Quảng Bình tăng cường đấu tranh với tội phạm lừa đảo qua mạng

Trong 1 năm qua, nhiều vụ lừa đảo trên không gian mạng có bị hại là người dân Quảng Bình hoặc tội phạm trên địa bàn bị phanh phui, bước đầu “hút” gần 2.000 tỷ đồng. Nạn nhân không chỉ là người dân địa phương mà còn ở toàn quốc, có cả người trẻ.

Những vụ lừa đảo mạng “tiền tỷ”  

Trao đổi với PV, đại diện Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, trong 1 năm qua, Công an tỉnh Quảng Bình đã triệt phá nhiều chuyên án, đấu tranh thành công nhiều ổ, nhóm đối tượng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đáng nói, những vụ án lừa đảo qua mạng đều có giá trị tiền tỷ, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng, với quy mô nhỏ và thủ đoạn đơn giản cho đến phức tạp trên quy mô xuyên quốc gia.

Lừa đảo mạng “hút” hàng nghìn tỷ, Quảng Bình tăng cường đấu tranh và cảnh báo -0
Nhóm thanh niên ở Quảng Bình chuyên hack tài khoản mạng xã hội để lừa đảo

Theo đó, trong Quý I.2024, 4 đối tượng chuyên hack tài khoản mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản đã bị bắt. Tổng giao dịch trong tài khoản ngân hàng mà các đối tượng sử dụng là khoảng 8 tỷ đồng. Đáng lưu ý, nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao mới manh nha hình thành trên địa bàn còn thực hiện hành vi lan truyền, chia sẻ, chỉ dạy cách thức thực hiện hành vi tương tự cho một số thanh, thiếu niên trên địa bàn.

Lừa đảo mạng “hút” hàng nghìn tỷ, Quảng Bình tăng cường đấu tranh và cảnh báo -0
Đối tượng người Trung Quốc mang quốc tịch Malaysia trong đường dây lừa đảo xuyên Quốc gia bằng hình thức đầu tư tài chính

Nổi bật trong năm qua, vào tháng 7.2023, qua gần 1 năm theo dấu các đối tượng hoạt động lừa đảo xuyên biên giới do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu, Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các Cục Nghiệp vụ Bộ Công an, Công an các tỉnh phía Nam (Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh) phá thành công chuyên án liên quan đến 21 đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng bằng hình thức đầu tư tài chính qua sàn Forex do các đối tượng người nước ngoài cầm đầu, hoạt động tại địa bàn Campuchia. Đáng nói, tổng giao dịch trong các tài khoản ngân hàng mà các đối tượng sử dụng ước tính lên đến gần 2.000 tỷ đồng.

Để lừa đảo được số tiền trên, nhóm tội phạm xuyên quốc gia đã tổ chức khá chặt chẽ gồm 3 bộ phận chính: telesale (gọi điện chạy quảng cáo tìm khách hàng); chăm sóc khách hàng và hướng dẫn khách nạp tiền đầu tư, hướng dẫn khách chuyển tiền vào các số tài khoản ngân hàng Việt Nam do các đối tượng người Trung Quốc chỉ định.

Các đối tượng cấp dưới người Việt Nam tiếp tục giả danh các công ty tài chính, thực hiện các vai trò khác nhau, hỗ trợ và cuối cùng là chiếm đoạt tiền từ bị hại.

Đại tá Nguyễn Hữu Hợp, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, đây là tổ chức tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, hoạt động có tổ chức, sử dụng công nghệ cao, có yếu tố nước ngoài và xuyên quốc gia. Tổ chức tội phạm này do nhóm đối tượng người Trung Quốc lập ra, cùng các đối tượng người Việt Nam giúp sức để tuyển dụng, quản lý, chỉ đạo hàng trăm nhân viên người Việt Nam làm việc tại Campuchia để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ yếu là người Việt.

Bên cạnh đó, những vụ lừa đảo khác trong thời gian qua sử dụng hành vi đơn giản hơn, tội phạm hoạt động đơn độc vẫn có thể lừa đảo số tiền lớn từ các nạn nhân trên khắp cả nước.

“Muôn hình vạn trạng” thủ đoạn trên mạng

Chỉ điểm sơ qua một số thủ đoạn, chiêu trò của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, đại diện Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã nêu hơn 10 hình thức phổ biến. Trong đó phải kể đến như: giả danh cơ quan chức năng gọi điện thông báo nạn nhân có các khoản phí, nợ chưa thanh toán, liên quan đến hoạt động tội phạm, gây sức ép để yêu cầu nạn nhân cài ứng dụng có chứa mã độc để kiểm soát thiết bị, thậm chí tài khoản ngân hàng của nạn nhân hoặc yêu cầu nạn nhân chuyển tiền; Hack, giả mạo tài khoản Facebook, Zalo của người Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài từ đó nhắn tin đến người thân, bạn bè với lý do vay, mượn tiền; Giả mạo đầu số tin nhắn (Brand name) của ngân hàng, Bảo hiểm xã hội để phát tán tin nhắn có liên quan đến tài khoản ngân hàng, nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp, … kèm link giả mạo website ngân hàng ibanking để thu thập thông tin đăng nhập tài khoản ngân hàng; Kêu gọi đầu tư, kiếm tiền qua mạng…

