Ấn tượng với “sản phẩm số” Agribank

Trong khuôn khổ Hội nghị Toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Agribank đã để lại nhiều ấn tượng khi mang đến triển lãm các sản phẩm và dịch vụ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại được trưng bày tại Nhà Quốc hội...

Tỷ lệ giao dịch số đạt hơn 96%

Với hàng loạt sản phẩm số như: rút tiền bằng QR Code trên máy ATM không cần thẻ; dịch vụ ngân hàng số đa kênh dành cho khách hàng doanh nghiệp Agribank Corporate Ebanking; trục thanh toán Agribank Payment Hub tiên tiến; giao dịch rút tiền bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chip; dịch vụ OPEN API và Hệ thống thu thập, quản lý xác thực và làm sạch dữ liệu khách hàng tại quầy giảm thiểu rủi ro, bảo đảm tính chính xác của các giao dịch... đã mang đến không gian khoa học tại Hội nghị Toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia những dấu ấn đặc biệt.

untitled-1.jpg
Các đại biểu tham quan khu trưng bày sản phẩm công nghệ số của Agribank. Ảnh: Agribank

Hiện nay, hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ của Agribank bao gồm 220 sản phẩm, dịch vụ, tiện ích dành cho mọi đối tượng khách hàng; việc phổ cập tài chính số, đưa trải nghiệm ngân hàng số cũng đã đến được vùng sâu, vùng xa, hải đảo xa xôi. Agribank hiện có gần 20 triệu khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán, gần 16 triệu khách hàng sử dụng thẻ ATM, gần 13 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua kênh Mobile Banking (tính riêng ứng dụng Agribank Plus). Tỷ lệ giao dịch thanh toán trên kênh số tại Agribank lên đến hơn 96%, thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt.

Đại diện Agribank cho biết, với định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên nền tảng công nghệ thông tin, Agribank đã tập trung phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ứng dụng giải pháp Công nghệ 4.0, triển khai các công việc ban đầu để phát triển ngân hàng số, thực hiện chuyển đổi số. Đặc biệt Agribank luôn đồng hành cùng Chính phủ và nền kinh tế trong các chủ trương, chính sách, cầu nối hiện thực hóa các chủ trương như "Tài chính toàn diện", "Chuyển đổi số quốc gia", "Tăng cường ứng dụng dữ liệu dân cư vào định danh và xác thực điện tử trong ngành ngân hàng"…

Agribank đã triển khai Kế hoạch 01 giữa ngành ngân hàng và Bộ Công an trong khuôn khổ Đề án 06 của Chính phủ về Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Agribank đã tích cực thu thập và làm sạch dữ liệu khách hàng, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hợp tác với Bộ Công an để triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus. Những giải pháp này không chỉ giúp nâng cao tính bảo mật mà còn góp phần hiện thực hóa các mục tiêu chuyển đổi số.

Cam kết đầu tư mạnh cho công nghệ

Ý thức được tầm quan trọng của khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay, Đảng ủy Agribank đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/ĐU-NHNo về "Tăng cường đổi mới khoa học công nghệ, hướng đến mục tiêu ngân hàng số, đáp ứng yêu cầu quản trị ngân hàng hiện đại", với mục tiêu tổng quát đó là tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đem lại để đẩy nhanh quá trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ số trong mọi mặt hoạt động.

Đặc biệt, triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, Agribank nhận thức rõ vai trò chủ lực của mình trong lĩnh vực tài chính nông nghiệp và nông thôn; đồng thời coi đây là cơ hội để bứt phá và hoàn thành mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại hiện đại, hội nhập quốc tế, hoạt động an toàn, hiệu quả và sẵn sàng chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần.

Với cam kết đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ hiện đại như AI, IoT, Cloud computing, Agribank đang từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển các sản phẩm ưu việt trên cơ sở hệ sinh thái số hiện đại. Agribank đã và tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cấp hệ thống trung tâm dữ liệu, máy chủ và mạng lưới bảo mật, bảo đảm sự ổn định, an toàn của các hệ thống công nghệ thông tin.

Đặc biệt, ngân hàng đang đẩy mạnh triển khai các điểm giao dịch thông minh để phục vụ công dân số và doanh nghiệp số tại các thành phố thông minh, trung tâm tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, Agribank tập trung xây dựng chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển văn hóa số trong nội bộ... Tất cả những nỗ lực này nhằm tạo động lực đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế quốc gia và nâng cao vị thế Việt Nam trên bản đồ tài chính toàn cầu.

