Đưa điện lưới quốc gia về thôn bản

Nhiều năm qua, tỉnh Điện Biên đã tích cực và nỗ lực đưa điện lưới quốc gia đến 100% số xã nhằm bảo đảm phát triển điện đi trước một bước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân trong huyện ở các bản vùng sâu, vùng cao biên giới vẫn còn “trắng” điện.

Nhiều nơi còn “trắng” điện

Sử dụng nguồn điện tự chế, thắp đèn dầu là những giải pháp tình thế của hầu hết bà con dân tộc ở vùng sâu và vùng cao biên giới. Việc chưa có điện đã ảnh hưởng đến đời sống tinh thần, vật chất của người dân, khiến họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, cũng như ảnh hưởng đến việc xóa đói giảm nghèo và thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Tính đến hết quý III.2017, từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, các chương trình mục tiêu và sự đóng góp của nhân dân, nhiều dự án xây dựng hệ thống lưới điện quốc gia trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn và những vùng đặc biệt khó khăn. Cụ thể, hệ thống lưới điện cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, với 850 trạm biến áp, 2.215km đường dây trung thế và 2.540km đường dây hạ thế ở hai cấp 35KV và 22KV phục vụ cho hơn 113 nghìn khách hàng. Ðến tháng 9.2017, 10/10 huyện, thị, thành phố với 130 xã, phường có điện, hơn 108 nghìn hộ dân được sử dụng điện lưới, trong đó có 84.800 hộ dân nông thôn. Đây được xem là những đột phá trong việc đầu tư hệ thống lưới điện quốc gia về vùng nông thôn. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân trong huyện ở các bản vùng sâu, vùng cao biên giới vẫn còn “trắng” điện.

Anh Thào A Vềnh ở bản Huổi Lụ 2, xã Nậm Nhừ, huyện Nậm Pồ chia sẻ, gia đình anh chuyển về đây từ năm 1995, cuộc sống vốn khó khăn, phụ thuộc vào nương rẫy. Để có điện thắp sáng, A Vềnh và bà con trong bản đã tự chế máy phát điện chạy bằng sức nước. Nhưng vào mùa khô, nước cạn, hệ thống máy phát điện cũng trở nên vô dụng, người trong bản chỉ còn biết thắp đèn dầu để có ánh sáng. Hiện nay, bản Nậm Chua 3 đang là một trong bốn bản “trắng” điện của xã Nậm Nhừ. Trưởng bản Nậm Chua 3 Thào A Phừ cho hay, cả bản có 77 hộ với 454 nhân khẩu, đến nay hơn 50% các hộ sử dụng điện nước để chiếu sáng, còn lại chỉ dùng đèn dầu... Trong khi đó, cả xã Nậm Nhừ có 521 hộ, hơn 3.000 nhân khẩu, nhưng có 360 hộ chưa có điện lưới quốc gia. Không chỉ xã Nậm Nhừ, Chủ tịch UBND xã Phu Luông Lò Văn Biên cho biết, xã Phu Luông với bốn bản Pá Chả, Huổi Cảnh, Lọng Ngua và mốc C5 cũng chưa có điện lưới quốc gia.

Nỗ lực đưa điện về thôn bản

Lý giải nguyên nhân chậm trễ trong đưa nguồn điện lưới quốc gia đến với các xã vùng cao biên giới, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Điện Biên Trần Đức Dũng cho biết, những vùng chưa có điện chủ yếu là địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dễ bị chia cắt trong mùa mưa gây khó khăn trong bảo đảm tiến độ thi công, gia tăng chi phí. Hiện điện lực tỉnh đang tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án đưa điện lưới quốc gia về vùng sâu, vùng xa, biên giới. Bảo đảm phát triển điện đi trước một bước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đặc biệt, việc phân cấp trong quản lý, tranh thủ nguồn lực xã hội hóa chính là chủ trương của Điện lực Điện Biên được chính quyền từ cấp tỉnh, huyện, xã ủng hộ nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, rút ngắn thời gian đưa điện lưới quốc gia đến với người dân đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa và vùng cao biên giới.

Hiện nay, Điện lực Ðiện Biên đã khởi công và hoàn thành 6/9 công trình, 3 công trình còn lại sẽ hoàn thành trong năm 2017. Trong những nỗ lực đưa điện về với bà con phải kể đến Điện lực Mường Ảng. Điện lực Mường Ảng đang quản lý vận hành 59 trạm biến áp 35/0,4kV với tổng dung lượng 6.816,5kVA; 117km đường dây trung áp 35kV; 160km đường dây hạ thế 0,4kV; bảo đảm phục vụ cho hơn 9.200 khách hàng thuộc 10/10 xã, thị trấn của huyện. Phó Giám đốc Điện lực Mường Ảng Vũ Hữu Quang cho biết, trên địa bàn huyện có 118/139 thôn, bản đã có điện lưới quốc gia. Hiện tỷ lệ số hộ dân trong huyện đang dùng điện lưới quốc gia là 90,5%. Năm 2017, điện lực Mường Ảng chủ trương đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống lưới điện với tổng kinh phí đến thời điểm này là 2,3 tỷ đồng.

