và quốc tế thu hút người học tiềm năng có điều kiện kinh tế tốt. Ngày càng nhiều phụ huynh sẵn sàng đầu tư để con em mình được học khối ngành nhân văn – nghệ thuật tại các trường đại học trong nước: hiện đại về cơ sở vật chất - khai phóng về triết lý đào tạo – chuyên nghiệp về dịch vụ hỗ trợ…

“Trường Nhân văn sẽ đối mặt với thực tế không còn là sự lựa chọn đương nhiên, càng không phải là sự lựa chọn duy nhất của thí sinh có ý định theo học các lĩnh vực xã hội – nhân văn – nghệ thuật; lại càng không phải là cơ sở đào tạo được ưu tiên hàng đầu đối với người học vừa có năng lực chuyên môn cao – vừa có điều kiện kinh tế tốt.

Rồi sẽ đến lúc cộng đồng người học ngày càng khắt khe; họ sẽ không chỉ nghe về truyền thống Văn khoa – tinh hoa Tổng hợp để rồi mặc nhiên lựa chọn Nhân văn, mà sẽ cân nhắc tổng thể các điều kiện đảm bảo chất lượng của Nhà trường” – GS Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.

Áp lực tự đổi mới rất lớn…

GS.TS Hoàng Anh Tuấn khẳng định: “Khoa học xã hội và nhân văn sẽ chỉ phát huy được hết tiềm năng nếu chúng ta nhìn nhận, tiếp cận, phân tích, vận dụng vào cuộc sống theo một cách thức mới: sáng tạo hơn, thực tiễn hơn, gắn kết hơn với nhịp sống đương đại”.

Nhắc lại lời phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tại Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam: “Thế giới biến đổi từng giây, lượng tri thức nhân loại bùng nổ, mô hình bậc thầy uyên bác biết 10 dạy 1 không còn phù hợp. Thay vào đó, nhà giáo phải nắm kiến thức cơ bản, giỏi phương pháp để định hướng, dẫn dắt học trò tự tìm kiếm và phát triển tri thức, tự trang bị và tích lũy kiến thức không giới hạn. Trách nhiệm giải trình, tương tác đa chiều với học trò, phụ huynh và xã hội cũng đặt ra cho nhà giáo những kỹ năng về phương diện ứng xử văn hóa và xã hội cao hơn, phức tạp hơn”, GS.TS Hoàng Anh Tuấn cho rằng: Áp lực phải đổi mới đại học là cực kỳ lớn. Ở lĩnh vực xã hội - nhân văn, áp lực còn lớn hơn. Việc tự đổi mới từmỗi giảng viên và viên chức, vì vậy, sẽ quyết định trực tiếp tương lai của Nhà trường.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội đương hiện để chuyển hóa thời cơ thành kết quả, cả trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy chuyên môn và phục vụ cộng đồng. Người ta ví “cơ hội như ánh bình minh, để lâu sẽ lỡ”. Cơ hội hiện nay cho KHXH và NV thay đổi và bứt phá có thể cũng không ở đó quá lâu, nó sẽ qua nhanh nếu không được chúng ta tận dụng.

Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn mong mỏi, tất cả các thầy cô giáo và viên chức Nhà trường tiếp tục mạnh mẽ đổi mới quản trị đại học, đổi mới phương pháp dạy - học, đẩy mạnh cập nhật tri thức khoa học, khai mở những hướng nghiên cứu mới, xây dựng các chương trình đào tạo mới vừa chuyên sâu vừa liên ngành - xuyên lĩnh vực để nâng cao chất lượng nghiên cứu, đào tạo, phục vụ cộng đồng.

“Chỉ khi chúng ta dám dấn thân để đi trên con đường đổi mới và hội nhập, chúng ta mới đón được ánh-bình-minh-Nhân-văn trên nền cảnh của một hệ thống giáo dục đại học đã rất mới và rất khác” – GS Tuấn bày tỏ. 

Không thể cứ mãi “ăn truyền thống – sống tương lai”

77 năm truyền thống và 27 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đến nay căn bản đã khẳng định được vị thế và danh tiếng trên bản đồ đại học Việt Nam, được các đối tác khoa học và đào tạo quốc tế tin cậy hợp tác. 

Theo GS Hoàng Anh Tuấn, vị thế và danh tiếng của Nhà trường hôm nay là sự hòa quyện giữa truyền thống Văn khoa - tinh hoa Tổng hợp với hệ giá trị cốt lõi Nhân văn đã được các thế hệ nhà giáo dày công vun đắp trong nhiều năm qua.

Truyền thống là nguồn lực, là sức mạnh nội sinh. Mỗi cán bộ viên chức Nhân văn hôm nay phải có trách nhiệm tiếp tục vun bồi, đặc biệt phải tìm giải pháp tốt nhất để phát huy, nhân lên mạnh mẽ truyền thống đó, thay vì thụ động ngồi đón đợi tương lai.