Lừa đảo mạng “hút” hàng nghìn tỷ, Quảng Bình tăng cường đấu tranh và cảnh báo -0
Công an tỉnh Quảng Bình xác định nhiều hình thức và thủ đoạn của tội phạm trên không gian mạng

Trả lời với cử tri về vấn đề này, Đại tá Nguyễn Hữu Hợp cũng đã chỉ ra nhiều hành vi và thủ đoạn mới, đồng thời khẳng định các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng đang thay đổi theo từng ngày, diễn biến muôn hình vạn trạng, tạo thật giả lẫn lộn đánh lừa người dân.

Những kịch bản lừa đảo trên mạng được dựng ra để đánh vào lòng tham, lòng trắc ẩn, sự nể nang và thiếu hiểu biết về pháp luật, công nghệ thông tin của người dân, khiến cho người dân dễ dàng trở thành nạn nhân của hoạt động lừa đảo trực tuyến. Các đối tượng phạm tội thường sử dụng tài khoản mạng xã hội “ảo”, sim số “rác”, tổng đài “ảo”, máy chủ nước ngoài, sử dụng tài khoản ngân hàng được thuê, mua, không chính chủ để nhận tiền, luân chuyển qua nhiều tài khoản khác nhau, hoặc mua tiền điện tử để che giấu dòng tiền phạm tội.

Lừa đảo mạng “hút” hàng nghìn tỷ, Quảng Bình tăng cường đấu tranh và cảnh báo -0
Nhiều đối tượng phạm tội trên không gian mạng được phân nhóm để đấu tranh

Cũng theo Đại tá Nguyễn Hữu Hợp nhận định, hiện đang tồn tại 2 dạng tội phạm chính, một là tội phạm hoạt động trong nước, chủ yếu có tuổi đời rất trẻ, tự học hỏi phương thức, thủ đoạn trên không gian mạng, sau đó liên kết, tập hợp thành các nhóm để thực hiện hành vi phạm tội, phối hợp che giấu nguồn tiền thu lợi bất chính.

Nhóm này thường hình thành ở các địa bàn nóng về tội phạm công nghệ cao như Quảng Trị, Quảng Nam, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… Quảng Bình cũng đã bắt đầu manh nha một số nhóm nhỏ lẻ.

Thứ hai, tội phạm là công dân Việt Nam, thực hiện hành vi lừa đảo đối với người Việt Nam trên không gian mạng, hoạt động tại các trụ sở ở nước ngoài như Campuchia, Thái Lan, Philippines… bị các đối tượng chủ mưu, cầm đầu người nước ngoài ép buộc, lôi kéo. Tội phạm dạng này được tập huấn, hướng dẫn một cách bài bản, hoạt động theo đường dây, ổ nhóm rất phức tạp.

Đặc biệt, một số đối tượng sau khi rời khỏi ổ, nhóm tội phạm người nước ngoài tiếp tục tạo lập các hội nhóm người Việt Nam để thực hiện hành vi lừa đảo trực tuyến. Tại địa bàn tỉnh Quảng Bình đã phát hiện một số trường hợp bị lừa xuất khẩu lao động sang Campuchia, nhưng thực chất là bị lừa vào các ổ, nhóm tội phạm lừa đảo trực tuyến.

“Đi từng ngõ, gõ từng nhà” cảnh báo người dân

Trước diễn biến phức tạp tội phạm lừa đảo trên không gian mạng, Công an tỉnh Quảng Bình xác định triển khai đồng bộ các biện pháp nắm tình hình, chủ động triển khai các mặt công tác phòng ngừa, đấu tranh. Trong đó, phù hợp với điều kiện đặc thù của các địa bàn cũng như đối tượng người dân “nhẹ dạ, cả tin”, dễ bị lừa đảo, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các đơn vị địa phương in tờ rơi, áp phích về các hành vi lừa đảo mạng thường thấy và phát tận nhà cho người dân.

Trong thời gian tới, lực lượng cũng sẽ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường quản lý đối với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, internet; phối hợp các doanh nghiệp viễn thông đồng loạt gửi tin nhắn tuyên truyền các phương thức lừa đảo trực tuyến đến toàn bộ thuê bao di động của Nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Song song với đó, nhằm đi tắt đón đầu, phối hợp với Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh triển khai việc nhận biết, phòng tránh giao dịch nghi ngờ lừa đảo, trực tiếp tại các phòng giao dịch và trựuc tuyến trên các ứng dụng Internet Banking của ngân hàng.  