An ninh cơ sở

Hà Nội thí điểm Trung tâm Phục vụ hành chính công "phi địa giới hành chính"
An ninh cơ sở

Hà Nội thí điểm Trung tâm Phục vụ hành chính công "phi địa giới hành chính"

Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội bảo đảm tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính "phi địa giới hành chính"; tiếp cận dịch vụ trong bán kính dưới 30 phút di chuyển hoặc vòng bán kính không quá 5km, hỗ trợ thủ tục hành chính 24/7 trên môi trường điện tử, thời gian giao dịch trực tiếp không quá 15 phút/1 hồ sơ.

Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long
Địa phương

Hòa Bình xây dựng khu vực phòng thủ ngày càng vững chắc

Sau 2,5 ngày đêm thực hành, cuộc diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Hòa Bình năm 2024 vừa thành công tốt đẹp. Kết quả trên đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao năng lực sẵn sàng chiến đấu, khả năng ứng phó nhanh với các tình huống khẩn cấp trong tình hình mới.

Công an Bình Thuận truy nã, truy tìm, vận động nhiều đối tượng ra đầu thú
An ninh cơ sở

Công an Bình Thuận truy nã, truy tìm, vận động nhiều đối tượng ra đầu thú

Trong năm 2024, Công an tỉnh Bình Thuận đã tập trung chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện quyết liệt công tác truy nã, truy tìm và vận động đầu thú. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần kiềm chế và làm giảm đối tượng truy nã ngoài xã hội, phòng ngừa tái phạm tội, phục vụ tốt công tác điều tra, xét xử, thi hành án.

Bài cuối: Kích hoạt phương án “4 tại chỗ” ứng phó với thiên tai
An ninh cơ sở

Bài cuối: Kích hoạt phương án “4 tại chỗ” ứng phó với thiên tai

Cùng với tuyên truyền để cả hệ thống chính trị đến từng hộ dân nắm chắc tình hình diễn biến của mưa lũ, cấp ủy, trong những ngày qua, chính quyền các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh còn chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo ứng phó kết hợp với khắc phục đi kèm. Trong đó, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, các địa phương đã đồng loạt kích hoạt phương án “4 tại chỗ” sẵn sàng ứng phó với thiên tai…

Bài 1: Chủ động từ chính quyền đến mỗi người dân
An ninh cơ sở

Bài 1: Chủ động từ chính quyền đến mỗi người dân

Từ ngày 17.9 đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh liên tiếp có mưa to đến rất to, nước nhiều tuyến sông dâng cao, gây ngập úng; sạt lở đất đai; nhiều tuyến đường giao thông bị chia cắt; hàng trăm hộ dân bị cô lập... Hiện, nhiều giải pháp ứng phó đã và đang được các địa phương triển khai kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển
An ninh cơ sở

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 đã tổ chức thành công đợt diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp, bắn đạn thật trên biển nhằm nâng cao năng lực chiến đấu của đơn vị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh và trật tự biển đảo trong tình hình mới.

Phó Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm, Thượng tá Đỗ Anh Quyến trực tiếp đến vận động 2 cụ già neo đơn đến nơi tránh trú an toàn
An ninh cơ sở

Hà Nội: Cán bộ chiến sỹ Công an quận Bắc Từ Liêm cùng Nhân dân chống mưa lũ

Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội có 4 phường nằm ngoài đê sông Hồng và 5 phường ngoài đê sông Nhuệ. Để đảm bảo an toàn cho người dân khỏi bị ảnh hưởng lũ, Công an quận Bắc Từ Liêm đã di dời 963 hộ với 4.621 nhân khẩu ra khỏi nơi có nguy cơ mất an toàn đến các nhà văn hóa, trường học..

Lào Cai: 14 người chết, 12 người bị thương do mưa lũ
An ninh cơ sở

Lào Cai: 14 người chết, 12 người bị thương do mưa lũ

Theo báo cáo nhanh về tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 từ đêm 7.9 đến 9 giờ ngày 9.9.2024; trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 14 người chết, 1 người mất tích, 12 người bị thương; 444 nhà ở, hơn 700ha lúa, ngô, hoa màu, cây trồng, thủy sản bị thiệt hại. Ước thiệt hại ban đầu trên 40 tỷ đồng.

Hà Nội: Công ty Trung Thành, nhà thầu "quen mặt" liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Chương Mỹ
Địa phương

Hà Nội: Công ty Trung Thành, nhà thầu "quen mặt" liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Chương Mỹ

Trong những năm vừa qua, Công ty TNHH dịch vụ và đầu tư xây dựng Trung Thành trúng khoảng 22 gói thầu, trong đó tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 300 tỷ đồng. Đáng chú ý, hầu hết các gói thầu thầu trúng trên địa bàn huyện Chương Mỹ chỉ tiết kiệm cho ngân sách ở mức "cho có".