Áp dụng quy trình canh tác, bón phân hiệu quả cho mô hình lúa - tôm

Hiện nay, việc sản xuất lúa gạo đang ngày càng chịu tác động xấu từ biến đổi khí hậu, giá phân bón và các loại vật tư đầu vào tăng cao, giá lúa biến động thất thường… Vì vậy, trong quá trình canh tác, bà con nông dân cần chú ý tính toán, áp dụng quy trình canh tác, bón phân bằng phân bón Đầu Trâu để vừa bảo đảm tiết kiệm chi phí sản xuất tối đa mà ruộng lúa vẫn giữ vững năng suất, chất lượng, lợi nhuận cao trong mô hình canh tác lúa - tôm.

Bón phân Đầu Trâu Mặn - Phèn giúp “đuổi” mặn

Mô hình canh tác lúa - tôm là mô hình canh tác đặc thù của vùng bị nhiễm mặn theo mùa trong hơn 50 - 60 năm qua ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhà nông ở đồng bằng sông Cửu Long đã biết thích ứng với điều kiện tự nhiên bằng cách trồng lúa trong mùa mưa nhờ có nước mưa tự nhiên, rồi cho nước mặn vào ruộng nuôi tôm trong mùa khô. Với phương thức canh tác này, nông dân đã tạo ra nguồn thu nhập mới mà trước đây không thể có được trong mùa khô.

Phân bón Đầu Trâu Mặn – Phèn thích hợp bón lót cải tạo đất lúa nhiễm phèn mặn
Phân bón Đầu Trâu Mặn – Phèn thích hợp bón lót cải tạo đất lúa nhiễm phèn mặn

Nhiều năm qua, mô hình lúa - tôm thực sự là cách làm thông minh, đã mang lại nguồn “lợi nhuận kép” cho nông dân. Tuy nhiên, do trong mùa nắng đưa nước mặn vào nuôi tôm, nước mặn đã khuyếch tán vào lớp đất mặt. Vì vậy, để vụ lúa trong mùa mưa đạt kết quả tốt, trước khi xuống giống phải rửa mặn cho đất nhanh bằng cách kết hợp giữa “đuổi” và “rửa”. Rửa mặn nhanh còn giúp xuống giống được sớm, tránh hạn - mặn cuối vụ lúa và cũng là mong muốn của tất cả nhà nông canh tác mô hình này. Kỹ thuật đuổi và rửa mặn nhanh được thực hiện bằng cách xới xáo lớp đất mặt để nước rửa dễ dàng ngấm xuyên qua đất. Chỉ cần xới sâu khoảng 7 - 8 phân là được vì nước mặn khuyếch tán không sâu.

Ngoài ra, một cách khác giúp “đuổi” mặn đó là bón phân Đầu Trâu Mặn - Phèn của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền. Chất canxi trong phân Đầu Trâu Mặn - Phèn có điện tích dương sẽ đẩy mặn natri có cùng điện tích dương ra khỏi keo đất để nước mang đi rửa được dễ dàng. Để rửa mặn triệt để, phải làm những rãnh nước trong ruộng. Rãnh có kích thước sâu khoảng 20cm, rộng khoảng 20cm. Các rãnh cách nhau khoảng 6-9m. Và một yếu tố quan trọng là khi rửa phải có đủ nước để rửa. Nơi nào có nước sông ngọt sớm thì bơm nước lên rửa cùng với nước mưa.

Mặc dù đã rửa mặn, nhưng phải kiểm tra độ mặn trước khi xuống giống bằng cách đào lỗ giống như đo pH đầu vụ và dùng dụng cụ hay máy đo mặn. Khi độ mặn dưới 1‰ là xuống giống được, nhưng tốt nhất là dưới 0,5‰. Năm nào mùa mưa đến sớm, lượng mưa nhiều sẽ giúp cho việc đuổi và rửa mặn càng thêm thuận lợi. Điều này, đồng thời cũng sẽ giúp cây lúa phát triển tốt, từ đó, giúp nông dân tiết kiệm chi phí đầu tư phân thuốc khi phải chi cho việc khắc phục tình trạng lúa ngộ độc mặn ngay từ đầu vụ của những năm trước đây.

Bón thúc bằng phân Đầu Trâu Lúa Tôm

Về khâu bón phân cho mô hình lúa - tôm, cùng với việc bón lót đầu vụ để đuổi và rửa mặn trong đất, ở giai đoạn bón thúc, bà con có thể sử dụng phân bón chuyên dùng Đầu Trâu Lúa Tôm cho cả vụ. Phân có tỉ lệ NPK cân đối 21-10-10 sẽ giúp cây lúa phát triển tốt, năng suất cao, môi trường an toàn.

Quy trình bón phân cho mô hình lúa tôm lúc làm đất, rửa mặn sẽ bón lót phân Đầu Trâu Mặn - Phèn với liều lượng 100 - 150kg/ha. Ở giai đoạn 7 - 10 ngày sau sạ bón thúc lần 1 bằng phân Đầu Trâu Lúa Tôm, lượng bón 80kg/ha. Ở giai đoạn 18 - 22 ngày sau sạ là thời điểm bón thúc lần 2 bằng phân Đầu Trâu Lúa Tôm, lượng bón 100 - 120kg/ha. Chú ý, đây là giai đoạn cây lúa đẻ nhánh và nuôi chồi hữu hiệu, việc bón thúc này rất quan trọng, đặc biệt với nền đất nuôi tôm. Giai đoạn đón đòng, tức thời điểm bón thúc lần 3, xác định thời điểm bón là lúc cây lúa có đòng. Vì vậy, bà con chỉ bón khi thăm đòng, xác định đòng 1 - 3cm mới tiến hành bón phân Đầu Trâu Lúa Tôm, lượng bón 80 - 100kg/ha.