Lừa đảo mạng “hút” hàng nghìn tỷ, Quảng Bình tăng cường đấu tranh và cảnh báo -0
Phát tờ rơi cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo trên mạng tại một số địa phương ở Quảng Bình

Đại diện Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết thêm, đơn vị có kế hoạch rà soát, lên danh sách và có biện pháp quản lý với các đối tượng, băng, nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao để tập trung lực lượng, biện pháp đấu tranh, triệt phá.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Hải Châu cũng nhấn mạnh tại Kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khoá XVIII vừa qua, đề nghị lực lượng công an tăng cường tuyên truyền, cảnh báo về phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng để người dân đề cao cảnh giác, nhận biết, chủ động phòng tránh. Đồng thời, làm tốt công tác nắm tình hình, địa bàn và phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm để có biện pháp đấu tranh, triệt phá đối với các đối tượng, băng, nhóm tội phạm lừa đảo trên không gian mạng.

Lừa đảo mạng “hút” hàng nghìn tỷ, Quảng Bình tăng cường đấu tranh và cảnh báo -0
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Hải Châu đề nghị tăng cường công tác tuyên truyền và xét xử nghiêm minh lừa đảo mạng

"Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm lừa đảo trên không gian mạng và công tác khởi tố, điều tra, xử lý đối tượng phạm tội, nhất là đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Đồng thời, phối hợp các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, công khai, lưu động một số vụ án điển hình được dư luận quan tâm để răn đe, phòng ngừa chung", Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Hải Châu đề nghị. 

An ninh cơ sở

 Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng
An ninh cơ sở

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng (3.4.1975 - 3.4.2025), Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với công an địa phương triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đã được duyệt.

Hải Phòng: Công ty cổ phần thương mại vận tải Dũng Thắng thường xuyên “trúng thầu sát giá” tại huyện Thủy Nguyên
An ninh cơ sở

Hải Phòng: Công ty cổ phần thương mại vận tải Dũng Thắng thường xuyên “trúng thầu sát giá” tại huyện Thủy Nguyên

Từ năm 2018 đến nay, Công ty cổ phần thương mại vận tải Dũng Thắng là nhà thầu trúng hàng loạt gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Thủy Nguyên làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Phú Thọ: Công ty An Huy trúng nhiều gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm thấp
An ninh cơ sở

Phú Thọ: Công ty An Huy trúng nhiều gói thầu có tỷ lệ tiết kiệm thấp

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng An Huy là một doanh nghiệp "quen mặt", thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Theo thống kê dữ liệu về đấu thầu, trong những năm qua, doanh nghiệp này đã trúng hơn 100 gói thầu với tổng giá trị vượt hơn 800 tỷ đồng, bao gồm cả vai trò độc lập và liên danh.

Bình minh trở lại nơi rẻo cao
An ninh cơ sở

Bình minh trở lại nơi rẻo cao

Bác Hồ từng nói: “Màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan màn đêm tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi”. Dưới ánh sáng soi đường của Đảng và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là những cán bộ chiến sĩ Công an, 100% đồng bào dân tộc ở vùng cao biên giới Mèo Vạc (Hà Giang) đã tự nguyện từ bỏ tà đạo, quay về phong tục tập quán truyền thống của dân tộc và đón những mùa xuân trọn vẹn, ấm áp, bình yên.

Nỗ lực bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô
An ninh cơ sở

Nỗ lực bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô

Năm 2024 đã chứng kiến nhiều thách thức, khó khăn, nhưng trong mọi hoàn cảnh, Đảng ủy Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Hà Nội luôn phát huy vai trò lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện hiệu quả chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), góp phần quan trọng vào công tác bảo đảm an sinh xã hội tại Thủ đô.

Hòa Bình: Người dân tự giác chấp hành đèn tín hiệu giao thông
Địa phương

Hòa Bình: Người dân tự giác chấp hành đèn tín hiệu giao thông

Chiều 17.1, Công an tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình trật tự, an toàn giao thông từ khi triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, ngày 26.12.2024 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

5 dấu ấn nổi bật của Công an tỉnh Bình Thuận năm 2024
An ninh cơ sở

5 dấu ấn nổi bật của Công an tỉnh Bình Thuận năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình có nhiều khó khăn, thách thức đặt ra trong công tác bảo đảm ANTT, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, địa phương; sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể các cấp và sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, Đảng ủy, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo và hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ bảo đảm ANTT, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, được cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân tin tưởng, đánh giá cao. Công an tỉnh Bình Thuận đã vinh dự được Bộ Công an tặng cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2024”.

Công an tỉnh Bình Thuận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ vững an ninh trật tự
Địa phương

Công an tỉnh Bình Thuận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giữ vững an ninh trật tự

Năm 2024, thực hiện khẩu hiệu “Xây dựng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, Công an tỉnh Bình Thuận đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp bảo đảm an ninh trật tự, góp phần giữ vững ổn định chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm phạt 11 cơ sở kinh doanh karaoke và quán bar vi phạm phòng cháy, chữa cháy
An ninh cơ sở

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm phạt 11 cơ sở kinh doanh karaoke và quán bar vi phạm phòng cháy, chữa cháy

Ngày 6.1, theo Công an quận Hoàn Kiếm, lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã tăng cường rà soát, kiểm tra an toàn cháy nổ, đặc biệt đối với các cơ sở kinh doanh karaoke và chuyển đổi công năng tương tự trên địa bàn quận. Qua đó đã xử phạt 11/12 cơ sở có vi phạm.