Âm vang văn hóa Đông Sơn

Qua gần 100 năm phát hiện và nghiên cứu, các di vật của văn hóa Đông Sơn đã trở thành tư liệu sống động, phản ánh cuộc sống vật chất và tinh thần của người Việt hơn 2.000 năm trước. Văn minh Đông Sơn đã trở thành thành tố quan trọng cho việc lập nên quốc gia, dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào về tổ tiên thuở bình minh của lịch sử. 

Trống đồng Đông Sơn - di vật tiêu biểu của văn minh người Việt cổ

Năm 1924, tại làng Đông Sơn bên bờ sông Mã lịch sử (nay thuộc phường Hàm Rồng, Thanh Hóa), một cơn mưa lớn làm sạt lở bờ đất ven sông và làm lộ ra một số di vật đồ đồng thuộc nền văn hóa có niên đại hơn 2.000 năm trước. Những di vật này sau đó được một nông dân tình cờ phát hiện khi đi câu cá. Sự phát hiện mang tính ngẫu nhiên này đã mở ra thời kỳ mới trong nghiên cứu về thời kỳ sơ sử tại Việt Nam. 

Trống đồng Sao Vàng được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Ảnh: Th. Nguyên
Trống đồng Sao Vàng được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Ảnh: Th. Nguyên

Kể từ ngày đầu tiên di tích văn hóa Đông Sơn được phát hiện đến nay, trải qua một thế kỷ, với nhiều phát hiện mới cùng nỗ lực nghiên cứu không mệt mỏi từ nhiều thế hệ học giả trong và ngoài nước, đã dần làm sáng tỏ thêm bức tranh về nền văn hóa Đông Sơn, về thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc.

Hiện vật văn hóa Đông Sơn gồm nhiều chất liệu, như đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, đồ gốm, đồ thủy tinh, đồ gỗ, đồ xương... Trong số những loại hiện vật trên, nhiều nhất, đẹp nhất, có tính tiêu biểu là nhóm đồ đồng, được người xưa tạo ra với kỹ thuật đúc điêu luyện và trình độ thẩm mỹ cao. Trong đó, trống Đông Sơn được xem là di vật tiêu biểu cho văn minh của người Việt cổ thời dựng nước. Đến nay, hơn 500 trống Đông Sơn đã được tìm thấy, điển hình là trống Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa…

Tại tọa đàm “Âm vang Đông Sơn” do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức mới đây, PGS.TS. Phạm Minh Huyền (Viện Khảo cổ học) cho rằng, người Việt Nam vẫn tự hào với trống Đông Sơn tiêu biểu cho nền văn hóa Đông Sơn - nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ thời kỳ Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Tuy nhiên, ở Đông Nam Á lục địa và hải đảo, vùng Hoa Nam (Trung Quốc) đều phát hiện trống đồng. Các cuộc tranh luận, thảo luận về trống với kích thước lớn, hoa văn tinh xảo như vậy được đúc ra như thế nào vẫn thường xuyên diễn ra.

Theo PGS.TS. Phạm Minh Huyền, “với lòng yêu nước, thời gian dài nghiên cứu, chúng ta khẳng định văn hóa Đông Sơn của người Việt. Nhưng tự hào hơn, chúng ta đã tìm được khuôn đúc trống Đông Sơn. Đây là phát hiện quý hiếm, bởi khi đúc trống Đông Sơn, người xưa dùng đất sét làm khuôn, và để lấy trống ra, phải phá khuôn. Rất may mắn là nhà khảo cổ học người Nhật Nishimura Masanari nhiều lần quay trở lại Luy Lâu (Bắc Ninh) và đã phát hiện mảnh khuôn đúc trống vào năm 1998. Khi nhận được tin này và tận mắt nhìn mảnh khuôn đúc đó, chúng tôi rất cảm động, vì đó là minh chứng rõ ràng cho việc người Việt đã đúc trống Đông Sơn, thể hiện trình độ tài hoa của người dân đất Việt, cho thấy sức sống của trống Đông Sơn và người Việt đã thường xuyên sử dụng trống, ngay cả ở vùng đất từng là trị sở của quận Giao Chỉ thời nhà Hán”. 

