Trước đây, Chính phủ Ấn Độ đã trao quy chế ngôn ngữ cổ điển cho tiếng Tamil, tiếng Phạn, tiếng Telugu, tiếng Kannada, tiếng Malayalam và tiếng Odia.
Các ngôn ngữ cổ điển đóng vai trò bảo vệ di sản văn hóa sâu sắc và lâu đời của Ấn Độ, chứa đựng những giá trị cốt lõi lịch sử và văn hóa của mỗi cộng đồng.
Bằng việc trao quy chế này, chính phủ Ấn Độ mong muốn tôn vinh và bảo vệ các dấu mốc ngôn ngữ học trong bối cảnh văn hóa đa dạng của Ấn Độ, bảo đảm rằng các thế hệ tương lai có thể tiếp cận và trân trọng nguồn gốc lịch sử sâu sắc của các ngôn ngữ này.
Động thái này không chỉ củng cố tầm quan trọng của sự đa dạng ngôn ngữ mà còn thừa nhận vai trò quan trọng của những ngôn ngữ này trong việc định hình bản sắc văn hóa quốc gia.
Theo Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, ngôn ngữ Pali đại diện cho truyền thống phong phú, lịch sử văn hóa, di sản và văn học Ấn Độ và chính là ngôn ngữ được sử dụng để lưu lại lời răn dạy của Đức Phật và truyền bá trên toàn thế giới.
Quyết định trao quy chế ngôn ngữ cổ điển, vinh danh tiếng Pali, Prakrit và các ngôn ngữ cổ điển khác sẽ thúc đẩy việc bảo tồn, ghi chép và số hóa các văn bản cổ thông qua lưu trữ, dịch thuật, xuất bản và truyền thông số.
Một số tăng, ni, Phật tử Việt Nam vẫn sang Ấn Độ để học cao học ngành ngôn ngữ Pali nhằm hiểu hơn về lịch sử, lời dạy của Đức Phật và tiếp tục truyền bá tại Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.