Trong lộ trình năm 2025 và hướng đến năm 2030, Agribank đã xây dựng kế hoạch chuyển đổi số với những mục tiêu cụ thể: 80% khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử, 70% quyết định giải ngân, cho vay nhỏ lẻ được thực hiện tự động và số hóa, phát triển hệ sinh thái số và kênh phân phối hiện đại nhằm phục vụ nhu cầu giao dịch thanh toán của khách hàng ở mọi vùng miền. Agribank sẽ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong thực hiện các chủ trương lớn, góp phần hiện thực hóa khát vọng Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, thịnh vượng trong tương lai gần.

Kinh tế

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững
Doanh nghiệp

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng, tập trung thực thi chiến lược phát triển bền vững

Ngày 18.4.2025, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập
Kinh tế

Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (1995–2025) Tổng công ty Hàng không Việt Nam và hướng tới những ngày lễ trọng đại của đất nước trong năm 2025, Vietnam Airlines chính thức ra mắt chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner mang số hiệu VN-A868 với thiết kế đặc biệt, nổi bật hình ảnh chim Lạc – biểu tượng thiêng liêng của văn hóa Việt Nam, gắn liền với cội nguồn dân tộc và khát vọng vươn xa, trường tồn.

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan
Kinh tế

Ổn định thuế tiêu thụ đặc biệt trước "bão" thuế quan

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đang đứng trước thế "lưỡng nan" trong chính sách thuế. Một mặt, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ giúp tăng thu ngân sách và định hướng tiêu dùng. Mặt khác, trước những thách thức từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, việc ổn định chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong nước là rất quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp và bảo vệ nền kinh tế.

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025
Doanh nghiệp

SeABank đạt lợi nhuận 4.350 tỷ đồng quý I.2025

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I.2025 với lợi nhuận trước thuế đạt 4.350 tỷ đồng, tăng gần 189% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng tài sản của SeABank là 333.746 tỷ đồng, tăng 2,47%, tương đương tăng ròng 8.047 tỷ đồng so với thời điểm 31.12.2024 và vốn điều lệ ngân hàng ở mức 28.450 tỷ đồng.

Toàn cảnh diễn đàn
Doanh nghiệp

Ưu tiên bãi bỏ những quy định không còn phù hợp

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang thay đổi mạnh mẽ, cải cách thể chế không chỉ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà cần tạo ra đột phá thực sự. Thay vì chỉ sửa đổi các quy định, cần ưu tiên bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp; đồng thời, thiết lập một cơ chế bền vững để duy trì và thúc đẩy cải cách thể chế.

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
Kinh tế

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Sáng 17.4, chuyến bay mang số hiệu VN1286 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam từ TP. Hồ Chí Minh đi Vân Đồn, khai thác bằng máy bay Airbus A321 với 105 hành khách đã chính thức cất cánh từ nhà ga hành khách T3 – đánh dấu cột mốc Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không đầu tiên khai thác chuyến bay thương mại tại nhà ga mới này.

Nông, lâm, thủy sản luôn được Agribank xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư
Doanh nghiệp

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Eximbank nâng tầm trải nghiệm khách hàng với kênh hỗ trợ trực tuyến hiện đại.
Doanh nghiệp

Eximbank kiến tạo sự khác biệt

Trong bối cảnh ngành ngân hàng cạnh tranh khốc liệt về chuyển đổi số và chất lượng dịch vụ, Eximbank đã định hướng phát triển mới thông qua cải tiến toàn diện sản phẩm và giải pháp tài chính. Với tư duy “xây giải pháp trước khi bán sản phẩm”, Eximbank không đơn thuần mở rộng danh mục dịch vụ mà đang tái cấu trúc cách tổ chức sản phẩm, từ đó mang lại trải nghiệm liền mạch và hiệu quả cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.

Công ty CP Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu được vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp

50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Trong khuôn khổ Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp và đơn vị tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu, đã được vinh danh là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhằm ghi nhận những đóng góp nổi bật của cộng đồng doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn 1975 - 2025.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ
Kinh tế

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) NGÔ SỸ HOÀI, từ câu chuyện thuế đối ứng của Hoa Kỳ, doanh nghiệp ngành gỗ cần nhìn lại mô hình tăng trưởng của mình và cải thiện năng lực “miễn dịch” với những rung lắc, thậm chí là những cơn "địa chấn” của thị trường.