Áp dụng công nghệ sản xuất chè sạch - hướng phát triển bền vững tại Thái Nguyên

Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Hiện nay, nhiều địa phương của Thái Nguyên đang đẩy mạnh phát triển chè an toàn theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cũng như bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xuất phát từ nhu cầu của thị trường người tiêu dùng đặc biệt đề cao sản phẩm sản xuất theo hướng hữu cơ và chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Vài năm trở lại đây, Thái Nguyên đã có khá nhiều mô hình chè hữu cơ khởi sắc, tuy quy mô và sản lượng còn khiêm tốn.

HTX trà Tuất Thoi, xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ có 5ha chè được cấp chứng nhận sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam. Chia sẻ quá trình chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hữu cơ, bà Đào Thị Thoi, Giám đốc HTX cho biết, năm 2021, HTX bắt đầu tham gia thực hiện mô hình sản xuất chè hữu cơ do Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ. Đây là một quá trình dài, vất vả, không có tiềm lực về kinh tế và “độ lì” thì không nên làm và không thể kiên trì làm được. Nếu cho rằng sản xuất hữu cơ chỉ là không dùng hóa chất thì đã hiểu không đúng bản chất của phương thức canh tác này. Chúng tôi đã phải mất nhiều năm thực hiện theo các điều kiện vô cùng nghiêm ngặt như: Đánh giá đất không có kim loại nặng hoặc kim loại nặng dưới ngưỡng cho phép. Đối với các diện tích chè có sẵn, đã bón phân hóa học thì phải có 3 năm chuyển đổi. Khu vực chè hữu cơ phải được cách ly để tránh xâm nhập nguồn nước ô nhiễm, tránh xâm nhập ô nhiễm không khí do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và các nguồn hóa chất khác ở các vùng lân cận. Đồng thời còn phải chú trọng đến sinh thái, đa dạng hóa cây trồng nhằm hỗ trợ côn trùng có ích và vi sinh vật có lợi trong đất, tạo điều kiện sống cho các loài ếch nhái, chim, giun đất,… Việc phòng ngừa sâu bệnh chủ yếu dựa vào phương pháp sử dụng chất dẫn dụ côn trùng, bẫy côn trùng, sử dụng thiên địch… Canh tác hữu cơ đòi hỏi nhiều công lao động hơn, đặc biệt là việc bón phân hoặc dọn cỏ tốn công gấp nhiều lần nên tốn nhiều chi phí hơn so với dùng thuốc diệt cỏ. Về năng suất, những năm đầu chuyển đổi, cây bị giảm dinh dưỡng đột ngột do ngưng phân bón hóa học nên dễ bị sâu bệnh hơn, năng suất thường thấp hơn. Sản phẩm chè hữu cơ đảm bảo các điều kiện thì rất “thật chất chè”, màu nước đẹp, thơm ngon, đậm đà, để qua đêm nước trà không bị đổi màu, uống vào rất dễ chịu và không bị mất ngủ.

1-657.jpg

Trong quá trình thu hái và chế biến, đóng gói càng phải chú ý giữ dụng cụ sạch sẽ, vệ sinh vì chè là sản phẩm uống ngay chứ không qua đun nấu, nếu nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Để tránh bụi bẩn bám vào chè nguyên liệu, HTX cũng đã đầu tư hệ thống nhà lưới. Ngoài việc không sử dụng hóa chất còn phải chú trọng vệ sinh ở tất cả các khâu sản xuất, chế biến, chỉ cần lơ là một khâu là sản phẩm có thể không còn sạch nữa. Riêng đối với nguyên liệu búp tươi, khi thu hái càng yêu cầu yếu tố vệ sinh vì chè hái xong đem chế biến ngay chứ không ai đem rửa rồi mới chế biến.

Thực tế, có nhiều hộ làm chè tuy hạn chế sử dụng chất hóa học trên vườn chè nhưng sử dụng nguồn nước tưới là nước ao, trong khi toàn bộ nước thải của chuồng trại chăn nuôi gà, lợn, bò cũng xả trực tiếp xuống diện tích ao đó. Một số vườn chè nằm ở khu vực nhiễm bụi bẩn vẫn được thu hái, chế biến và bán với mác “chè sạch”. Thậm chí nhiều hộ đổ chè nguyên liệu xuống nền sân ướt bẩn, rất mất vệ sinh rồi mới mang đi sao sấy. Ngược lại, có hộ sau khi sao sấy xong lại đổ chè xuống nền nhà mà không sử dụng tấm lót hay đồ chứa khiến cho chè nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn. Tính đến thời điểm hiện tại, trong số tổng diện tích khoảng 22,7 nghìn ha chè toàn tỉnh, có trên 130 ha được cấp chứng nhận hữu cơ, chuyển đổi sản xuất hữu cơ.

So với nhu cầu thị trường, sản lượng chè hữu cơ đang chiếm tỷ lệ quá ít ỏi, cùng với đó là giá bán khá cao so với mặt bằng chung khiến cho loại “chè sạch” này chỉ mới đến được với một số ít khách hàng. Tuy nhiên, cùng với chè hữu cơ, còn có chè sạch theo chuẩn GAP (toàn tỉnh hiện có trên 3 nghìn ha được chứng nhận nhận VietGAP). Để được cấp chứng nhận VietGAP, nông dân phải tuân thủ hàng chục yêu cầu, từ quy trình sản xuất đến thu hoạch, bảo quản, phải ghi chép lại và lưu trữ hồ sơ về cả quá trình canh tác.

