Ấn tượng nhạc kịch “Dế mèn phiêu lưu ký”

Sau 5 năm kể từ phiên bản concert đầu tiên năm 2018, nhạc kịch Dế Mèn phiêu lưu ký của nhạc sĩ Việt Anh và HBSO sẽ tái xuất đầy đủ vào trung tuần tháng 9.2023 tại Nhà hát TP. Hồ Chí Minh và để lại ấn tượng với công chúng yêu nghệ thuật.

Thông điệp ý nghĩa về tình yêu thương

Vở nhạc kịch có thời lượng 90 phút, kết cấu thành hai chương, 10 cảnh. Trong đó, chương 1 có chủ đề “Trưởng thành”, dẫn dắt công chúng chứng kiến hành trình trưởng thành của một chú Dế Mèn, ban đầu rất tự cao tự đại, ảo tưởng về sức mạnh, chìm đắm trong những lời tán dương, tung hô tô vẽ của đám đông… Sau một hành động ngỗ nghịch gây hậu quả nghiêm trọng, Dế Mèn vô cùng ân hận, chợt tỉnh ngộ, ý thức được cuộc sống của mình đang bị giam cầm trong chiếc lồng son, làm trò mua vui cho thiên hạ, làm ác mà không biết… Sau khi tỉnh ngộ, Dế Mèn đã trưởng thành hơn, nhận ra rằng tình yêu thương là cái gốc của vạn sự trên đời, bắt đầu nghĩ và làm những điều tử tế, anh hùng, trượng nghĩa giúp đỡ những người yếu thế. Cứ thế, Dế Mèn từng bước trưởng thành trong cuộc sống.

Ấn tượng nhạc kịch “Dế mèn phiêu lưu ký” -0
Màn chào kết ấn tượng của vở kịch "Dế mèn phiêu lưu ký"

Chương 2 có chủ đề “Thế giới đại đồng”, đưa công chúng đến với những cuộc phiêu lưu kỳ thú của Dế Mèn cùng người bạn tri kỷ là Dế Trũi. Trong hành trình phiêu lưu ấy, đôi bạn du hành đến những vùng đất mới, trải qua nhiều khó khăn, khắc nghiệt, chứng kiến sự nổi giận của mẹ thiên nhiên nhưng cũng học được nhiều điều hay. Khi lạc vào Xóm Cóc, Dế Mèn như xuyên không về quá khứ nơi có những lệ làng, những tổng Cóc - đại vương Ếch giả tạo, sáo rỗng, khoa trương. Đối diện với cái xấu, cái lạc hậu Mèn và Trũi hiểu rằng, còn phải đi xa hơn, học hỏi nhiều hơn những điều hay, chứ không thể như ếch ngồi đấy giếng.

Mèn và Trũi đến hội làng Võ, vô tình bị cuốn vào trận chiến bảo vệ dân làng giành chỗ ẩn náu với cánh Châu Chấu Voi giang hồ. Trong cuộc chiến này, Mèn và Trũi lạc nhau, Mèn lên đường đi tìm Trũi. Trong hành trình tìm lại bạn, đã có lúc, Dế Mèn suýt bị những cảnh đẹp và sự du nhàn ru ngủ, suýt quên đi mục đích ban đầu của mình. Nhưng rồi, cũng chính thiên nhiên cùng những câu chuyện về vạn vật quanh mình, đã nhắc Dế Mèn hiểu rộng hơn về ý nghĩa cuộc sống, nuối tiếc thời gian trôi đi vô tích sự, chán ngán cảnh ăn chơi dông dài, biếng nhác núp bóng ngày tháng tiêu dao nhưng không giúp ta trở thành người có ích...  Mèn kết thân với làng Kiến chăm chỉ, nhẫn nại, hòa mình vào tập thể, nảy sinh ý tưởng đi khắp nơi kết giao với người tốt, những người bạn có chí lớn... Không may trên hành trình khám phá, Mèn lọt vào tay Lão Chim Trả gian manh, bị buộc phải làm quản gia mà kỳ thực là tù binh trong biệt thự của Chim Trả. Sống trong cảnh bức bí chốn tù đầy, Mèn càng thấm thía hơn những bài học đường đời, khát khao tự do, khát khao được kết nối và hạnh phúc…

Cần nhân rộng mô hình tài trợ văn hóa xứng tầm

Đáng nói, toàn bộ kinh phí sáng tác và dàn dựng biểu diễn vở nhạc kịch hoàn chỉnh “Dế mèn phiêu lưu ký” do UBND TP. Hồ Chí Minh và Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh đầu tư. Đây là định hướng quan trọng được thực hiện trong nhiều năm qua để hỗ trợ HBSO phát triển những tác phẩm nghệ thuật Việt Nam có chất lượng cao và đã có rất nhiều tác phẩm giao hưởng thính phòng và múa có giá trị đã ra đời từ sự đầu tư này. Vở diễn là một trong những công trình tài trợ xứng tầm khi đội ngũ nghệ sĩ của Nhà hát đã cống hiến hết mình, mang lại cho khán thính giả đêm nghệ thuật tuyệt vời.