Xã hội

Dự báo thời tiết ngày 6.1: Hà Nội sương mù kèm rét, khu vực Bắc Bộ có mưa
Xã hội

Dự báo thời tiết ngày 6.1: Hà Nội sương mù kèm rét, khu vực Bắc Bộ có mưa

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Trời rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại; riêng thời kỳ từ 7-8.1 đêm và sáng trời rét. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi từ khoảng 9-12.1 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Trời rét; riêng thời kỳ từ 7-8.1 đêm và sáng trời rét.

Ảnh: Hồ Long
Xã hội

Khẳng định sức hút, tầm vóc, sân chơi bổ ích

Cùng với kỳ vọng, thông điệp qua những tác phẩm thấm đẫm hơi thở cuộc sống, yêu cầu của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đại diện nhóm tác giả các tác phẩm đoạt Giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (giải Diên Hồng) lần thứ 3 đều chung cảm nhận về sức hút, uy tín, tầm vóc của Giải. Đồng thời khẳng định, đây thực sự là sân chơi bổ ích, môi trường cọ xát để các nhà báo thực hiện những đề tài liên quan đến Quốc hội, HĐND các cấp trao đổi, học hỏi và trưởng thành hơn với nghề.

Hòa chung nhịp đập đất nước
Xã hội

Hòa chung nhịp đập đất nước

Thực tiễn hoạt động phong phú, sôi động, quyết liệt của Quốc hội, Hội đồng nhân dân là chất liệu và nguồn cảm hứng của báo chí. Những tác phẩm báo chí chất lượng cao, xứng tầm cũng chính là nhịp cầu đồng hành với cơ quan dân cử thúc đẩy kiến tạo vì sự phát triển phồn vinh của đất nước.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách giúp người khuyết tật vượt lên nghịch cảnh
Đời sống

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách giúp người khuyết tật vượt lên nghịch cảnh

Trong những năm gần đây, các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật tại Việt Nam đã có sự chuyển biến tích cực, nhiều chương trình, dự án nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo cơ hội hòa nhập cho người khuyết tật đã thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn nhiều thách thức mà người khuyết tật phải đối mặt. Do đó, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách về người khuyết tật là một yêu cầu cấp thiết nhằm giúp họ vượt qua những trở ngại, khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho xã hội.

Báo Đại biểu Nhân dân đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
Xã hội

Báo Đại biểu Nhân dân triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 5.1, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 35 Ngô Quyền, Hà Nội, dưới sự chủ trì của Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

99,3% số xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi có trạm y tế
Đời sống

Khởi sắc vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Năm 2024 đã khép lại với nhiều dấu ấn nổi bật trong công tác dân tộc, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Sự quan tâm từ Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền và sự nỗ lực vươn lên của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mang lại những thành tựu to lớn, đặt nền tảng vững chắc cho năm 2025.

Nỗ lực khôi phục làng nghề truyền thống phục vụ Tết
Xã hội

Nỗ lực khôi phục làng nghề truyền thống phục vụ Tết

Vượt qua thiệt hại lớn do cơn bão số 3 gây ra, thời điểm này, người dân hai làng nghề trồng đào truyền thống Nhật Tân và quất cảnh Tứ Liên (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) đang hối hả chăm sóc, chuẩn bị cây, hoa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Toàn cảnh tọa đàm
Đời sống

Làm gì để giảm lo âu cho giới trẻ?

Trong cuốn sách Thế hệ lo âu (The Anxious Generation), tác giả - nhà tâm lý học xã hội Jonathan Haidt lập luận rằng, sự suy giảm các hoạt động chơi tự do trong thời thơ ấu và sự gia tăng việc sử dụng điện thoại thông minh ở thanh thiếu niên chính là nguyên nhân gây căng thẳng tâm lý ngày càng tăng ở giới trẻ. 

Hòa Bình: Tăng cường kiểm soát nhóm các mặt hàng cấm, hàng tiêu dùng trong dịp Tết
Xã hội

Hòa Bình: Tăng cường kiểm soát nhóm các mặt hàng cấm, hàng tiêu dùng trong dịp Tết

Tại Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Quách Tất Liêm đề nghị, các ngành, các địa phương cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nhóm các mặt hàng cấm, hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội như pháo nổ, vật liệu nổ, chất cấm dùng trong chăn nuôi, hóa chất, hương liệu, phụ gia thực phẩm; các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, tiêu thụ nhiều trong dịp lễ, Tết.

Khử khuẩn toàn bộ khuôn viên bằng các loại hóa chất nhằm bảo đảm môi trường luôn sạch khuẩn. Ảnh: BVDC2.6
Xã hội

Lực lượng quân y Việt Nam với sứ mệnh gìn giữ hòa bình quốc tế

Trước tình trạng dịch tả bùng phát mạnh tại Bentiu, Nam Sudan, tháng 12.2024, Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 6, thuộc Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam, Bộ Quốc phòng, đã nhanh chóng triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân viên Liên Hợp Quốc (UN) và cộng đồng địa phương, khẳng định trách nhiệm và chuyên môn cao của lực lượng quân y Việt Nam trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình quốc tế.

Người cung cấp thông tin vi phạm giao thông có thể nhận tới 5 triệu đồng
Xã hội

Người cung cấp thông tin vi phạm giao thông có thể nhận tới 5 triệu đồng

Nghị định 176/2024/NĐ-CP của Chính phủ Quy định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách nhà nước, có hiệu lực từ 1.1.2025. Theo đó, cho phép Bộ Công an được chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông. Mức chi này là không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.