2-1.jpg
Với sự đầu tư mạnh cho áp dụng khoa học kỹ thuật vào cây trồng chủ lực,
chè Thái Nguyên sẽ giữ vững danh xưng “Đệ nhất danh trà”

Chè hữu cơ và chè VietGAP đều giống nhau về bản chất đều là sản phẩm an toàn với sức khỏe, nhưng khác nhau về phương pháp canh tác. Chè VietGAP vẫn có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc diệt cỏ có nguồn gốc tổng hợp. Tuy nhiên, quy trình sản xuất phải được ghi chép cẩn thận, có thể truy nguyên nguồn gốc và khi kiểm tra, sản phẩm được sử dụng liên tục thì dư lượng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, hoạt động sản xuất cũng không gây ô nhiễm môi trường.

Để khuyến khích người dân sản xuất chè sạch an toàn VietGap, chè an toàn hữu cơ,… tỉnh đã xây dựng nhiều cơ chế hỗ trợ như: kinh phí cấp giấy chứng nhận, kinh phí đào tạo hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, chế biến chè an toàn theo quy trình VietGAP và GAP khác, sản xuất hữu cơ, hỗ trợ vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học...

Nghị quyết về việc phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030 xác định đến năm 2025 diện tích chè đạt 23.000 ha, 80% diện tích chè sản xuất tập trung theo tiêu chuẩn GAP, hữu cơ. Đến năm 2030 diện tích chè đạt 24.000 ha, 100% diện tích chè sản xuất tập trung được áp dụng theo tiêu chuẩn GAP, hữu cơ. 100% các sản phẩm chè do các doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc liên kết doanh nghiệp, hợp tác xã với nông hộ sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, có thương hiệu riêng. Chắc chắn với sự đầu tư mạnh cho áp dụng khoa học kỹ thuật vào cây trồng chủ lực, chè Thái Nguyên sẽ giữ vững danh xưng “Đệ nhất danh trà” góp phần xây dựng NTM bền vững trên miền đất Thủ đô gió ngàn.

Địa phương

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao

Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn các địa bàn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt...

Trên con đường thoát nghèo của người dân Mộc Châu luôn có cán bộ NHCSXH đồng hành.
Trên đường phát triển

Mộc Châu sẽ là đô thị xanh hiện đại

Mộc Châu nay đã khác! Những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng đang được đồng bào các dân tộc trên địa bàn nâng niu và chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, góp phần xây dựng đời sống ngày một sung túc, đầm ấm hơn. Trên hành trình ấy, luôn có các chính sách tín dụng xã hội - như một chất "dẫn", một bệ đỡ vững chắc hỗ trợ cho bà con trên chặng đường trở thành đô thị xanh, hiện đại.

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.

Công nghiệp đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế của Khánh Hòa. Ảnh: ĐÌNH LÂM
Địa phương

Đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng khoa học công nghệ, chuyển đổi số

Năm 2025 được xác định là năm tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế – xã hội, UBND tỉnh Khánh Hòa tập trung phấn đấu thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; tiếp tục giữ vững tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, theo hướng đa dạng hóa, gia tăng giá trị và hiệu quả; phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn…

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chỉ thị số 36 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ảnh: THÀNH NGUYỄN
Địa phương

Hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Toàn hệ thống chính trị tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng; đoàn kết đồng lòng, khơi dậy khát vọng, hiện thực hóa mục tiêu “thập niên nâng tầm phát triển”, tăng trưởng kinh tế hai con số để hướng tới xây dựng tỉnh Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; cực tăng trưởng của khu vực Nam Trung bộ Tây Nguyên và cả nước, nơi Nhân dân có mức sống cao, hiền hòa và hạnh phúc.

Năm 2024, Khánh Hòa đón 10,6 triệu lượt khách du lịch. Ảnh: Quốc Bảo
Địa phương

Du lịch Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng

Theo Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh Khánh Hòa và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, năm 2024, du lịch - ngành kinh tế trụ cột của Khánh Hòa tăng trưởng ấn tượng với 10,6 triệu lượt khách, doanh thu du lịch tăng 53,9% so với năm 2023; tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công dự kiến hết ngày 31.1.2025 ước đạt 95% so với kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao thực tế…

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Trên đường phát triển

Kinh nghiệm giảm nghèo của xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Là một xã thuần nông của huyện vùng cao Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, xã Bình Long đã gian nan về đích nông thôn mới (NTM) năm 2021. Sự nỗ lực tìm hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi phương thức sản xuất của người dân đồng thời tranh thủ nguồn lực từ các chính sách giảm nghèo dành cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo từ 60% vào năm 2016 hiện còn dưới 8,5%.

Doanh nghiệp chuyển đổi số để rút ngắn quy trình, thủ tục giải quyết công việc. Ảnh: ITN
Địa phương

Ngành Công Thương Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số. Cụ thể, đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường chuyển đổi số toàn diện, hiệu quả.

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk
Trên đường phát triển

Kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất tại Đắk Lắk

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có báo cáo kết quả giám sát tình hình quản lý, sử dụng đất ở, đất sản xuất do nhà nước giao (hoặc cấp) cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số; việc thực hiện quy hoạch để hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các hộ nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia 1719.