“Nhà trường đang mạnh mẽ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện hoạt động giảng dạy - nghiên cứu - phục vụ cộng đồng để đưa đơn vị bước sang chặng đường phát triển mới. 

Để đạt được kết quả thì tập thể cán bộ và viên chức toàn trường phải đoàn kết, hướng tâm, chung tay, đồng lòng phát triển Nhà trường theo phương châm “Nhân văn làm nền tảng – Hiện đại là xu hướng” mà nhà trường đã xác định” – GS Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh. 

Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm
Giáo dục

7 vị trí công tác trong lĩnh vực giáo dục phải thay đổi định kỳ sau 3-5 năm

Các vị trí "tuyển sinh, đào tạo; phân bổ chỉ tiêu, quản lý tuyển sinh; thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo; thẩm định tài liệu giáo dục địa phương; Thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục; quản lý đề án, dự án; phân bổ, thẩm định đề tài nghiên cứu khoa học"... sẽ cần phải thay đổi định kỳ theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hơn 15.000 sinh viên Trường Đại học Phenikaa "bùng nổ" cảm xúc trong đêm Đại nhạc hội Into the Colorverse
Giáo dục

Hơn 15.000 sinh viên Trường Đại học Phenikaa "bùng nổ" cảm xúc trong đêm Đại nhạc hội Into the Colorverse

Với sân khấu hoành tráng, quy tụ dàn khách mời nổi tiếng như MONO, Captain Boy,... Into the Colorverse - Đại nhạc hội chào tân sinh viên K18 Trường Đại học Phenikaa tối 8.12 đã đem đến những phần trình diễn đầy cảm xúc, để lại dấu ấn khó quên trong lòng khán giả và thu hút 15.000 sinh viên tham dự.

TP. Hồ Chí Minh đầu tư quỹ đất phát triển các dự án giáo dục
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh đầu tư quỹ đất phát triển các dự án giáo dục

Tại hội nghị triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết, TP. Hồ Chí Minh có 69 quỹ đất giáo dục để đầu tư phát triển các dự án giáo dục đào tạo.

70% sinh viên công nghệ thông tin cần đào tạo lại kỹ năng thực hành sau khi tốt nghiệp
Giáo dục

70% sinh viên công nghệ thông tin cần đào tạo lại kỹ năng thực hành sau khi tốt nghiệp

Mỗi năm, Việt Nam đào tạo thêm khoảng 50.000 nhân lực công nghệ thông tin, nhưng trong số này chỉ có khoảng 30% sẵn sàng làm việc được ngay khi ra trường, còn lại 70% vẫn phải thông qua quá trình đào tạo, các khóa học để rèn giũa các kỹ năng thực hành trước khi tham gia vào dự án thực tế.

Đại học Bách khoa Hà Nội tạo cơ hội cho sinh viên bộc lộ tài năng trước nhà tuyển dụng
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội tạo cơ hội cho sinh viên bộc lộ tài năng trước nhà tuyển dụng

Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, PGS. TS. Huỳnh Đăng Chính nhấn mạnh, Ngày hội hướng nghiệp - Career day 2024 đặt mục tiêu tạo ra môi trường cho các nhà tuyển dụng tiếp cận với nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, sinh viên năm đầu được tiếp xúc, tìm hiểu các hoạt động và nhu cầu tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp để lên kế hoạch học tập, rèn luyện để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Mở đơn đăng ký xét duyệt học bổng khuyến học thanh niên Thanh Hóa phía Nam năm 2024 do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tài trợ
Giáo dục

Mở đơn đăng ký học bổng khuyến học Thanh Hóa phía Nam năm 2024

Nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên người Thanh Hoá gặp hoàn cảnh khó khăn có thêm động lực để vươn lên trong học tập và rèn luyện, Câu lạc bộ Thanh niên Thanh Hóa phía Nam (STYC) tổ chức mở đơn đăng ký xét duyệt học bổng khuyến khích học tập năm 2024 cho học sinh, sinh viên vượt khó, do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tài trợ.

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng
Giáo dục

Nhiều trường đại học đề nghị bỏ hình thức xét tuyển sớm để tuyển sinh công bằng

Tại Toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 6.12, nhiều lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học đề xuất cần mạnh dạn bỏ hình thức xét tuyển sớm, siết chặt lại các quy định để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?
Giáo dục

Thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Vì sao tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội?

Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, nhiều tổ hợp môn lựa chọn do trường THPT xây dựng có thể không phù hợp với năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Số lượng tổ hợp tự nhiên đang bị "lép vế" với tổ hợp xã hội, khiến nguồn đầu vào các ngành khoa học tự nhiên sụt giảm, không đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của đất nước.

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên
Giáo dục

Phát huy hơn nữa “dư địa” của giáo dục thường xuyên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh giáo dục thường xuyên phải tự nhận thức được vai trò của mình. Từ đó, phát huy hơn nữa “dư địa”, hiệu quả của giáo dục thường xuyên với phát triển giáo dục và đào tạo và xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.