“Sân khấu rất hấp dẫn khán giả nhất là trẻ em bởi sự kết hợp của âm nhạc hấp dẫn như pop, rock, jazz với nhiều nghệ thuật thị giác, vũ đạo đẹp mắt và diễn xuất diễn viên sinh động, hài hước. Phần âm nhạc của vở diễn “Dế mèn phiêu lưu ký” tưng bừng, hấp dẫn nhưng cũng đầy sâu lắng bởi phong cách âm nhạc của nhạc sĩ Vũ Việt Anh vốn đã nổi tiếng về trữ tình”, chị Hoàng Mai, một khán giả ngụ tại quận 1 cho biết.

Còn anh Vũ Minh Khôi, một khán giả ở quận 8 chia sẻ: ở vở diễn lần này, nhạc sỹ đã thể hiện được nhiệt huyết muốn sáng tạo loại hình nhạc kịch hiện đại vừa mang yếu tố âm nhạc đại chúng, kết hợp âm nhạc học thuật của nhạc kịch và các hiệu ứng của công nghệ sân khấu hiện đại. Khán giả có mặt trong khán phòng hết sức thích thú khi những giai điệu quen thuộc của ca trù, ngôn từ quen thuộc của ca dao, dân ca Việt Nam như “Cái cò, cái vạc, cái nông…” được vang lên bằng thứ ngôn ngữ âm nhạc vừa sang trọng, vừa tươi mới. Sự hòa quyện giữa văn hóa truyền thống bản địa, mà đặc thù là âm hưởng của các làn điệu cổ truyền với âm nhạc hiện đại đã nâng tầm văn hóa Việt, mở ra cánh cửa giao lưu với thế giới.

Vở diễn đã tập hợp những nghệ sĩ soloist tài năng hàng đầu của Đoàn Nhạc Kịch HBSO: nghệ sĩ Đào Mác (trong vai Dế Mèn), Phan Hữu Trung Kiệt (Dế Trũi), Phạm Khánh Ngọc (Chị Cốc), Trần Thanh Nam (Xiến Tóc), Trần Thị Kim Anh (Nhà Trò), Vũ Minh Trí (Thầy đồ Cóc), Hồ Hoàng Ngọc... Bên cạnh đó, vở diễn còn có sự tham gia đông đảo của dàn hợp xướng, đoàn vũ kịch, Dàn nhạc giao hưởng, Dàn hợp ca thiếu nhi và một ban nhạc nhẹ.

"Vở diễn đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc của nhạc kịch Việt Nam. Dế Mèn phiêu lưu ký đã tạo dấu ấn đầu tiên để chúng ta có thể tin rằng sẽ có thêm nhiều tác phẩm mới xuất sắc hơn. Chúng ta đã có quyền tự hào Việt Nam đã bước chân vào lĩnh vực nhạc kịch một cách đầy tự tin và theo tôi, rất cần nhân rộng và lan tỏa mô hình tài trợ văn hóa xứng tầm để người yêu nghệ thuật được thưởng thức những dự án văn hóa nghệ thuật có chất lượng tốt” - NSND Tạ Minh Tâm chia sẻ.

Văn hóa

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật
Văn hóa - Thể thao

Kết nối và mở rộng mạng lưới mỹ thuật

Hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ thiên về tính cá nhân nhưng cũng rất cần môi trường để cập nhật thông tin, giao lưu sáng tác... Các sự kiện kết nối quốc tế không chỉ tạo cơ hội cho nghệ sĩ trong và ngoài nước được gặp gỡ, học hỏi mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển mỹ thuật Việt Nam.

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao
Văn hóa

Tôn vinh truyền thống hiếu học, nuôi dưỡng khát vọng lớn lao

Mỗi dịp 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, ký ức tuổi thơ của tôi lại tràn về với hình ảnh của bố tôi - một người thầy được học trò yêu quý và kính trọng. Những bó hoa tươi thắm, những món quà nhỏ tuy giản dị nhưng đong đầy tình cảm học trò dành tặng thầy, cùng không khí rộn rã của lớp học với lũ học trò "nhất quỷ nhì ma" in sâu trong tâm trí của tôi. Bố tôi vẫn thường nói, nghề giáo không chỉ là dạy chữ, mà là vun đắp tâm hồn, truyền đạt những giá trị làm người, và kết nối với học trò ở những cảm xúc sâu sắc nhất; tôi rất xúc động khi thấy, sau 30 - 40 năm, vẫn có những học trò vượt hàng trăm cây số, quay lại thăm thầy cũ để hàn huyên đủ chuyện - từ gia đình, công việc cho đến những hoài niệm về thời đi học. Những cuộc trò chuyện như thế vượt lên trên mối quan hệ thầy trò thông thường, gắn bó như cha với con, tạo nên một tình nghĩa khó phai mờ.

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản
Văn hóa - Thể thao

Vượt qua rào cản khi sáng tạo với di sản

Di sản văn hóa phi vật thể đang góp phần quan trọng làm nên những sản phẩm độc đáo của công nghiệp văn hóa. Nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ cần sự sáng tạo mà còn phải hiểu biết thấu đáo về truyền thống để giữ bản sắc nhưng vẫn mang lại nguồn lợi kinh tế.