Từ đó đến nay, Luy Lâu liên tục được nhiều cơ quan, đơn vị nghiên cứu khai quật. Các nhà khảo cổ đã phát hiện gần nghìn mảnh khuôn đúc trống đồng cùng số lượng lớn hiện vật liên quan đến hoạt động đúc đồng. Phát hiện quan trọng này đã minh chứng sức sống lâu bền của văn hóa Đông Sơn trong dòng chảy lịch sử dân tộc, giải đáp những bí ẩn liên quan đến phương pháp và kỹ thuật đúc trống đồng. 

Lan tỏa trong đời sống đương đại

Đến nay, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và làm rõ hàng trăm di tích Đông Sơn và tiền Đông Sơn trên lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu phân bố ở 3 lưu vực sông chính là sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ), sông Mã (Thanh Hóa) và sông Cả (Nghệ An). 

Qua 100 năm phát hiện và nghiên cứu, hàng trăm di tích cùng với khối di vật đồ sộ là minh chứng sinh động cho nguồn gốc bản địa, sự phát triển lâu dài, liên tục và trực tiếp từ các văn hóa tiền Đông Sơn (Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun) đến đỉnh cao văn hóa Đông Sơn và văn minh Đại Việt. Văn hóa Đông Sơn là cơ sở vật chất và là sự thể hiện sinh động “hình ảnh” nhà nước Văn Lang - Âu Lạc được hình thành và phát triển ở khu vực miền Bắc Việt Nam từ khoảng hơn 2.000 năm trước.

“Thế hệ sau hoàn toàn có thể tự hào về thành tựu của ông cha ta, đặc biệt là kỹ thuật đúc đồng đỉnh cao, thể hiện trên các hiện vật phát hiện ở di tích Đông Sơn, với những hiện vật cực kỳ đẹp, không chỉ cho thấy vật chất giàu có, mà thẩm mỹ, tinh thần của người Đông Sơn rất phát triển” - TS. Nguyễn Anh Thư nhận định. 

Ngoài di sản đồ sộ và phong phú với hơn 10.000 tài liệu hiện vật về văn hóa Đông Sơn đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, trong đó tiêu biểu là trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Sao Vàng… di vật thuộc văn hóa Đông Sơn cũng được lưu giữ ở các bảo tàng khác trong nước, nước ngoài và các sưu tập tư nhân.

GS.TS. Trịnh Sinh - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam khẳng định, Việt Nam có di sản đặc sắc là văn hóa Đông Sơn và trống đồng Đông Sơn. Các nhà khoa học thế giới công nhận trống đồng Đồng Sơn do người Việt cổ đúc lên và không ai tranh được "bản quyền". Hơn thế nữa, với di sản vật thể thuộc loại điển hình và quý nhất của gia sản tổ tiên để lại, chúng ta đã khai thác, phát huy giá trị rất tốt. Như trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York từ lâu đã bày phiên bản trống đồng Ngọc Lũ. Thế giới cũng đánh giá cao văn hóa Đông Sơn. Ở trong nước, hình tượng trống đồng Đông Sơn đã lan tỏa, được các họa sĩ khai thác nhiều nét hoa văn… Nhiều làng nghề đúc đồng đã có sản phẩm trống đồng làm quà tặng lưu niệm như làng nghề Trà Đông (Thanh Hóa), Đại Bái (Bắc Ninh)... 

Có thể khẳng định, các di sản của văn hóa Đông Sơn không chỉ được trân quý, gìn giữ, mà ngày càng phát huy giá trị trong đời sống đương đại. 

Văn hóa - Thể thao

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.